- Cơ chế kháng bệnh thụ động bao gôm: + Kháng bệnh do hình thái cấu tạo của cây + Kháng bệnh do chức năng sinh lý của cây + Kháng bệnh do đặc tính sinh hóa của cây
- Cây có các đặc tính làm cho mầm bệnh không tấn công được hoặc không gây hại được cây. - Đặc tính do bẩm sinh, dù có hay không có sự hiện diện của mầm bệnh.
1. Kháng bệnh do hình thái cấu tạo của cây
- Có tác dụng ở thời kỳ xâm nhập của ký sinh gây bệnh - Vai trò:
+ Ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh vào mô cây
+ Khống chế tốc độ di chuyển lan rộng của ký sinh trong mô cây - Đặc điểm của sự kháng bệnh do hình thái cấu tạo của cây
Độ dày của lớp cutin bao che bên ngoài biểu bì lá
Đối với các loại bệnh có đặc tính xâm nhập trực tiếp qua lớp cutin như bệnh phấn trắng, bệnh cháy lá lúa, bệnh đốm vòng cà chua. Bề dày, độc chắc của lớp cutin càng cao thì tính kháng bệnh của cây càng cao. VD: sự xâm nhập của bào tử nấm Macrosporium: ở quả non 100% nhiễm bệnh do độ chắc của lớp cutin kém; ngược lại ở quả già lớp cutin chắc gấp 2 lần thì hầu như không bị bệnh khi lây bệnh nhân tạo.
Đặc điểm của lớp lông, lớp sáp trên bề mặt ngoài của lá
Làm cho những giọt sương, giọt nước mưa khó bám dính đọng trên lá, thân, quả nên vi khuẩn và bào tử nấm không có điều kiện thuận lợi để di động, nảy mầm, xâm nhập và lây bệnh.
Gây khó khăn và không thích hợp cho các loại côn trùng chích hút môi giới.
Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA Page 112 tế bào biểu bì lá mầm bệnh.
Sự cứng rắn của vách tế bào biểu bì phía ngoài rất thay đổi ngay cả khi chúng cùng độ dày, tùy theo sự mộc hóa, sự hiện diện của acid silicic. VD: giống lúa Boku kháng bệnh cháy lá lúa là nhở có số lượng acid silicic trên đơn vị diện tích lá cao hơn các giống khác (giống nhiễm bệnh)
Cấu tạo của lớp mô bần (suberin)
Hình thành trước vị trí xâm nhiễm (Thân, rễ, trái non và cũng có thể ở lá và các bộ phận khác) do sự xâm nhiễm của tác nhân gây bệnh
Ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh do độ dày và dai của vách tế bào bần hóa xếp chặt vào nhau. Ở một vài loài cây, lớp này còn ngấm thêm lignin (chất gỗ) làm cứng rắng thêm
Ngăn chặn dinh dưỡng và nước làm cho mầm bệnh yếu đi, không phóng bào tử và chết
VD: võ củ khoai tây có nhiều tb hóa bần => kháng với bệnh ghẻ do vi khuẩn Streptomyces scabies
Số lượng, kích thước và hình dạng của khí khổng
Số lượng khí khổng ít, kích thước nhỏ, độ mở hẹp => ít bị bệnh VD: những giống cây có múi Citrius kháng bệnh loét do vi khuẩn
Xanthomonas campestris pv. citri tùy thuộc vào hình dạng của khí
khổng Ngoại hình của cây
Tán cây rậm rạp => tạo độ ẩm cao do giữ giọt sương, nước mưa => tạo điều thuận lợi cho bệnh
Tán cây thưa, thoáng gió, độ ẩm ít giúp cho cây tránh và chống bệnh
2. Kháng bệnh do chức năng sinh lý của cây
- Chức năng sinh lý của cây tỷ lệ với hoạt động gây bệnh từ đó quyết định khả năng nhiễm bệnh + Ăn khớp => nhiễm bệnh;
+ Không phù hợp => gây trở ngại cho ký sinh => không phát triển bệnh => Không nhiễm bệnh. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng bệnh của cây bao gồm:
Chế độ hoạt động của khí khổng
Giống nhiễm bệnh, khí khổng mở rộng ra ngay sau khi mặt trời lền và mở rộng suốt ngày.
Giống kháng bệnh khí khổng chỉ mở ra sau khi mặt trời lên rất lâu và chỉ mở ra sau một thời gian ngắn. Khả năng hàn gắn vết thương Hàn gắn nhanh sẽ giảm bớt cơ hội cho mầm bệnh
xâm nhập qua vết thương Sự trao đổi các chất
Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh
Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA Page 113
Đặc điểm nảy mầm của hạt giống
3. Kháng bệnh do đặc tính sinh hóa của cây
Độ chua của dịch tế bào
pH của dịch cây: ảnh hưởng đến tiến trình sinh lý của mầm bệnh, nhất là họat động enzyme => ảnh hưởng đến tính kháng/nhiễm bệnh của cây
pH dịch cây: ảnh hưởng đến các mầm bệnh nhạy cảm với pH như vi khuẩn
pH cao => VK phát triển mạnh và ngược lại => pH cây không thích hợp => cây không bị vi khuẩn tấn công (kháng bệnh)
VD: bệnh đốm đen quả cà chua do vi khuẩn Xanthomonas
vesicatoria gây ra, giai đoạn quả non – pH = 5 rất mẫn
cảm với bệnh; giai đoạn quả chín – pH = 4 – 4,6 hoàn toàn không bị bệnh
Các chất tích lũy trong tế bào cây
Có sẳn trong tế bào cây
Là các anthocyanin, alkaloids, các hợp chất phenol, tanin, chất kích thích sinh trưởng
Có khả năng ngăn cản sự phát triển của mầm bệnh VD:
- Củ tulip: kháng bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum f.
sp. tulipae) có chất tulipalin và tuliposid có tính diệt nấm
- Hành tây vỏ đỏ: kháng bệnh thán thư (Colletotrichum
circinans) chứa 2 chất pyrocatechol và protocatechuic
acid ngăn chặn sự phát triển của nấm gây bệnh; giống hành có vỏ trắng không có các hợp chất này => nhiễm bệnh
Kháng bệnh do thiếu các chất cần thiết cho mầm bệnh