Trong lĩnh vực đánh giá và chẩn đoán

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 89 - 91)

Bảng 3.8. Phân tích ĐTB của lĩnh vực đánh giá và chẩn đoán

Câu 9.4 Câu 9.13 Câu 9.14 Câu 11 ĐTB lĩnh vực ĐTB 0.89 0.95 0.59 0.30 0.68 ĐLC 0.32 0.22 0.49 0.46 0.21

80

ĐTB chung của lĩnh vực đánh giá và chẩn đoán là thấp hơn so với kỳ vọng, chỉ đạt 0,68 điểm. ĐTB cao nhất thuộc về câu 9.13 “Giải thích về quy trình, mục đích đánh giá cho thân chủ trước khi tiến hành” với 0,95 điểm. Đứng thứ hai là câu 9.4 “Sửa đổi chẩn đoán/đánh giá để cho phù hợp với tiêu chuẩn của bảo hiểm” đạt 0,89 điểm. Có một điểm đáng lưu ý là ở Việt Nam, cả Bảo hiểm y tế lẫn các công ty bảo hiểm tư nhân đều chưa chi trả tiền bảo hiểm cho dịch vụ đánh giá và trị liệu tâm lý, các khoản chi phí này đều do người bệnh và thân nhân của họ chi trả. Như vậy, đúng ra câu 9.4 phải đạt ĐTB tuyệt đối vì các nhà tâm lý không có cơ hội để sửa chữa hay điều chỉnh kết quả đánh giá/chẩn đoán nhằm trục lợi từ bảo hiểm. Nhưng thống kê tại Bảng 3.5 cho thấy số người “hiếm khi” sửa đổi chẩn đoán là 5,7%, “thỉnh thoảng” sửa đổi là 4,1 và “khá thường xuyên” sửa đổi kết quả đánh giá chẩn đoán cho phù hợp với bảo hiểm là 0,8%. Điều này chứng tỏ không chỉ năng lực thực hành đạo đức nghề nghiệp yếu kém của nhóm nhỏ các nhà tâm lý (14 người) mà còn cho thấy năng lực nhận thức pháp luật về bảo hiểm y tế còn nhiều hạn chế.

Biểu đồ 3.5. Tần suất thực hành đạo đức trong đánh giá và chẩn đoán

Ở câu 9.14 “Sử dụng thang đo hoặc trắc nghiệm đã lỗi thời, không có hiệu lực hoặc chưa được chuẩn hóa để đánh giá và chẩn đoán cho thân chủ”, ĐTB đạt mức 0,59 điểm, nhưng có vẻ ở mức khá cao so với kỳ vọng của người nghiên cứu. Lý do là hầu hết các trắc nghiệm, thang đo đang sử dụng ở Việt Nam đều không đạt tiêu chuẩn để sử dụng do vấn đề chuyển ngữ, tính chính xác, đặc biệt là yêu cầu phải được chuẩn hóa để phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nhưng có tới 73 người

81

(chiếm 59,3%) số người được hỏi cho biết họ “chưa bao giờ” và 21,1% “hiếm khi” thực hiện hành vi mô tả ở câu 9.14. Phỏng vấn nhanh hiện trường trả lời Phiếu khảo sát thì được biết những người tham gia cũng không chắc chắn những thang đo hoặc trắc nghiệm được sử dụng là đủ điều kiện hay không. Họ sử dụng công cụ để đánh giá vì làm theo những người đi trước và yêu cầu của lãnh đạo. Kể cả họ nhận biết được về sự không đạt chuẩn của công cụ thì cũng gặp khó khăn khi lựa chọn một hành động đúng tiếp theo sẽ như thế nào. Điều này được thể hiện rất rõ câu 11 với tình huống nhà tâm lý phát hiện trắc nghiệm mà bệnh viện đang sử dụng không còn hiệu lực và có phiên bản mới tốt hơn. Tuy nhiên, có tới hơn hai phần ba số người được hỏi (chiếm 70,2%) đã lựa chọn sai cách ứng xử, chỉ có chưa đầy một phần ba số người (chiếm 29,8%) lựa chọn chính xác điều cần phải làm. Điều này đã kéo kết quả ĐTB câu 11 xuống mức thấp nguy hiểm 0,30 điểm.

Mặc dù ĐTB của câu 9.13 cao nhất trong lĩnh vực đánh giá và chẩn đoán và yêu cầu đối với nhà tâm lý trong trường hợp này phải là “rất thường xuyên” thực hiện “giải thích về quy trình, mục đích đánh giá cho thân chủ trước khi tiến hành”. Đây là việc làm đương nhiên và bắt buộc đối với người đánh giá. Tuy nhiên, thống kê tần suất cho thấy thực tế chỉ có 64,2% người trả lời làm được điều này, 31,7% số người không hoàn toàn làm đúng, dao động từ “hiếm khi” đến “khá thường xuyên” và có tới 4,1% số người đã hoàn toàn làm sai. Như vậy, sự vi phạm đạo đức thể hiện qua tình huống tại câu 9.13 vẫn rất đáng để lưu tâm.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)