Biện pháp canh tác

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG TS. VÕ THỊ THU OANH ĐHNLTPHCM (Trang 124 - 125)

II. Các nhóm biện pháp phòng trừ bệnh cây

2. Biện pháp canh tác

- Nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự sinh trường phát triển của cây trồng cũng như thiên địch tự nhiên của vi sinh vật gây bệnh và không thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển, tích lũy và lây lan của vi sinh vật gây bệnh.

2.1 Luân canh cây trồng

- Luân canh với các loại cây không phải là ký chủ của bệnh ngăn cản sự tích lũy, sinh sản và làm giảm sút số lượng nguồn bệnh ở trong đất.

- Tạo điều kiện cách ly về không gian và thời gian giữa cây ký chủ với vi sinh vật gây bệnh, giữa các diện tích gieo trồng cây ký chủ, nhờ đó mức độ phá hại của bệnh giảm nhẹ.

- Có tác dụng cải tạo đất, tạo điều kiện tốt cho cây trồng sinh trưởng, đẩy mạnh sự hoạt động và tích lũy các vi sinh vật đối kháng ở trong đất, các chất bài tiết từ rễ các loại cây được vào chế độ luân canh. Sử dụng hợp lý chất dinh dưỡng trong đất, đảm bảo cây sinh trưởng tốt, sức sống cao, tăng sức đề kháng cho cây.

2.2 Kỹ thuật làm đất

- Cày vùi lớp đất sâu 15 – 20cm để làm mất sức nảy mầm của nấm hạch, các loại tàn dư lá bệnh mau mục, cung cấp nhiều năng lượng cho hệ vi sinh vật đất sống trong đất và các vi sinh vật khác có khả năng đối kháng với mầm bệnh.

- Kỹ thuật lên luống đất cao hay thấp, thoát nước hay không thoát nước đều có tác dụng ảnh hưởng tới mức độ bị bệnh của cây trồng (bệnh lỡ cổ rễ).

- Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng cường sức chống chịu của cây.

2.3 Bón phân

- Dùng phân đúng kỹ thuật làm thay đổi tính chất đất, tăng tính giữ ẩm, tạo ra chế độ nước – không khí – nhiệt của đất thích hợp, thay đổi cấu tạo và tính chất sinh lý của cây.

Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA Page 125

- Bón phân NPK cân đối kết hợp bón vôi, phân chuồng, nguyên tố vi lượng có tác dụng tăng cường sức sống và sức chống bệnh, hạn chế điều kiện bệnh phát triển, nhất là có tác dụng chữa trị một số bệnh lý.

- Phân đạm: bón quá nhiều làm giảm độ dày lớp cutin, làm cây sinh trưởng mạnh (tích lũy nhiều đạm tự do trong cây), kéo dài, ảnh hưởng tới tính cảm nhiễm và tính chống bệnh của cây (bệnh đạo ôn, bạc lá lúa), khả năng bảo quản các loại củ giống (rau quả, khoai tây, hành).

- Phân lân và kali sử dụng đúng kỹ thuật, làm tăng sức chống bệnh của cây, điều hòa sự tác động của phân đạm, tăng sự phát triển và hoạt động của bộ rễ, tăng sự tổng hợp gluxit trong cây.

2.4 Thời vụ gieo trồng

- Chọn thời vụ gieo trồng thích hợp, giúp cây tránh được bệnh, cây trồng sinh trưởng vượt qua giai đoạn mẫn cảm bệnh trước hoặc sau thời kỳ có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh. VD: khoai tây trồng vụ xuân hè sớm hoặc muộn, bệnh nhẹ hơn khi trồng chính vụ đại trà…

- Kỹ thuật gieo trồng: nếu gieo quá sâu, hạt mọ mầm chậm, yếu, dễ bị bệnh ngay ở trong đất cho tới khi cây mọc.

2.5 Chế độ nước tưới

- Hợp lý => cây sinh trưởng tốt => khống chế bệnh.

- Không hợp lý => làm lây lan bệnh => làm thay đổi tiểu khí hậu có lợi cho bệnh phát triển.

2.6 Vệ sinh đồng ruộng

- Bao gồm: tiêu hủy tàn dư cây bệnh, diệt cỏ dại, khử trùng đất.

- Tác dụng: phòng trừ bệnh hại, tiêu diệt nguồn bệnh, ngăn chặn bệnh truyền lan.

2.7 Ưu khuyết điểm của biện pháp canh tác 2.7.1 Ưu điểm 2.7.1 Ưu điểm

- Không tốn kém, dễ thực hiện và kết hợp dễ dàng với các biện pháp phòng trừ bệnh khác, không có ảnh hưởng xấu như biện pháp hóa học.

2.7.2 Khuyết điểm

- Mang tính chất phòng ngừa bệnh là chủ yếu, do đó phải được tiến hành trước rất nhiều so với sự biểu hiện tác hại thực sự của bệnh, cùng một biện pháp canh tác, khi thực hiện có thể làm giảm loại bệnh này, nhưng lại làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh khác.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG TS. VÕ THỊ THU OANH ĐHNLTPHCM (Trang 124 - 125)