Chưa phân loại

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 96 - 97)

Bảng 3.11. Phân tích một số câu hỏi chưa phân loại

Câu 21.1 Câu 21.4 Câu 21.6 Câu 21.8 ĐTB lĩnh vực

ĐTB 0.65 0.60 0.53 0.70 0.62

ĐLC 0.48 0.49 0.50 0.46 0.33

Câu 21.1, 21.4, 21.6 và 21.8 là những lý lẽ biện hộ cho những sai trái của nhà tâm lý và đáp án đúng của chúng đều là “sai”. Không có câu nào trong số chúng đạt ĐTB cao, chỉ dao động từ 0,53 đến 0,70. Với những cách biện hộ này, nhà tâm lý sẽ coi những sai trái được mô tả trong đó là chấp nhận được và họ sẽ tha thứ cho bản thân hoặc đồng nghiệp, để từ đó củng cố niềm tin và củng cố hành vi không chuẩn mực.

Biểu đồ 3.9. Thống kê tỷ lệ lựa chọn phương án trả lời nhóm câu chưa phân loại

Thống kê tại Biểu đồ 3.9 cho thấy mặc dù những người đã sai lầm hoàn toàn khi lựa chọn phương án “đúng” chiếm số lượng thấp nhất, nhưng dòng màu xanh lá cây dài hơn so với dòng màu đỏ, nghĩa là tỷ lệ những người không chắc chắn hay còn phân vân, thiếu quyết đoán trước hành vi sai trái còn khá nhiều, dao động từ 14,6% cho tới 33,1%. Đây là một sự nguy hiểm tiềm ẩn và khó đoán, chúng ta không biết nếu phải ra quyết định đạo đức trong thực tế thì họ sẽ bị phân hóa chủ yếu theo xu hướng nào. Nguyên nhân có thể do tình trạng giáo dục và tuyên truyền chưa thực sự sâu sắc và sát với thực tiễn, chưa có những phân tích chuyên sâu để

87

làm bộc lộ những phương kế nhằm trốn tránh sự trừng phạt khi vi phạm. Trong khi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tha hóa về nhận thức sẽ nhanh chóng dẫn tới tha hóa về hành vi, những vi phạm sẽ tái diễn trong tương lai khó lòng có thể ngăn chặn được.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)