Bảng 3.9. Phân tích ĐTB của lĩnh vực can thiệp và trị liệu
Câu 9.3 Câu 9.12 Câu 9.20 Câu 12 Câu 16 Câu 21.5 Câu 21.7 Câu 21.10 ĐTB lĩnh vực ĐTB 0.56 0.85 0.30 0.98 0.89 0.43 0.73 0.27 0.63 ĐLC 0.50 0.35 0.46 0.15 0.32 0.50 0.45 0.45 0.14 ĐTB của lĩnh vực can thiệp và trị liệu nhìn chung là thấp so với tổng ĐTB, chỉ đạt mức 0,63 điểm. Trong lĩnh vực này có 2 câu thuộc nhóm can thiệp gây hại và là những câu có ĐTB thấp nhất, gồm câu 21.10 với 0,27 điểm và câu 9.20 chỉ đạt 0,30 điểm. Lý luận bào chữa cho can thiệp gây hại nằm trong câu 21.7 có ĐTB đạt
82
0,73. Điều này chứng tỏ rằng vẫn có một bộ phận nhỏ những nhà tâm lý có hành vi gây hại và việc phán xét đạo đức dựa trên niềm tin vào suy nghĩ của nhà tâm lý chứ không phải hành vi mà họ làm để bỏ qua vi phạm.
Liên quan đến chấm dứt can thiệp, mặc dù câu 16 đạt 0,89 điểm ở mức khá cao nhưng khi gặp các vấn đề liên quan đến thanh toán phí dịch vụ thì mức này lại hạ thấp đáng kể, chẳng hạn như câu 9.3 đạt 0,56 điểm và câu 21.5 chỉ đạt 0,43 điểm. Phân tích sâu hơn với hai câu có cùng tình huống đó là câu 9.3 “Chấm dứt can thiệp nếu thân chủ không thể trả tiền được” và câu 21.5 “Chấm dứt trị liệu vì thân chủ không thể trả tiền không phải là hành vi vi phạm đạo đức, miễn là bạn đã cố gắng giúp thân chủ tìm một nhà tâm lý khác”. Tuy nhiên, ĐTB của hai câu này có vẻ mang ý nghĩa không hoàn toàn giống nhau. ĐTB 0,56 của câu 9.3 cho thấy mức độ năng lực thực hành đạo đức nghề nghiệp của nhà tâm lý khá thấp khi họ ưu tiên lợi ích kinh tế của nhà tâm lý hơn sức khỏe của thân chủ. Ở câu 21.5 là một khẳng định đúng và nhà tâm lý được phép làm thì họ lại lựa chọn sai, nên ĐTB chỉ đạt 0,43 điểm. Có vẻ như trong nhận thức, nhà tâm lý vẫn day dứt khi họ phải chấm dứt trì liệu vì mục đích kinh tế ngay cả khi họ đã cố gắng tìm kiếm một hỗ trợ thay thế khác cho thân chủ.
Biểu đồ 3.6. Tần suất thực hành đạo đức trong can thiệp và trị liệu
Ba câu hỏi 9.3, 9.12 và 9.20 đo mức độ thực hành trong lĩnh vực can thiệp và trị liệu đều là những câu sai, tức là người thực hành tâm lý cần chọn phương án “chưa bao giờ”. Thống kê tần suất cho thấy, số người trả lời đúng ở câu 9.12 cao
83
nhất (chiếm 86,2%), số người trả lời đúng câu 9.3 chỉ chiếm hơn một nửa (56,6%) và thấp nhất là tỷ lệ người trả lời đúng câu 9.20 chỉ có chưa đến một phần ba (30,1%). Không có ai “khá thường xuyên” hay “rất thường xuyên” thay đổi thời gian trị liệu mà không báo trước cho thân chủ (câu 9.12), số người “hiếm khi” sai phạm cũng chiếm số lượng cao hơn nhiều so với người “thỉnh thoảng” với tỷ lệ lần lượt là 12,2% và 1,6%, chứng tỏ rằng sự tôn trọng đáng kể của người trị liệu đối với khách hàng. Biểu đồ thể hiện màu xanh đậm cho thấy những người trả lời có vẻ khá bận tâm và ưu tiên lựa chọn mục tiêu tài chính chiếm tỷ lệ lớn 43,4%. Điều tích cực ở đây là hầu hết trong số họ chỉ “hiếm khi” và “thỉnh thoảng” làm việc này, chỉ còn khoảng 8,2% “khá thường xuyên” và “rất thường xuyên” phải lựa chọn làm trái nguyên tắc đạo đức. Điều này cũng nên được đánh giá đúng mức trong bối cảnh thu nhập của các thực hành tâm lý còn khá thấp, một số còn không có mức thu nhập đủ để bù những chi phí sinh hoạt tối thiểu và tái tạo sức lao động. Vì vậy, khi xem xét giải quyết những vi phạm liên quan đến tài chính đòi hỏi những biện pháp căn cơ kinh tế cho nhà tâm lý, đảm bảo rằng những nhà tâm lý có được cuộc sống ổn định để họ sẵn sàng cống hiến năng lực bản thân cho xã hội.
Biểu đồ 3.7. Thống kê tỷ lệ lựa chọn các lý lẽ biện minh trong lĩnh vực can thiệp và trị liệu
Thống kê tần suất trả lời cho thấy phần lớn các nhà tâm lý thực sự gặp khó khăn với tình huống câu 21.10 vì chỉ có 34 người (chiếm 27,6%) lựa chọn “sai” là phù hợp với đáp án của tình huống này. Còn lại 56 người (chiếm 45,4%) đã cho
84
rằng hành vi được mô tải trong câu 21.10 là “đúng”, 33 người (chiếm 26,8%) cảm thấy phân vân “không biết” nên hành động như thế nào đưa tổng số người mắc sai lầm lên 72,2%. Tương tự, biểu đồ màu xanh dương mô tả tỷ lệ ít chênh lệch của người tham gia trả lời câu 21.5 theo lần lượt 25,8% lựa chọn “sai”, 42,7% lựa chọn “đúng” và 31,5% “không chắc chắn/không biết”, trong khi đáp án chính xác của câu này là “đúng”. Điều này khác hẳn với cột màu đỏ, tỷ lệ phân chia giữa các phương án trả lời khá rõ ràng với gần ba phần tư (72,6%) số người chọn “sai” phù hợp với đáp án của câu hỏi và rất ít người (7,2%) mắc sai lầm rõ ràng khi chọn “đúng”, còn lại 20,2% nằm ở nhóm đang dao động “không chắc chắn/không biết”. Thống kê này cho thấy khá nhiều nhà tâm lý còn gặp khó khăn trong việc nhận diện và đấu tranh với vi phạm thông qua tỷ lệ lựa chọn phương án thiếu chính xác và nhóm còn trung lập không rõ ràng.