Khái niệm năng lực áp dụng và lý thuyết Bloom

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 32 - 33)

Từ điển Tiếng Việt (2000) đã diễn giải năng lực là “phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất

23

lượng cao” [24]. Trong lĩnh vực tâm lý, “năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo

của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho

hoạt động đó có kết quả”[37]. Áp dụng được hiểu là “đem dùng trong thực tế điều

đã nhận thức được” [24]. Benjamin Bloom (1913-1999) là người tiên phong trong

việc đưa ra lý thuyết về mô hình năng lực ASK được hợp thành bởi 3 yếu tố Attitude (phẩm chất/thái độ thuộc về xúc cảm, tình cảm), Skill (kỹ năng, thao tác) và Knowledge (nhận thức, khả năng tư duy). Bloom cũng phát kiến ra Phân loại bậc thang nhận thức mà sau này được, Lorin Anderson, một cựu sinh viên của Bloom, và David Krathwohl thực hiện một số thay đổi để thành 6 bậc gồm Ghi nhớ (remember) được hiểu là gọi lại được các nhân tố và khái niệm cơ bản; Hiểu (understand) là giải thích ý tưởng hoặc khái niệm; Áp dụng (apply) là sử dụng thông tin trong hoàn cảnh mới; Phân tích (analyze) là tìm các liên kết giữa các ý tưởng; Đánh giá (evaluate) là đánh giá, chứng minh một luận điểm hoặc một quyết định cụ thể; và Sáng tạo (create) là tạo ra một sản phẩm mới hoặc nguyên bản. Từ những thông tin trên và trong phạm vi nghiên cứu này, “năng lực áp dụng các nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp được hiểu là khả năng của cá nhân sử dụng các kiến thức về đạo đức nghề nghiệp để cư xử với thân chủ/khách hàng, đồng nghiệp và những người liên quan nhằm đạt mục tiêu cung cấp dịch vụ có chất

lượng”. Việc đảm bảo rằng những hoạt động dịch vụ tâm lý được cung cấp mang

tính nhân văn không chỉ dựa vào việc có hay không có quy tắc đạo đức sẵn có mà còn phụ thuộc vào năng lực áp dụng của đối tượng bị điều chỉnh bởi quy tắc đó. Ellen Lindén & Johanna Rådeström (2008) chỉ ra rằng một quy tắc đạo đức không bao giờ có thể bao trùm được hết tất cả các tình huống và các nhà tâm lý học sẽ luôn dựa vào khả năng suy ngẫm về hành vi của mình và ra quyết định [45].

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)