Tạo năng lượng (liên kết cao năng của ATP) cần cho các hoạt động sinh học của tế bào

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG TS. VÕ THỊ THU OANH ĐHNLTPHCM (Trang 92 - 95)

- Cũng giống quan hợp, hô hấp cũng có vị trị quan trọng trong đời sống của cây, do đó bất kỳ sự tác động của ký sinh vật vào quá trình hô hấp đều làm cây bị bệnh.

- Thường là làm tăng cường độ hô hấp:

+ Tăng các hoạt động phòng thủ (tạo nhiều enzyme, các hợp chất phenolic...) + Sử dụng năng lượng không hiệu quả.

3. Biến đổi tính thấm của màng tế bào

- Tính thẩm thấu của màng tế bào bị biến đổi =>không kiểm soát được sự lưu thông các chất vào và ra tế bào

- Chủ yếu do tác động của độc tố.

4. Biến đổi sự thấm hơi nước

- Cường độ thoát hơi nước có thể tăng do sự phá vỡ độ thẩm thấu của màng tế bào, sự tổn thương của lớp tế bào bảo vệ bề mặt (biểu bì, khí khổng).

Nấm Oidium (bệnh phấn trắng bầu bí) phá hủy tầng cutin và tế bào biểu bì

Nấm Puccinia maydis (bệnh gỉ sắt ngô) phá hủy nhiều khí khổng

Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA Page 93

5. Biến đổi sự vận chuyển nước

- Sự vận chuyển nước bị giảm sút rõ rệt do rễ bị tổn thương, mạch xylem bị vít tắc.

Mạch xylem bị vít tắc - cà chua bị héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum

6. Biến đổi sự vận chuyển nhựa luyện

- Sự vận chuyển sản phẩm hữu cơ được tổng hợp từ lá bị suy giảm do mạch libe bị hủy hoại.

Thân cây có múi bị loét (tầng libe bị phá hủy) do vi khuẩn Xanthomonas citri

7. Biến đổi sự chuyển hóa đạm, gluxit, chất điều hòa sinh trưởng

- Lượng đạm, gluxit tổng số bị giảm sút (do tăng tốc độ dị hóa) - Acid amin tự do tăng (cần cho dinh dưỡng của tác nhân gây bệnh)

Nốt sưng trên rễ cà chua do tuyến trùng

Meloidogyne sp.

Thối rễ và gốc cây đậu do nấm

Fusarium solani f. sp. phaseoli

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA Page 94 - Các chất điều hòa sinh trưởng:

+ U sưng trên thân cây hoa hồng do vi khuẩn Agrobacterium tumerfaciens. T-DNA của vi khuẩn: Auxin: tăng kích thước tế bào; Cytokinin: tăng phân chia tế bào.

8. Ảnh hưởng đến sự sao chép và giải mã acid nhân

- Tác động đến sự sao chép DNA của tế bào cây

- Tăng hoạt động của ribonuclease => phân giải RNA của tế bào cây - Hàm lượng RNA trong cây gia tăng.

BÀI 6: SINH THÁI VÀ DỊCH BỆNH CÂY I. Sinh thái bệnh cây I. Sinh thái bệnh cây

1.1 Điều kiện cơ bản phát sinh bệnh cây

- Bệnh truyền nhiễm phát sinh là kết quả của quá trình tác động phức tạp giữa: cây trồng – tác nhân gây bệnh – điều kiện ngoại cảnh => tam giác bệnh.

- Điều kiện cơ bản để phát sinh phát triển của bệnh truyền nhiễm là: + Cây trồng ở giai đoạn mẫn cảm với bệnh;

+ Nguồn bệnh đạt tới mức xâm nhiễm tối thiểu;

+ Điều kiện ngoại cảnh phù hợp cho quá trình xâm nhiễm và phát triển bệnh.

Bệnh

Tác nhân gây bệnh

- Tính độc

- Số lượng nguồn bệnh Độ dài mỗi cạnh là tổng các

điều kiện của mỗi thành

Môi trường - Nhiệt độ - Độ ẩm không khí - Độ ẩm đất - pH đất Ký chủ - Kháng/nhiễm

Nội dung được lấy từ Bài giảng môn Bệnh cây Đại cương của TS. Võ Thị Thu Oanh

Nguyễn Minh Thắng – 13145174 – DH13BVA Page 95

1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến sự phát sinh phát triển bệnh 1.2.1 Nhiệt độ 1.2.1 Nhiệt độ

- Ảnh hưởng đến sự nảy mầm của bào tử và giai đoạn xâm nhập vào cây. - Tác động đến sự phát triển của bệnh:

+ Nhiệt độ tối thích => bệnh phát triển nhanh nhất hay chu kỳ bệnh ngắn nhất. + Nhiệt độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

- Ảnh hưởng sự phân bố phát sinh bệnh + Sinh sống và thực hiện hoạt động sống + Hoạt động sinh trưởng phát triển.

- VD: bệnh sương mai khoai tây do Phytophthora infestans phát triển ở những vùng mát mẽ, nhiệt độtương đối thấp; những nơi nhiệt độ cao phổ biến bệnh héo xanh họ cà do nấm Ralstonia sonacearum

- Ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh sau xâm nhiễm

+ Nhanh, chu kỳ bệnh ngắn khi nhiệt độ môi trường tối thích cho mầm bệnh

+ Sự xâm nhiễm, sinh sản tái tạo của virus trong cây: dễ dàng/bất lợi; khả năng tái tạo; kiểu triện chứng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG TS. VÕ THỊ THU OANH ĐHNLTPHCM (Trang 92 - 95)