Các giai đoạn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 54 - 55)

2.1.2.1. Nghiên cứu lý luận

a) Mục đích:

- Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu từ Việt Nam và các nước khác trên thế giới

- Tìm hiểu hệ thống quy định về quy tắc cho khách thể nghiên cứu để hình thành các quy tắc nhằm đánh giá hoạt động của khách thể nghiên cứu

- Tìm hiểu hệ thống khái niệm, thuật ngữ, định nghĩa liên quan đến nghiên cứu để hình thành cơ sở lý luận vững chắc cho nghiên cứu

b) Nội dung và phương pháp

- Đọc, phân tích so sánh, tổng hợp, đánh giá kết quả các nghiên cứu trước đó ở Việt Nam và trên thế giới được công bố toàn văn hoặc trích dẫn trong các bài báo. Từ đó, hoàn thiện ý tưởng thiết kế công cụ nghiên cứu

- Thu thập, phân tích và trình bày hệ thống khái niệm, định nghĩa cho đề tài nghiên cứu

- Đọc, phân tích so sánh, tổng hợp, đánh giá về các quy tắc áp dụng cho khách thể nghiên cứu và xây dựng các nguyên tắc cơ bản làm cơ sở để xây dựng bảng hỏi và đánh giá kết quả nghiên cứu.

2.1.2.2. Khảo sát thực trạng, xử lý số liệu

a) Mục đích: khảo sát thực trạng áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng ở Việt Nam, các lý lẽ biện minh và các nguồn hỗ trợ, hướng dẫn đạo đức hành nghề.

b) Nội dung

- Sử dụng phiếu khảo sát với những câu hỏi được thiết kế để đánh giá năng lực của người hành nghề theo thang năng lực 6 bậc của Benjamin S. Bloom (Bloom’s Taxonomy) nhằm thu thập thực trạng thực hành, nhận thức của khách thể đối với các tình huống tâm lý, các lý lẽ biện minh cho hành vi và nguồn hướng dẫn mà khách thể tìm kiếm khi gặp khó khăn khi phải ra quyết định về đạo đức.

- Thu hồi phiếu khảo sát, mã hóa, thống kê và xử lý số liệu với các phương pháp toán thông kê, phân tích và viết nhận xét các kết quả nghiên cứu về năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của những người đang hành nghề tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên.

45

c) Địa bàn và khách thể nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành trên 124 người thực hành tâm lý học lâm sàng, trong đó có 74/124 người thực hành trên đối tượng trẻ dưới 5 tuổi và 104/124 người làm việc với trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 18. Những người trả lời hiện đang sinh sống tại 13 tỉnh thành trên cả nước với tỷ lệ số người ở mỗi miền Nam-Bắc tương đối đồng đều nhau.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 54 - 55)