Cây tạo ra cấu trúc đặc biệt

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG TS. VÕ THỊ THU OANH ĐHNLTPHCM (Trang 114 - 116)

- Khi bị mầm bệnh tấn công, cơ chế kháng được tăng cường => đủ chống lại mầm bệnh khi bị tấn công

1. Cây tạo ra cấu trúc đặc biệt

Sự hình thành tầng mô rỗng (cork layer)

Hình thành xung quanh vùng mô bị bệnh Vai trò:

- Ngăn chặn sự lan rộng của chất độc do mầm bệnh tiết ra - Ngăn cản dưỡng chất và nước đến vùng bị xâm nhiễm => mầm bệnh bị thiếu dưỡng chất và nước => chết dần

- Không cho mầm bệnh tiến xa hơn VD:

- Bệnh đốm lá củ cải đường (Cercospora beticola) - Bệnh đốm lá dâu tây (Mycosphaerella fagariae) - Bệnh ghẻ táo (Venturia inaequalis)

- Bệnh ghẻ bột khoai tây (Spongospora subterranea)

- Bệnh đốm vi khuẩn cà chua (Xanthomonas campestris pv.

vesicatoria)

- Bệnh ghẻ khoai tây (Streptomyces scabies)

Ở các giống kháng bệnh: triệu chứng bệnh là những đốm nhỏ đồng dạng, đồng kích thước trên lá

Mô bệnh bị các mô khỏe nằm ở phía dưới đẩy ra ngoài, tạo thành một vết sẹo, tróc ra => loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh khỏi cây ký chủ

Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA Page 115

Sự hình thành tầng mô rỗng ở củ khoai tây sau khi nhiễm nấm

Rhizoctonia solani

Sự hình thành tầng rụng (abscission layers)

Tầng tế bào tách rời, gây ra sự rụng của phần lá phía dưới (bao gồm cà phần chưa bị nhiễm bệnh).

Tầng rụng: hình thành phía trên vùng bị xâm nhiễm Vai trò:

- Loại bỏ mầm bệnh ra khỏi cây, bảo vệ phần lá còn lại không bị mầm bệnh tiếp tục xâm nhiễm

Sự hình thành tầng rụng

Sự hình thành các nút chặn tylose trong mạch dẫn

Nút chặn tylose: tế bào chất của các tế bào nhu mô kế cận mạch mộc rịn ra, tiết vào mạch mộc qua các lỗ ở dọc theo vách của mạch mộc, phình to dần ra

Nút chặn tylose: có vách cellulose nhiều kích cỡ, số lượng lớn, có thể đóng kín mạch môc lại => ngăn cản mầm bệnh tiến tới phía trước

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA Page 116 Giống kháng: các nút chặn hình thành nhanh, nhiều

Giống nhiễm: các nút chặn hình thành chậm, ít hơn.

Sự hình thành chất keo, nhựa dẽo – Chất gôm (gum)

Chất keo được cây tiết ra xung quanh vết bệnh, vết thương => chiếm đóng các khoảng gian bào, quanh điểm xâm nhiễm => vùng chất keo bao xung quanh vết bệnh

Mầm bệnh bị cô lập, đói dần => chết

Chất keo: xi-măng gắn chặt các tế bào cây lại với nhau => chống sự lan nhiễm của mầm bệnh

Phổ biến ở các cây ăn trái có hạt cứng như đào, lê

Ví dụ: cây gòn bị nấm Phytophthora sp. tấn công tiết ra chất keo bao vây vết bệnh. (Chất keo – mủ gòn: dùng để giải khát)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG TS. VÕ THỊ THU OANH ĐHNLTPHCM (Trang 114 - 116)