Tình trạng sinh trưởng và sức sống của ký chủ, thời kỳ tiềm dục của bệnh dài, ngắn, bệnh nặng/nhẹ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG TS. VÕ THỊ THU OANH ĐHNLTPHCM (Trang 95 - 97)

nặng/nhẹ.

1.2.2 Ẩm độ

- Ẩm độ ảnh hưởng dưới dạng nước mưa, nước tưới trên bề mặt cây, xung quanh rễ, ẩm độ tương đối trong không khí và sương.

- Ảnh hưởng sự phát sinh và phát triển của bệnh cây.

- Lượng mưa, sự phân bố mưa trong năm ảnh hưởng đến mức độ, sự trầm trọng của bệnh và cả sự phát sinh bệnh. VD: bệnh sương mai khoai tây, sương main ho, ghẻ trái táo xảy ra trầm trọng trong những vùng có lượng mua cao và ẩm độ tương đối cao trong suốt mùa vụ.

- Ảnh hưởng của sự nảy mầm bào tử nấm ở các bộ phận trên mặt đất. VD: Pyricularia oryzea

cần có một màng nước mỏng trên mô ký chủ để nẩy mầm. - Ẩm độ đất bảo hòa: bệnh trầm trọng:

+ Ẩm bệnh sinh sản, di chuyển dễ dàng + Giảm khả năng chống chịu của ký chủ

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA Page 96 - Giữ vai trò quan trọng trong việc phân tán và lan truyền mầm bệnh

- Làm tăng tính mẫm cảm của cây ký chủ đối với mầm bệnh

1.2.3 Gió

- Lan truyền, phát tán mầm bệnh

- Gió, mưa: phóng thích bào tử, vi khuẩn từ các mô bệnh đi xa => bệnh nặng - Gây vết thương

- Ưu điểm: làm khô nhanh bề mặt ký chủ => bất lợi cho mầm bệnh

1.2.4 Ánh sáng

- Cường độ, thời gian chiếu sáng: tăng hoặc giảm tính mẫn cảm của cây + Thấp: cây yếu, dễ bị vi sinh vật tấn công

+ Trực xạ, mạnh: nhiều loài vi khuẩn không phát triển

+ Ánh sáng mạnh, dài ngày: một số nấm rút ngắn thời kỳ ủ bệnh

1.2.5 pH

- Ảnh hưởng đến sự phát sinh, mức độ trầm trọng do mầm bệnh trong đất gây ra. VD: bệnh sưng rễ bắp cải hại nặng khi pH < 5; bệnh ghẻ củ khoai tây gây hại nặng pH = 5,2 – 8,0

- pH đất thay đổi: cây hấp thu dinh dưỡng kém => cây yếu, dễ bị bệnh

1.2.6 Ảnh ưởng của các chất dinh dưỡng

- Sức đề kháng của ký chủ tốt: dinh dưỡng hợp lý – tăng cường sức sống và sức chống chịu bệnh, hạn chế phát triển nhưng cũng có thể làm cây dễ mắc bệnh hơn.

- Dư thừa hay thiếu dinh dưỡng: cây dễ bị vi sinh vật tấn công

+ Dư N làm cây tiếp tục tăng trưởng, thân mọng nước, cây chậm hóa già, kéo dài thời gian sinh trưởng, tạo điều kiện cho ký sinh gây bệnh. VD: bón quá nhiều N vô cơ cho lúa, cây dễ bị vi khuẩn, bệnh bạc lá vi khuẩn; ở thuốc lá dư N tăng mức độ nhiễm bệnh đối với vi khuẩn

Pseudomonas tobacci hay TMV.

+ Thiếu N cây mọc yếu, mau già và dễ bị các mầm bệnh thích hợp với trạng thái cây như thế gây bệnh. VD: lúa thiếu N dễ bị đốm nâu do Helminthosporium oryzea.

- Tác động của các chất dinh dưỡng khác cũng rất quan trọng nhưng khá biến đổi. Có khi làm tăng bệnh cũng có khi làm giảm bệnh. VD: bón lân cao làm tăng tính kháng bệnh của cây như: thuốc lá với vi khuẩn Pseudomonas tobacci, cây cà chua bị héo xanh do Fusarium oxysporum, nhưng làm giảm tính kháng của thuốc lá vơi virus TMV và dưa leo với virus CMV.

Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA Page 97

- Khi cây được cung cấp dưỡng liệu một cách cân đối nhưng nếu nồng độ vượt quá một mức nào đó cũng làm cho cây bị bệnh. VD: bệnh phấn trắng Erysiphe trên cây đậu phát triển mạnh khi cây nhận được một chế độ dinh dưỡng cân đối nhưng ở mức cao.

1.7 Tóm lại

- Điều kiện ngoại cảnh tác động đến cây trồng và mầm bệnh Tác động của điều kiện ngoại cảnh

Tình trạng dịch bệnh Lên cây trồng Lên mầm bệnh

Thuận lợi Không thuận lợi Không thể xảy ra

Thuận lợi Thuận lợi Dịch bệnh sẽ xảy ra

Không thuận lợi Thuận lợi Có bệnh nhưng không thành dịch

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG TS. VÕ THỊ THU OANH ĐHNLTPHCM (Trang 95 - 97)