Giám sát hành nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 61)

Vẫn còn có 9,7% trên tổng số 123 người trả lời cho biết họ chưa bao giờ được giám sát hành nghề. Những người này phần lớn ở độ tuổi trưởng thành từ 26- 40 tuổi, là nữ giới và thuộc bậc đào tạo cử nhân hoặc trình độ thấp hơn đều chiếm ba phần tư (75%), tập trung nhiều ở Miền Bắc (58,3%), chủ yếu ở các ngành tâm lý khác và nhóm “nhiều năm kinh nghiệm” (cùng chiếm 66,7%) đang làm việc dưới hình thức toàn thời gian (58,3%), tập trung nhiều ở bệnh viện (50%).

Có 53,7% số người được hỏi trả lời rằng họ đang được giám sát, tỷ lệ này ở Miền Trung và Miền Nam cao hơn hẳn ở Miền Bắc với lần lượt là 64,7% và 65,3% so với 40,4%. Số còn lại 36,3% trên tổng số 123 người được hỏi trả lời rằng họ đã từng được giám sát, tỷ lệ này ở Miền Trung và Miền Nam thấp hơn rất nhiều so với Miền Bắc với lần lượt là 29,4% và 26,5% so với 47,4%.

2.6. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.6.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, thang đo

Đây là phương pháp chủ yếu được áp dụng trong quá trình nghiên cứu để tìm hiểu về năng lực của người thực hành tâm lý lâm sàng khi họ ra quyết định và thực hiện hành vi đạo đức. Các thang lượng giá cũng được sử dụng khá nhiều trong các nghiên cứu về tâm lý trước đây. Thang đo về đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của người thực hành tâm lý lâm sang được thiết kế dựa trên mô hình nhận thức 6 bậc của Bloom’s Taxonomy. Trong đó, nghiên cứu sẽ chú trọng vào đánh giá cấp độ thứ 3 là “Áp dụng” (Apply), ngoài ra còn có phần nhỏ đánh giá thêm các năng lực khác là “Ghi nhớ” (Remember) và “Hiểu” (Understand).

Sau khi thiết kế, mẫu thang đo và bảng hỏi đã được dùng để điều tra thử trên một mẫu nhỏ 16 người được lựa chọn ngẫu nhiên gồm các bác sĩ, y tá và sinh viên y khoa (Y5 và Y6) để đảm báo các yêu tố minh bạch, rõ ràng không ảnh hưởng đến việc đánh giá năng lực của những người thực hành tâm lý lâm sàng. Sau khi phân tích kết quả điều tra thử thu được, mẫu thang đo và bảng hỏi tiếp tục được điều chỉnh cho phù hợp với nội dung nghiên cứu.

52

Nội dung Phiếu khảo sát được chia làm 4 phần

2.6.1.1. Phần 1: đo mức độ áp dụng nguyên tắc đạo đức trên thực tế.

Câu hỏi được viết dưới dạng mô tả một hành vi được đo bằng thang đo Likert với 5 mức độ từ “chưa bao giờ”, “hiếm khi”, “thỉnh thoảng”, “thường

xuyên” và “khá thường xuyên”. Mục đích là tìm ra nhận thức đúng – sai, phát hiện

vi phạm đạo đức của người tham gia thì nghiên cứu còn tìm ra mức độ, tần suất sai phạm trong thực tế đã được thực hiện như thế nào ở mỗi lĩnh vực khác nhau.

Thang đo này gồm có 21 mục, được tham khảo một phần từ bảng hỏi 88 hành vi thiết kế bởi Gibson và Pope (1993) [7]. Một phần khác thì được thiết kế bổ sung dựa trên hỏi thông tin từ những người thực hành tâm lý. Cụ thể các hành vi bao gồm:

- Nhóm câu liên quan đến yêu cầu đến bảo mật thông tin

+ Câu 9.6. “Thảo luận với bạn bè, người thân của mình về thân chủ nhưng

không nói tên của họ”. Khi trả lời câu hỏi này, người tham gia phải nhận định xem

hành vi thảo luận các thông tin của thân chủ với người thân hay bạn bè của mình là đúng hay sai, kể cả khi tên của họ không được tiết lộ. Liệu không nói tên một người đó trong khi vẫn tiết lộ những thông tin khác sẽ có khả năng cản trở suy đoán, nhận diện ra đối tượng được thảo luận. Việc thảo luận thông tin của thân chủ cho mục đích gì và mục đích đó có thực sự đem lại lợi ích cho thân chủ hay không?

+ Câu 9.10. “Không nói với thân chủ về giới hạn bảo mật hoặc các trường

hợp nằm ngoài giới hạn bảo mật thông tin”. Người tham gia sẽ phải nhớ lại xem

nói việc về giới hạn bảo mật hoặc có được coi là một thủ tục hay nghĩa vụ của mình khi làm việc với thân chủ hay không? Họ cũng phải nhớ lại về số lần họ đã không thực hiện điều này như thế nào?

+ Câu 9.11. “Lưu trữ hồ sơ thân chủ ở cơ quan để các nhân viên khác có thể

lấy khi cần”. Câu hỏi này được thiết kế để tìm hiểu xem những người tham gia nhận

định thế nào về các trường hợp nguy cơ tiết lộ thông tin và họ có phòng, tránh được nó hay không? Quan sát ở nhiều bệnh viện cho thấy, tình trạng lưu trữ chung hồ sơ, lưu trữ không có biện pháp bảo quản, nhiều vụ việc thất lạc hồ sơ đã xảy ra do tình trạng sử dụng tùy tiện, các sinh viên, học viên thực tập dễ dàng tiếp cận hồ sơ của bệnh nhân. Là những người làm việc chung với các nhân viên y tế khác, những nhà tâm lý có chịu ảnh hưởng bởi cách thức làm việc này hay không?

53

- Nhóm câu liên quan đến quan hệ sóng đôi/đa chiều

Do đặc thù nghề tâm lý sẽ xây dựng mối quan hệ thân thiết với thân chủ nên sẽ dễ phát sinh các mối quan hệ khác bên cạnh mối quan hệ nghề nghiệp như là trở thành bạn bè hay quan hệ tình yêu, tình dục.

+ Câu 9.1.“Trở thành bạn bè với thân chủ cũ”. Sẽ có nhiều nhà tâm lý được đào tạo hiểu rằng, trở thành bạn bè với thân chủ là hành vi vi phạm đạo đức. Tuy nhiên, nếu dịch vụ tâm lý đã kết thúc thì những người trả lời có thể sẽ phân vân. Việc họ lựa chọn như thế nào sẽ còn cho biết năng lực phân tích và phán đoán của họ về những hệ quả (nếu có) xảy ra trong quá trình kết bạn, khi mà nhà tâm lý nắm rõ những vấn đề của “người bạn” và sẽ ra sao nếu trong tương lai khi tình bạn có xung đột hoặc “người bạn” tái phát bệnh.

+ Câu 9.2. “Đánh giá, can thiệp cho bạn bè, hàng xóm hoặc con cái của họ”. Câu hỏi này rất quan trọng trong bối cảnh văn hóa làng xã, họ hàng rất bền chặt hàng ngàn năm. Nhiều nghiên cứu về văn hóa cho thấy người Việt Nam cũng rất thích “nhờ vả” hoặc “làm thân” với những người có quyền khi họ cần giải quyết việc gì đó. Người Việt cũng có vẻ tin tưởng vào người thân quen hơn là trình độ, tay nghề. Vì vậy, việc từ chối giúp đỡ cho bạn bè, hàng xóm và những người thân quen của họ rõ ràng là một thách thức đối với nhà tâm lý và việc họ quyết định thế nào sẽ giúp đánh giá năng lực thực sự của họ.

+ Câu 9.8. “Hợp tác làm ăn, hoặc vay mượn với thân chủ hoặc thân chủ cũ”.

Câu hỏi này nhằm tìm hiểu khả năng kiềm chế của nhà tâm lý xem họ có thể bị các lợi ích vật chất gây ảnh hưởng tới khả năng thực hành đạo đức hay không? Mặc dù việc làm ăn hay vay mượn khó có thể xảy ra đối với thân chủ là trẻ em và vị thành niên, tuy nhiên, kết quả từ phiếu khảo sát cho thấy có nhiều người tham gia trị liệu đồng thời cho cả người lớn và trẻ em. Như vậy, vẫn có khả năng xảy ra vi phạm đạo đức ở những đối tượng này.

- Nhóm câu hỏi liên quan đến ứng xử với đồng nghiệp

+ Câu 9.7. “Làm việc với thân chủ của đồng nghiệp mà không hỏi ý kiến của đồng nghiệp”. Câu hỏi này liên quan đến sự hợp tác, tương tác với đồng nghiệp trong quá trình cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo những hoạt động đánh giá, trị liệu đã làm sẽ không bị lặp lại hoặc không có sự mâu thuẫn giữa phương pháp của hai

54

nhà trị liệu khác nhau. Việc trao đổi cũng giúp kiểm soát được những sai phạm có thể xảy ra và đảm bảo lợi ích của thân chủ. Câu trả lời của nhà tâm lý sẽ giúp đánh giá về năng lực phối hợp, tương tác của họ với những đồng nghiệp như thế nào.

+ Câu 9.15. “Công kích hoặc chỉ trích đồng nghiệp, sinh viên thực tập trước

mặt thân chủ”. Câu hỏi này không xuất hiện trong 88 hành vi mà Pope và Gibson

đã thiết kế năm 1993. Nó được hình thành sau khi tìm hiểu báo cáo của các học viên trong quá trình thực tập, nhất là ở khu vực bệnh viện. Nó cho biết mức độ kiểm soát cảm xúc, hành vi của nhà tâm lý như thế nào trước tình huống không thực sự dễ chịu.

+ Câu 9.21. “Tố cáo sai trái của đồng nghiệp tới người quản lý hoặc Hội

đồng đạo đức”. Câu hỏi này nhằm tìm hiểu xem nhà tâm lý sẽ đánh giá, cân nhắc

như thế nào trước mối quan hệ với đồng nghiệp và những giá trị đạo đức mà họ theo đuổi trong quá trình hành nghề. Các nghiên cứu đi trước cho thấy, mức độ sai lầm trong nhận thức và hành vi của nhà tâm lý khá lớn nhưng việc xử lý những sai lầm đó không có nhiều. Liệu có phải mối quan hệ với đồng nghiệp đã được nhà tâm lý ưu tiên hơn các giá trị đạo đức nghề nghiệp là câu hỏi cần được trả lời.

- Nhóm câu hỏi liên quan đến năng lực

+ Câu 9.5. “Vẫn gặp thân chủ ngay cả khi bản thân quá mệt mỏi, bị ốm”.

Những yếu tố về sức khỏe thể chất và tinh thần của nhà tâm lý sẽ có thể gây suy giảm năng lực làm việc của họ. Quan sát và phỏng vấn một số cán bộ tâm lý làm tại ở vài bệnh viện cho thấy họ gặp áp lực lớn đối với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và không phải lúc nào họ cũng hoàn toàn khỏe mạnh cho công việc. Vì vậy, việc trả lời sẽ cho biết những người tham gia sẽ xử lý vấn đề này dưới góc độ là một hành vi đạo đức như thế nào.

+ Câu 9.9. “Cung cấp dịch vụ nằm ngoài chuyên môn đào tạo hoặc khả năng của mình”. Công việc của một nhà tâm lý học lâm sàng đòi hỏi yêu cầu về kiến thức chuyên ngành khá cao. Nghĩa là họ phải đáp ứng các tiêu chí về nội dung học tập để đạt các kiến thức về bệnh học và các phương pháp đánh giá trị liệu và phải trải qua thời gian giám sát nhất định. Mặc dù phần câu hỏi nhân khẩu học đã xác định ngành học của họ, nhưng với câu hỏi này sẽ cho phép đánh giá liệu những người đang thực hành tâm lý lâm sàng có thực sự hiểu được các yêu cầu về đạo đức chuyên môn hay không. Họ có sẵn sàng dừng dịch vụ, chấp nhận giảm uy tín và tiền bặc để đổi lấy lợi ích thực sự cho thân chủ?

55

+ Câu 9.18. “Cập nhật những thông tin mới nhất về đánh giá và trị liệu”.

Người tham gia trả lời câu hỏi này sẽ cho biết họ duy trì và phát triển năng lực nghề nghiệp của mình như thế nào trong thời đại phát triển khoa học như vũ bão và các lý thuyết và nghiên cứu ngày càng đa dạng và phong phú. Họ sẽ là người có trách nhiệm với nghề nghiệp và vì lợi ích thân chủ để cần mẫn trau dồi chuyên môn hay quá tự tin vào khả năng của mình hoặc sợ hãi phải đối mặt với cái mới?

- Nhóm câu hỏi về đánh giá và chẩn đoán

+ Câu 9.4. “Sửa đổi chẩn đoán/đánh giá để cho phù hợp với tiêu chuẩn của

bảo hiểm”. Ở Việt Nam, hệ thống bảo hiểm còn hạn chế chi trả cho các hoạt động

thăm khám tâm lý. Có khá nhiều vụ việc liên quan đến trục lợi bảo hiểm từ hành vi của các nhân viên y tế. Câu hỏi này nhằm mục đích tìm kiếm xem có các dấu hiệu vi phạm luật bảo hiểm của những người thực hành tâm lý lâm sàng hay không.

+ Câu 9.13. “Giải thích về quy trình, mục đích đánh giá cho thân chủ trước

khi tiến hành”. Câu hỏi được đặt ra để đánh giá hành vi của người tham gia có thực

hiện đúng quy trình đánh giá hay không? Liệu họ có lười biếng hay sẵn sàng giúp cho thân chủ có đủ thông tin để hiểu về những việc phải làm và sẵn sàng thực hiện đánh giá?

+ Câu 9.14. “Sử dụng thang đo hoặc trắc nghiệm đã lỗi thời, không có hiệu lực

hoặc chưa được chuẩn hóa để đánh giá và chẩn đoán cho thân chủ”. Phần lớn các

thang đo hiện nay đang được sử dụng tại Việt Nam là chưa được chuẩn hóa hoặc thích nghi, rất nhiều trắc nghiệm đã lỗi thời hoặc được dịch sai nghĩa sang tiếng Việt, bị lược bớt câu hỏi so với bản gốc trong khi thiếu các căn cứ khoa học. Câu hỏi sẽ giúp đánh giá xem nhà tâm lý sẽ ứng xử như thế nào với các trắc nghiệm đó.

- Nhóm câu hỏi liên quan đến can thiệp gây hại

+ Câu 9.3. “Chấm dứt can thiệp nếu thân chủ không thể trả tiền được”. Chấm dứt dịch vụ khi khách hàng không thể trả tiền là một hành động hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, những giá trị nghề nghiệp như lòng nhân từ và tránh gây hại liệu có được cân nhắc khi nhà tâm lý ra quyết định đạo đức. Việc lựa chọn hành động như thế nào phản ánh năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức của nhà tâm lý khi họ phải đối mặt với tình huống lưỡng nan này.

56

+ Câu 9.12. “Thay đổi thời gian trị liệu mà không báo trước cho thân chủ”.

Câu hỏi này dựa trên nguyên tắc tin cậy, chính xác và tránh gây hại cho thân chủ. Việc nhà tâm lý tùy tiện thay đổi thời gian trị liệu sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến niềm tin và sự tôn trọng của thân chủ đối với họ.

+ Câu 9.20. “Đưa ra lời khuyên chân thành cho thân chủ”. Việc đưa ra lời khuyên cho thân chủ tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn lợi ích. Vì việc đưa ra lời khuyên sẽ giúp nhà tâm lý tiết kiệm thời gian trị liệu hơn so với việc phải đầu tư để thân chủ tự tìm kiếm những tiềm năng và giải pháp cho chính mình khi họ đang bối rối. Đồng thời, một số nhà tâm lý sẽ cảm thấy cái tôi của mình được thỏa mãn khi đưa ra lời khuyên. Đây là hành vi được phát hiện khá nhiều lần trong các nghiên cứu ở Việt Nam trước đây [43], [20], [23]. Liệu đến thời điểm này đã có sự thay đổi nào về năng lực của nhà tâm lý hay chưa?

- Nhóm câu hỏi liên quan đến quảng cáo, phát ngôn

+ Câu 9.16. “Nói với thân chủ rằng mình là chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh

vực họ cần tìm”. Các tuyên bố của nhà trị liệu sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của thân chủ

vì một phần xây dựng mối quan hệ dựa trên uy tín của nhà tâm lý. Một tuyên bố sai lầm có thể phản tác dụng và có khả năng khiến thân chủ rơi vào tuyệt vọng nếu trị liệu thất bại. Câu hỏi sẽ kiểm chứng tính khiêm tốn, trung thực, chính xác của người tham gia khi họ ở trong hoàn cảnh lôi kéo thân chủ tham gia vào quá trình đánh giá, trị liệu.

+ Câu 9.17. “Đề nghị thân chủ viết cảm nhận của họ về dịch vụ của bạn sau

khi dừng dịch vụ với mục đích quảng cáo”. Một số website dịch vụ tâm lý đã sử dụng

cách thức quảng cáo này. Kết quả thu được từ trả lời của người tham gia sẽ cho biết cách thức này có phổ biến hay không? Dưới góc độ pháp luật, cách làm này không hề vi phạm luật quảng cáo. Dưới góc độ đạo đức nghề nghiệp, đây chỉ là hành động đem lại lợi ích cho nhà tâm lý chứ không đem lại lợi ích cho khách hàng. Nó đẩy khách hàng vào hoàn cảnh khó xử khi phải từ chối làm hài lòng người vừa trợ giúp cho họ. Ngoài ra, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ làm lộ thông tin nhận diện thân chủ.

+ Câu 9.19. “Giải thích rõ ràng về năng lực chuyên môn của bản thân với

thân chủ khi có yêu cầu”. Nghĩa vụ của người cung cấp dịch vụ là phải luôn luôn

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)