Sử dụng nguồn hỗ trợ

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 101)

Để kiểm tra khả năng việc tìm kiếm và sử dụng nguồn hỗ trợ thông tin khi ra quyết định và thực hành đạo đức của nhà tâm lý, nghiên cứu đã sử dụng kiểm định tương quan Correlations giữa tổng điểm các lĩnh vực và các nguồn hỗ trợ mà nhà tâm lý có thể tiếp cận được. Nguồn hỗ trợ được liệt kê 13 loại trong Phiếu khảo sát thể hiện từ câu 22.1 đến 22.13. Kết quả cho thấy có một số sự tương quan đã được tìm ra, nhưng chủ yếu là tương quan nghịch ở mức độ thấp r<-0,3.

92

Bảng 3.17. Kiểm định tương quan giữa tìm nguồn hỗ trợ và tổng điểm

Lĩnh vực Giá trị Câu khảo sát 22.1 22.2 22.3 22.4 22.5 22.6 22.7 22.8 22.9 22.10 22.11 22.12 22.13 Bảo mật r .11 .11 .08 .09 .17 -.13 -.15 -.07 .07 -.07 -.07 -.15 -.277** sig. .21 .21 .40 .32 .06 .15 .09 .46 .44 .42 .47 .10 .00 Quan hệ đa chiều r .13 .10 .204* .01 .349** -.255** -.236** -.272** -.205* -.15 -.08 -.216* -.371** sig. .14 .27 .02 .89 .00 .00 .01 .00 .02 .10 .39 .02 .00 Ứng xử với đồng nghiệp r -.05 -.07 .03 -.16 .07 -.280** -.251** -.211* -.16 -.12 -.14 -.224* -.214* sig. .55 .42 .71 .08 .42 .00 .00 .02 .09 .19 .12 .01 .02 Năng lực r -.01 -.06 -.04 -.08 .00 -.13 -.16 -.10 -.17 -.14 -.07 -.217* -.16 sig. .93 .51 .65 .36 .98 .16 .08 .25 .06 .13 .44 .02 .07 Đánh giá và chẩn đoán r .05 -.06 .05 .03 -.05 .15 .08 .12 -.10 .01 .03 -.02 .06 sig. .56 .53 .61 .76 .59 .09 .35 .19 .29 .90 .78 .80 .50 Can thiệp và trị liệu r .07 -.04 .04 -.03 .12 -.276** -.301** -.206* -.15 -.234** -.04 -.217* -.192* sig. .43 .66 .63 .72 .17 .00 .00 .02 .11 .01 .62 .02 .03 Quảng cáo và phát ngôn r -.01 .06 -.08 -.16 .13 -.06 -.10 -.11 -.10 -.05 -.10 -.06 -.08 sig. .92 .52 .40 .07 .15 .53 .25 .21 .28 .56 .25 .52 .38 Chưa phân loại r .15 .04 .11 -.05 .236** -.11 -.11 -.13 -.12 -.06 -.01 -.10 -.256** sig. .10 .65 .24 .57 .01 .24 .23 .14 .19 .52 .95 .26 .00 Tổng điểm chung r .12 .04 .11 -.07 .278** -.266** -.296** -.246** -.203* -.186* -.11 -.277** -.376** sig. .17 .63 .21 .46 .00 .00 .00 .01 .02 .04 .23 .00 .00 Ghi chú: * p<0.05; ** p<0,01

93

Bảng thống kê trên cho thấy các câu 22.1 “Các bài giảng và giáo trình ở trường đại học”, câu 22.2 “Các buổi hội thảo về tâm lý”, câu 22.4 “Thông tin của Hội Tâm Lý Học mà tôi là thành viên” và câu 22.11 “Quy định của pháp luật nhà nước” hoàn toàn không có mối tương quan nào với tổng điểm tất cả các lĩnh vực khảo sát và tổng điểm chung. Như vậy, nếu nhà tâm lý có tìm nguồn hỗ trợ từ bài giảng và giáo trình ở trường đại học, các buổi hội thảo chuyên ngành tâm lý hay thông tin của Hội Tâm lý cũng không giúp ích được nhiều cho việc nâng cao năng lực thực hành đạo đức của mình. Đây là vấn đề đặt ra với những nhà biên soạn giáo trình giảng dạy, các cơ quan thường xuyên tổ chức hội thảo tâm lý, các Hội nghề nghiệp rằng họ đã thực sự quan tâm đến nội dung truyền bá, giảng dạy, hướng dẫn về đạo đức nghề nghiệp với các nhà tâm lý hay chưa? Hoặc những thông tin về đạo đức nghề nghiệp mà các nhà tâm lý đang cố gắng tiếp cận để nâng cao năng lực đạo đức hành nghề có thực sự chất lượng và hữu ích? Riêng với hệ thống pháp luật không thể hiện sự tương quan có vẻ là hợp lý vì hầu như quy định của pháp luật với ngành tâm lý đều đang bỏ trống, cần có thời gian để xây dựng và ban hành.

Câu 22.5 “Quy tắc đạo đức hành nghề từ các tổ chức nước ngoài” có mối tương quan thuận ở mức trung bình (r=0,35; sig.<0,01) với lĩnh vực quan hệ đa chiều và tương quan thuận ở mức thấp tin cậy cao (sig.<0,01) với lĩnh vực Chưa phân loại (r=0,24) và tổng điểm chung (r=0,28). Có vẻ như việc tham khảo các Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của tổ chức tâm lý nước ngoài đã giúp nâng cao năng lực đạo đức cho các nhà tâm lý. Tuy nhiên, có thể do hạn chế về ngôn ngữ và việc dịch thuật các văn bản này chưa có nhiều nên khiến cho mức độ tương quan thuận vẫn còn rất thấp. Câu 22.3 “Ý kiến của đồng nghiệp hoặc cấp trên” cũng có chỉ số tương quan thuận ở mức độ thấp (r=0,20, 0,01<sig<0,05) nhưng chỉ có ý nghĩa với lĩnh vực quan hệ đa chiều.

Tất cả các câu còn lại gồm câu 22.6 “Báo chí, truyền thông”, câu 22.7 “Các tình huống đạo đức trên mạng”, câu 22.8 “Phim ảnh trong nước và nước ngoài về các nhà tâm lý”, câu 22.12 “Các quy tắc đạo đức chung cho tất cả mọi người” và 22.13 “Ý kiến của người lớn tuổi hoặc người thân, bạn bè” đều cho kết quả tương quan nghịch từ mức độ thấp (r<0,3) đến trung bình (0,3<r<0,5). Đặc biệt, các câu 22.6, câu 22.7, câu 22.8 và câu 22.13 có mức độ lặp lại giá trị tương quan ở các lần thống kê tiếp theo tới 99%. Như vậy, nếu người tham gia tìm kiếm hỗ trợ từ các nguồn thông tin nêu trên sẽ chỉ gây nguy hại đến năng lực thực hành đạo đức của

94

họ, bởi các nguồn thông tin đó phần lớn là thiếu chính xác và không chuyên nghiệp. Có một điều đáng quan tâm là với nguồn tham khảo từ câu 22.9 “Quy tắc đạo đức của nhân viên y tế” và câu 22.10 “Các quy định của nhà trường” cũng cho thấy có tương quan nghịch mức độ thấp (r<0.3). Như vậy, các quy tắc đạo đức của ngành y tế và giáo dục thì không những không giúp nâng cao được năng lực đạo đức hành nghề mà còn gây nguy hại. Nguyên nhân chính có thể đến từ sự khác biệt nhất định về vị trí, tính chất nghề nghiệp của nhân viên y tế và giáo viên với nhà tâm lý. Ngoài ra, việc tuân thủ các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên y tế và giáo viên cũng chưa thực sự đạt chuẩn mực nên những nhà tâm lý làm trong môi trường này có thể bị ảnh hưởng ít nhiều phong cách ứng xử của họ. Những vấn đề nêu trên cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng khi xây dựng Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, phát hành hướng dẫn hành nghề và đào tạo trong các chương trình tâm lý chuyên nghiệp.

3.3. Kiểm định hồi quy dự báo sự ảnh hƣởng của các yếu tố nhân khẩu học tới tổng điểm năng lực thực hành đạo đức nghề nghiệp

Để xác định yếu tố nào có khả năng dự báo về năng lực thực hành đạo đức nghề nghiệp của nhà tâm lý, phân tích hồi quy các yếu tố dự báo tổng điểm chung đã được sử dụng. Theo đó, biến phụ thuộc là tổng điểm thực hành đạo đức; các biến dự báo/biến độc lập bao gồm vùng miền, trình độ học vấn, chuyên ngành đào tạo, số năm kinh nghiệm và giám sát thực hành. Mô hình có ý nghĩa thống kê với F: 5,227; p<0,001. Các biến dự báo giải thích được 18,4% sự biến thiên của mô hình.

Bảng 3.18. Dự báo sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học tới tổng điểm

Các yếu tố dự báo Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t sig. B Std. Error Beta Hằng số (Constant) 34.907 2.654 13.155 .000 Vùng miền .150 .449 .030 .335 .738 Trình độ học vấn 1.786 .736 .245 2.428 .017

Chuyên ngành đào tạo -1.877 .840 -.224 -2.235 .027

Số năm kinh nghiệm -1.081 .629 -.152 -1.719 .088

95

Tuy nhiên, trong số các yếu tố đưa vào mô hình phân tích thì chỉ có trình độ học vấn và chuyên ngành đào tạo của khách thể nghiên cứu là có ý nghĩa trong việc dự báo tổng điểm thực hành đạo đức. Cụ thể, biến trình độ học vấn có giá trị sig = 0,017 và biến chuyên ngành đạo tạo sig = 0,027 đều nhỏ hơn 0,05 là có ý nghĩa thống kê. Như vậy, đào tạo nâng cao và đào tạo chuyên sâu ngành tâm lý sẽ giúp cải thiện năng lực thực hành đạo đức nghề nghiệp của các nhà tâm lý trong tương lai.

Các biến vùng miền, số năm kinh nghiệm hay giám sát không ảnh hưởng gì đến tổng điểm mà những người tham gia đạt được vì giá trị sig. dao động trong khoảng từ 0,088 đến 0,738. Yếu tố vùng miền ít tác động thì có thể dễ dàng giải thích do việc trao đổi giảng dạy và đào tạo ở các vùng miền trong cả nước ngày càng phổ biến, sự phát triển của các phương tiện giao thông công cộng giúp cho những người thực hành tâm lý dễ di cư đi các vùng khác nhau mà họ mong muốn.

Điều đáng chú ý là khi phân nhóm số năm kinh nghiệm không cho thấy sự tuân theo quy luật càng nhiều năm kinh nghiệm thì càng tăng về năng lực thực hành đạo đức. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ về lịch sử đào tạo, giám sát và yếu tố pháp luật thì dường như có thể giải thích cho vấn đề này. Dịch vụ tâm lý là ngành mới xuất hiện không lâu ở Việt Nam do trước đó không tồn tại vì ảnh hưởng bởi cơ chế bao cấp. Bộ luật dân sự đầu tiên ra đời năm 1995 với một vài quy định về hợp đồng dịch vụ nhưng thực sự phải đợi đến khi Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành thì các cơ chế về tự do thương mại và dịch vụ mới được phát huy toàn diện và đầy đủ. Vì được Nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ tâm lý nên việc đào tạo đạo đức nghề tâm lý và giám sát mới được đặc biệt chú trọng để giảng dạy trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây. Ngành tâm lý lâm sàng vốn có người tham gia trả lời đạt điểm cao nhất cũng mới chỉ bắt đầu khóa đào tạo đầu tiên ở Việt Nam từ năm 2001 (tức là ra trường vào năm 2005). Những người ít kinh nghiệm nhưng điểm thực hành đạo đức nghề nghiệp của họ không thua kém những người có kinh nghiệm khá chứng tỏ rằng việc đào tạo và giám sát có vẻ đang ngày càng được cải thiện hơn, giúp cho những người trẻ nhanh chóng rút ngắn được khoảng cách với những người đi trước.

Việc giám sát không giúp nâng cao tổng điểm hay nói cách khác, giám sát ít ảnh hưởng tới năng lực thực hành đạo đức của những người trả lời. Điều này có vẻ

96

đi ngược lại với xu hướng của thế giới và những kết luận khoa học về ý nghĩa của giám sát thực hành. Tuy nhiên, khi xét trên hoàn cảnh Việt Nam cho thấy sự giám sát ở nhiều nơi là chưa có chương trình cụ thể và bài bản, người giám sát chưa hẳn đã có trình độ chuyên môn tốt và được đào tạo để giám sát chuyên nghiệp mà có thể là do lựa chọn dựa trên kinh nghiệm hay tuổi tác. Các công cụ phương tiên hỗ trợ giám sát chưa được trang bị đầy đủ cũng khiến cho việc giám sát trở nên thiếu chính xác và ít thu hút sự quan tâm của người được giám sát. Vấn đề chất lượng giám sát cần phải có những nghiên cứu sâu hơn để từ đó giúp xây dựng các quy chuẩn về giám sát và tiêu chuẩn đội ngũ giám sát.

Tiểu kết chƣơng 3.

Kết quả khảo sát năng lực áp dụng các nguyên tắc cơ bản về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của những người đang thực hành tâm lý học lâm sàng nói chung và những người đang cung cấp dịch vụ tâm lý cho trẻ em nói riêng ở Việt Nam nhìn chung là thấp hơn so với thế giới và đòi hỏi của nghề nghiệp. Những người được khảo sát đã không nhận thức đầy đủ và áp dụng thành thạo các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp với ĐTB là 0,68, ĐLC 0,1. ĐTB năng lực thành phần khảo sát thấp nhất thuộc về lĩnh vực bảo mật 0,59 và cao nhất thuộc về lĩnh vực năng lực 0,81. ĐTB các giữa các miền Bắc – Trung – Nam không có sự chênh lệch nhiều với nhau và với ĐTB cả nước, dao động từ 0,66 đến 0,68.

Phân tích chi tiết các lĩnh vực cho thấy có nhiều sai phạm đã xảy ra, đe dọa tới chất lượng dịch vụ cung cấp cho thân chủ. Những người cung cấp dịch vụ rất dễ dàng tiết lộ những thông tin của thân chủ cho những người không liên quan và có thể không vì mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc tham gia vào các quan hệ có tính đa chiều/sóng đôi cũng tồn tại ở Việt Nam, trong đó tập trung vào việc cung cấp dịch vụ cho người thân quen. Mặc dù nhận thức được về sự sai trái nhưng những người hành nghề có vẻ không tích cực hoặc né tránh tố cáo đồng nghiệp sai phạm. Khá nhiều người phải làm việc với thân chủ trong điều kiện sức khỏe của bản thân nhà tâm lý không đảm bảo. Vẫn còn một bộ phận nhỏ những nhà tâm lý có hành vi can thiệp gây hại. Việc phán xét đạo đức được một số người dựa trên niềm tin vào suy nghĩ của người vi phạm chứ không phải hành vi, họ gặp khó khăn khi nhận diện và đấu tranh với vi phạm. So sánh điểm của các nhóm câu hỏi về hành vi,

97

ra quyết định đạo đức và mức độ nhận thức đánh giá lý lẽ biện minh cho thấy các nhà tâm lý có năng lực ra quyết định đạo đức tốt hơn hành vi, chứng tỏ đào tạo lý luận sẽ không đủ để đảm bảo có được hành vi chuẩn mực mà quan trọng là phải có thực hành và giám sát thực hành chuyên nghiệp nhiều hơn để tạo thói quen. Ngoài ra, kết quả phân tích thống kê cũng gợi ý nên có nghiên cứu xa hơn về nhận thức và sử dụng các công cụ đánh giá của nhà tâm lý.

Với nghiên cứu này, kết quả phân tích so sánh chỉ ra rằng năng lực thực hành đạo đức của nhà tâm lý không bị ảnh hưởng có ý nghĩa bởi các nhân tố nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, vùng miền, hình thức thực hành, nơi công tác, kinh nghiệm làm việc và sự giám sát. Tuy nhiên, khi so sánh giữa mức độ đào tạo thì nhận thấy điểm năng lực được cải thiện khi nhà tâm lý nâng cao trình độ và ngành tâm lý lâm sàng đạo tạo về thực hành đạo đức nghề nghiệp tốt hơn các ngành khác được nghiên cứu.

Kết quả so sánh tương quan cũng cho thấy một số nguồn thông tin có ý nghĩa chưa phát huy được hiệu quả trong thay đổi năng lực áp đụng đạo đức hành nghề của nhà tâm lý như bài giảng, giáo trình ở trường Đại học, các buổi hội thảo chuyên ngành, thông tin từ hiệp hội nghề. Việc cải thiện năng lực đạo đức nghề vẫn còn phải phụ thuộc vào người tham gia tiếp thu quy tắc đạo đức của nước ngoài. Giống như so sánh, kết quả kiểm định hồi quy chỉ ra các yếu tố về giáo dục (nâng cao trình độ, chuyên ngành tâm lý lâm sàng) có ý nghĩa dự báo về những thay đổi trong năng lực thực hành đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của nhà tâm lý lâm sàng.

Tóm lại, kết quả điều tra cho thấy năng lực của những người đang cung cấp dịch vụ tâm lý trên thị trường chưa đảm bảo năng lực đạo đức hành nghề đúng tiêu chuẩn. Sai phạm về thực hành đạo đức khá phổ biến, phù hợp với những nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và các nhà tâm lý Việt Nam cũng đang gặp khó khăn đối với các tình huống lưỡng nan về đạo đức không ít hơn các đồng nghiệp trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 101)