Xây dựng kế hoạch KTNB trườngTiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 41)

Theo Harold Koontz trong cuốn sách “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” thì lập kế hoạch là “quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm cái đó”. Không những thế việc xây dựng kế hoạch KTNB trường học giúp nhà quản lý thống nhất tầm nhìn, hướng về mục tiêu chung của các trường Tiểu học, từ đó sẽ thiết kế các hoạt động, phân phối các nguồn lực để đạt dược các mục tiêu đã đề ra của nhà quản lý. Như vậy có thể thấy việc xây dựng kế hoạch KTNB có vai trò quan trọng, là khâu đầu và không thể thiếu trong công tác quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học.

Do tính chất của hoạt động KTNB trường học vừa phải mang tính tổng thể, vừa kiểm tra các mặt (theo chuyên đề), đồng thời phải đảm bảo là kế hoạch trung hạn (kế hoạch xây dựng cho 3 năm), ngắn hạn (01 năm và từng thời điểm trong năm) để đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển của các trường Tiểu học trong một giai đoạn nhất định. Vì vậy nội dung kế hoạch KTNB trường Tiểu học phải phản ánh được tính chất nêu trên của hoạt động KTNB trường Tiểu học.

1.6.1.1. Nội dung của Kế hoạch KTNB trường Tiểu học gồm

29

các mục tiêu cụ thể. Việc xác định mục tiêu chung được căn cứ vào mục tiêu chung của hệ thống đối với công tác KTNB trường học, người quản lý sẽ xác định các mục tiêu cụ thể phù hợp với hệ thống các trường Tiểu học thuộc phạm vi quản lý. Cụ thể:

- Mục tiêu chung của quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học: Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch KTNB trường Tiểu học, nhằm phát hiện, phòng ngừa và xử lý kịp thời những sai phạm trong hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.

- Mục tiêu cụ thể: Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học; tổ chức thực hiện thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học trong phạm vi quản lý; hoạt động KTNB trường Tiểu học phải được thực hiện thường xuyên, nội dung kiểm tra phải phù hợp với từng đối tượng kiểm tra;

* Xây dựng các hoạt động thực hiện từng mục tiêu: Để đạt được các

mục tiêu đề ra, nhà quản lý giáo dục phải xây dựng các hoạt động cần thiết, tương ứng với từng mục tiêu. Các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đã định gồm:

- Xây dựng quy trình tổ chức quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học; - Tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học;

- Đổi mới phương pháp quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học; - Tổng kết, phổ biến kinh nghiệm quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học;

- Kiểm tra đánh giá công tác KTNB trường Tiểu học.

* Xác định cơ chế điều kiện để thực hiện các hoạt động nhằm thực hiện

các mục tiêu đã đề ra. Do vậy nhà quản lý phải phân bổ các nguồn lực về: Nhân sự, cơ chế, điều kiện để thực hiện; tăng cường các điều kiện vật chất

30

cho công tác quản lý hoạt động KTNB trường Tiểu học; cụ thể hơn phải xác định được hoạt động nào cần điều kiện thực hiện gì về cơ chế, về điều kiện tài chính, vật chất, về số lượng nhân sự là bao nhiêu…

* Đồng thời phải đưa ra thời gian thực hiện cho từng hoạt động: Thời

gian bắt đầu và kết thúc một hoạt động cụ thể.

* Kết quả đầu ra cần đạt được: Hoạt động KTNB chỉ thực sự đạt hiệu

quả khi Hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức về hoạt động KTNB trường Tiểu học, đẩy mạnh thực hiện chủ trương tự kiểm tra. Các hoạt động KTNB trường Tiểu học phải được thực hiện thường xuyên và phải được thực hiện một cách tổng thể, kết hợp với kiểm tra theo chuyên đề và có nội dung phù hợp với từng đối tượng kiểm tra và trọng tâm là nâng cao chất lượng dạy và học. Đội ngũ tham gia thực hiện KTNB trường học ngày càng nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp. Hoạt động KTNB thúc đẩy Hiệu trưởng các trường sử dụng các dữ liệu thông tin trong cải thiện các hoạt động dạy và học trong trường tiểu học, đồng thời điều chỉnh các quyết định quản lý dựa trên kết quả khách quan, khoa học của hoạt động KTNB trường Tiểu học.

1.6.1.2. Khung logic để xây dựng kế hoạch

Với những nội dung nêu trên của kế hoạch KTNB trường học, thường sử dụng phương pháp khung logic để xây dựng kế hoạch tổng thể cho một giai đoạn nhất định lại vừa đảm bảo thực hiện kiểm tra theo các chuyên đề cần thiết của quản lý giáo dục. Dưới đây là mẫu khung logic để xây dựng kế hoạch KTNB trường Tiểu học.

TT Mục tiêu Hoạt động Cơ chế, điều kiện thực hiện Thời gian Kết quả đầu ra cần đạt đƣợc I MT chung HĐ 1. MT cụ thể HĐ 1 2 HĐ 2 … ….

31

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 41)