Phương pháp phỏng vấn

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 76 - 77)

Phương pháp phỏng vấn không cấu trúc được sử dụng để nhằm tìm kiếm thông tin chung về tình hình thực hành đạo đức nghề nghiệp của những người đang cung cấp dịch vụ tâm lý ở Việt Nam cũng như trên thế giới và con đường phát triển các nguyên tắc, tiêu chuẩn đạo đức. Các câu hỏi và trả lời ở dạng thảo luận chung, mang tính trao đổi thông tin nhằm phát triển ý tưởng thiết kế bảng hỏi đánh giá năng lực áp dụng quy tắc đạo đức cho nghiên cứu, các vấn đề khiến cho quá trình chuyên nghiệp hóa các quy tắc đạo đức bị cản trở trong bối cảnh văn hóa, pháp luật và đạo đức Việt Nam. Một số câu hỏi đã được sử dụng bao gồm:

1. Anh/chị đang áp dụng những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nào?

2. Qua công tác giám sát có phát hiện và thảo luận về tình huống lưỡng nan

67

gồm bảo mật, quan hệ đa chiều, ứng xử với đồng nghiệp, năng lực, đánh giá và chẩn đoán, can thiệp và trị liệu, quảng cáo và phát ngôn)?

3. Trong quá trình hoạt động có trường hợp nào vi phạm đạo đức phải xử lý

chưa?

4. Những khó khăn mà người thực hành tâm lý phải đối mặt trong quá trình ra

quyết định đạo đức là gì?

5. Có những hình thức nào để bồi dưỡng kiến thức đạo đức nghề nghiệp cho

những người hành nghề tâm lý trong cơ sở hành nghề của anh/chị?

Thành phần những người được lựa chọn để phỏng vấn khá đa dạng, từ những chuyên gia trong ngành tâm lý học lâm sàng đến những người trực tiếp cung cấp dịch vụ tâm lý. Tác giả đã dành nhiều thời gian làm việc với 01 Giáo sư và 01 Tiến sĩ người Mỹ đã có kinh nghiệm thực hành tâm lý tại Việt Nam trong nhiều năm, 01 Tiến sĩ người Việt Nam có kinh nghiệm thực hành tâm lý tại Mỹ. Tác giả hỏi 01 Tiến sĩ Tâm lý học Na Uy những thông tin về quá trình phát triển các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Hiệp hội tâm lý học Na Uy và tình hình áp dụng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp tại Na Uy nói riêng và Châu Âu nói chung. Ngoài ra Tác giả còn phỏng vấn xin ý kiến của những nhà thực hành, nghiên cứu tâm lý ở Việt Nam và ở Mỹ trong Hội thảo khoa học quốc tế tâm lý học đường lần thứ 5 tại Đà Nẵng tháng 7/2016 và tham gia Ngày hội Tâm lý học lần 3, tọa đàm trao đổi về đạo đức nghề tâm lý học với các chuyên gia và giảng viên ở Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8/2016. Tác giả cố gắng liên hệ với 01 Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Peking, Trung Quốc để phỏng vấn thông tin về thực trạng thực hành đạo đức của các nhà tâm lý ở Trung Quốc nhưng không thành công.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)