Tổ chức quản lý hoạt động KTNBở các trườngTiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 41 - 45)

Đó là các hoạt động được tiến hành sau khi kế hoạch đã được xây dựng nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Thực chất đây là quá trình tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu đã được đề ra trong kế hoạch KTNB trường Tiểu học của nhà quản lý.

* Trước hết cần xây dựng quy trình KTNB trường Tiểu học nhằm thống

nhất chung trong hệ thống về quy trình kiểm tra. Quy trình này gồm các bước: - Chuẩn bị kiểm tra: Xây dựng nội dung kiểm tra tổng thể, nội dung kiểm tra theo chuyên đề; xác lập chuẩn và phương pháp đo thành tích; xác định hình thức kiểm tra: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra tổng thể, kiểm tra theo chuyên đề; lựa chọn lực lượng kiểm tra: Lực lượng kiểm tra phải đảm bảo là những nhà quản lý và giáo viên giỏi chuyên môn, nắm vững nghiệp vụ, quy trình kiểm tra nội bộ trường tiểu học, đảm bảo phẩm chất đạo đức, chính trị, khách quan, dân chủ trong quá trình thực hiện các hoạt động KTNB trường học; phân công nhân sự theo kế hoạch, nội dung kiểm tra đã được xây dựng; phân bổ các nguồn lực: điều kiện vật chất, cơ chế, nhân sự thực hiện kiểm tra. Cần xác định cụ thể cơ chế phân cấp quản lý hoạt động kiểm tra, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các nhân sự trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra.

- Tiến hành kiểm tra: Sử dụng các phương pháp, hình thức kiểm tra đã xác định phù hợp với từng đối tượng kiểm tra; thực hiện xem xét, đo lường thành tích, thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra; việc đo lường được xác định trên cơ sở nội dung kiểm tra đã được xác định theo từng đối tượng kiểm tra.

- Đánh giá: Căn cứ vào thông tin thu thập được, đối chiếu với chuẩn để đưa ra kết luận cụ thể đối với từng đối tượng kiểm tra theo các nội dung kiểm tra đã xác định; trên cơ sở các thông tin thu được, lực lượng kiểm tra và nhà quản lý tiến hành họp, phân tích, đối chiếu với chuẩn để đưa ra các kết luận phù hợp; thông thường các kết luận được đưa ra dưới dạng: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu, Kém (đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên thông qua dự giờ,

32

hồ sơ, sổ sách, công tác chủ nhiệm và các hoạt động sư phạm, hoặc đối với chất lượng học của học sinh); đối với kết luận kiểm tra về tài chính, sử dụng, quản lý cơ sở vật chất nhà trường thường được đưa ra dưới dạng tỷ lệ %;

- Tư vấn, thúc đẩy, điều chỉnh: Căn cứ vào kết quả kiểm tra, nhà quản lý thúc đẩy việc phát huy những thành tích tốt của trường tiểu học, kịp thời tư vấn, điều chỉnh để uốn nắn, xử lý nhũng điểm còn hạn chế sau kiểm tra của trường tiểu học. Điều chỉnh các hoạt động sau KTNB trường tiểu học là những tác động bổ sung trong quá trình quản lý để khắc phục những sai lệch giữa thực hiện hoạt động giáo dục so với mục tiêu, kế hoạch nhằm không ngừng cải tiến hoạt động; trong trường hợp này việc điều chỉnh là cần thiết. Nguyên tắc điều chỉnh hoạt động sau KTNB trường tiểu học cần tuân theo nguyên tắc: Chỉ điều chỉnh khi thực sự cần thiết; khi điều chỉnh cần căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch để điều chỉnh, tránh điều chỉnh một cách tùy tiện; kết hợp và lựa chọn phương pháp khi thực hiện điều chỉnh cho phù hợp; phải tính trước được ảnh hưởng sau điều chỉnh đến hoạt động của nhà trường.

* Chỉ đạo điều hành hoạt động KTNB trường tiểu học

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra: Ngay từ đầu năm Hiệu trưởng đã chỉ đạo Hiệu phó chuyên môn lên kế hoạch KTNB trường học và công khai trước Hội đồng sư phạm. Kế hoạch được thiết kế bằng biểu bảng và được treo ở văn phòng, trong đó ghi rõ thời gian, nội dung và đối tượng được kiểm tra;

- Xây dựng được lực lượng kiểm tra: Hiệu trưởng quyết định thành lập Ban kiểm tra, Trưởng Ban kiểm tra là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng; thành viên ban kiểm tra phải là người thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín, sáng suốt và linh hoạt trong công việc; các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm;

- Phân cấp trong kiểm tra: Trong nhà trường, Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra gián tiếp hay kết hợp cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ: Kiểm tra trực tiếp tài chính: Hiệu trưởng, kế

33

toán, thủ quỹ; thanh tra nhân dân giám sát. Kiểm tra tài sản: Kế toán báo cáo cụ thể bằng văn bản về tất cả các khoản tài sản nhà trường… so sánh với tài sản đầu năm nếu không phù hợp phải làm biên bản thanh lý (nếu không phải là tài sản cố định).

- Xây dựng chuẩn kiểm tra: Muốn kiểm tra, người kiểm tra phải có chuẩn để theo đó mà so sánh, đánh giá hoạt động của con người và các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị. Ví dụ: chuẩn đánh giá trường học, chuẩn đánh giá giáo viên, chuẩn đánh giá học sinh, chuẩn đánh giá tiết dạy. Chuẩn bao gồm hai yếu tố: Định lượng và định tính. Những cơ sở để xây dựng chuẩn kiểm tra nội bộ trường học là: Hệ thống các văn bản pháp luật, văn bản pháp quy của nhà nước, hướng dẫn, chế độ chính sách có liên quan (Luật giáo dục; Điều lệ trường tiểu học; tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy; chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học…); kế hoạch nhà trường, kế hoạch chuyên môn; đặc điểm tình hình của nhà trường… để xây dựng chuẩn kiểm tra phù hợp với đơn vị của mình. Tuy nhiên việc áp dụng chuẩn trong kiểm tra còn tùy thuộc rất nhiều vào năng lực, phẩm chất của kiểm tra viên.

- Xây dựng chế độ kiểm tra: Xây dựng chế độ kiểm tra là một công việc rất quan trọng trong KTNB trường Tiểu học. Chế độ kiểm tra hợp lý sẽ có tác dụng tích cực, thúc đẩy công việc mà không nặng nề, cản trở công việc. Ở trường Tiểu học Hiệu trưởng quy định quy chế làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc mỗi kiểm tra viên.

- Chỉ đạo thực hiện nội dung công tác kiểm tra: Hiệu trưởng sẽ chỉ đạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Ra các quyết định về kiểm tra (quyết định thành lập Ban kiểm tra, xác định nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra…); hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá; điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra; hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ và nhân viên trong trường thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra.

34

Trên cơ sở Kế hoạch KTNB đã được xây dựng, Hiệu trưởng tổ chức họp Ban KTNB của nhà trường để triển khai kế hoạch. Giao trách nhiệm cho các thành viên cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra để thực hiện trong từng tuần của mỗi tháng, để tiến hành công tác kiểm tra theo sự phân công đúng với trình tự, thủ tục kiểm tra.

+ Đối với công tác kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:

Chuẩn bị: Ðối tượng kiểm tra được thông báo trước theo kế hoạch. Các thành viên trong ban kiểm tra được thông báo trước, được cung cấp các loại hồ sơ (biên bản kiểm tra, phiếu dự giờ, đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá,..);

Tiến hành kiểm tra: Kiểm tra dự giờ trên lớp; kiểm tra các loại hồ sơ giảng dạy của giáo viên và hồ sơ khác có liên quan để đánh giá việc thực hiện các quy chế chuyên môn; kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh; thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: chủ nhiệm lớp, kiêm nhiệm khác; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;

Kết thúc kiểm tra: Hoàn thành hồ sơ (gồm biên bản, phiếu dự giờ, phiếu đánh giá tiết dạy…).

+ Đối với kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn cần thực hiện các nội dung: Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng; kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn (Sổ kế hoạch, biên bản họp tổ, sổ theo dõi giáo viên, sổ chuyên đề, các loại báo cáo của tổ, chất lượng học sinh của các lớp trong tổ, đánh giá các tiết dự giờ và công tác khác);

+ Đối với kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính cần thực hiện các nội dung: Kiểm tra khuôn viên, đất đai, cảnh quan, môi trường, nhà cửa, phòng làm việc, lớp học của trường; kiểm tra bàn ghế, bảng, giá sách, tủ: kiểm tra thiết bị dạy học, thiết bị dạy học bao gồm các đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học; kiểm tra thư viện; kiểm tra tài chính (kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo tài chính; kiểm tra việc thu chi các nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngân sách; kiểm tra việc chấp hành các thể lệ, chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính và thu nộp ngân sách);

35

+ Đối với kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính,bao gồm: Kiểm tra việc soạn thảo, luân chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến; kiểm tra việc quản lý con dấu; kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, giáo vụ; kiểm tra công tác nội trú, bán trú (nếu có);

+ Đối với kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ nội trú, bán trú, bao gồm: Kiểm tra hoạt động của bộ phận nuôi dưỡng, chăm sóc; kiểm tra kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh;

+ Đối với kiểm tra học sinh: Kiểm tra toàn diện một học sinh; kiểm tra tập thể lớp học sinh. Trong công tác quản lý nhà trường, Hiệu trưởng phải tiến hành kiểm tra tập thể lớp học sinh toàn diện hoặc theo chuyên đề. Từ việc kiểm tra này mà Hiệu trưởng nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện chung của một lớp, một khối lớp cũng như toàn trường và thấy được tác động giáo dục đồng bộ của tập thể sư phạm trong giảng dạy, giáo dục.

- Tổng hợp, điều chỉnh: Sau khi đã phân tích đầy đủ những mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động này, Hiệu trưởng mời các thành viên trong Ban KTNB họp lại để công nhận hoặc phủ quyết các kết quả kiểm tra hoặc đề nghị phúc tra nếu thấy vấn đề cần làm sáng tỏ, đồng thời qua đó rút kinh nghiệm đối với từng thành viên một. Hiệu trưởng tổng hợp thông tin về kết quả đánh giá của giáo viên từ báo cáo của các tổ đưa lên kết hợp với phần kiểm tra của Hiệu trưởng và Ban KTNB để xây dựng bản tổng hợp chung về xếp loại của giáo viên trong đơn vị mình. Căn cứ vào bảng tổng hợp này Hiệu trưởng sẽ xây dựng kế hoạch KTNB phù hợp hơn ở năm học sau.

Tóm lại, nội dung quản lý hoạt động KTNB ở trường Tiểu học là hoạt động của Hiệu trưởng tổ chức KTNB trường học thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý, tức là từ việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đến tổ chức kiểm tra, chỉ đạo kiểm tra và tổng kết, điều chỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 41 - 45)