Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 53)

Huyện Lâm Bình mới được thành lập cách đây 5 năm, thuộc huyện vùng sâu, vùng xa, được nhà nước đầu tư trước hết là giao thông đi lại thuận tiện hơn trước đây rất nhiều. Tuy vậy sự nghèo khó vẫn đeo bám huyện Lâm Bình, vì khi huyện mới được thành lập gồm 5 xã nghèo của huyện Na Hang và 03 xã khó khăn nhất của huyện Chiêm Hóa. Đất rộng chủ yếu là núi, rừng phòng hộ hồ thủy điện Na Hang. Dân cư thưa, khi mới thành lập có tới 71% hộ nghèo. Sau 5 năm phát triển tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 37%, thu nhập bình quân chỉ đạt 13 triệu đồng/người/năm. Nhìn tổng thể, huyện Lâm Bình là huyện thuần nông, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, chưa có sản phẩm hàng hóa, làm chưa đủ ăn. Tuy vậy Lâm Bình đã huy động các

43

nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, các công trình dân sinh như trường học, trạm y tế xã, phát triển kinh tế theo hướng kinh tế lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa hướng vào những cây, con có hiệu quả kinh tế. Lợi thế của Lâm Bình là tiềm năng du lịch chưa được phát huy. Thiên nhiên ban tặng cho Lâm Bình hệ sinh thái đa dạng có nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, có hồ thủy điện Na Hang, sơn thủy hữu tình. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lâm Bình lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2015-2020) đã xác định phát triển du lịch gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Mặc dù về điều kiện kinh tế - xã hội của Lâm Bình còn khó khăn, nhưng ngành giáo dục huyện Lâm Bình nỗ lực vượt khó khăn, đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với nhân dân, chính quyền địa phương để cùng tháo gỡ, khắc phục khó khăn. Bởi vậy công tác giáo dục trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 53)