Trong lĩnh vực bảo mật

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 82)

Bảng 3.4. Phân tích ĐTB của lĩnh vực bảo mật

Câu 9.6 Câu 9.10 Câu 9.11 Câu 19 Câu 20 Câu 21.3 Câu 21.14 ĐTB lĩnh vực ĐTB 0.31 0.77 0.56 0.60 0.48 0.81 0.60 0.59 ĐLC 0.46 0.42 0.50 0.49 0.50 0.39 0.49 0.18

Bảo mật không chỉ là một nguyên tắc đạo đức mà còn là một quyền dân sự được bảo hộ bởi pháp luật dân sự và y tế. Vì vậy, lĩnh vực này được ưu tiên phân tích đầu tiên để đánh giá năng lực thực hành đạo đức của nhà tâm lý.

Thông tin bảng phân tích trên cho thấy, ĐTB của lĩnh vực bảo mật chỉ đạt 0,59 thấp hơn rất nhiều so với đòi hỏi ĐTB kết quả thực hành trên thế giới là 1.00. Trong đó, câu 9.6 có nội dung “Thảo luận với bạn bè, người thân của mình về thân chủ nhưng không nói tên của họ” đạt mức trung bình thấp nhất 0,31 điểm. Điều này chứng tỏ các nhà tâm lý rất dễ dàng tiết lộ những thông tin của thân chủ cho những người không liên quan và có thể không vì mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ. Câu 20 đặt nhà tâm lý vào tình huống hoặc quyết định giữ bí mật, hoặc tiết lộ bí mật cũng là câu đạt ĐTB thấp thứ hai với 0,48 điểm. Điều đó cho thấy, phần lớn các nhà tâm lý đã lựa chọn các biện pháp giữ bí mật thay vì thực hiện nghĩa vụ bắt buộc theo quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp về ngoại lệ tiết lộ bí mật để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của người khác do hành vi tấn công của thân chủ gây ra. Câu 21.3 đạt trung bình cao nhất 0,81 điểm với nội dung “Nếu nhà tâm lý phải phá vỡ bí mật do yêu cầu của pháp luật thì không bị coi là phi đạo đức, miễn là nhà tâm lý đã để thân chủ biết được về giới hạn bảo mật tại thời điểm bắt đầu quan hệ nghề nghiệp”. Như vậy, phần lớn các nhà tâm lý đã hiểu về trường hợp không

73

nằm trong giới hạn bảo mật, đồng thời nhận thức được ý nghĩa của hành động thông báo trước khi tiến hành dịch vụ. Có hai câu bằng điểm nhau là câu 19 và 21.14 cùng đạt 0,60 điểm, các câu còn lại 9.10 - 9.11 lần lượt đạt là 0,77 – 0,56 điểm. Câu 19 sở dĩ có số điểm thấp vì có khá nhiều người đã lựa chọn đáp án “Phải tuân thủ theo lệnh của Tòa án” khi có yêu cầu. Có thể so nhận thức pháp luật của nhà tâm lý và một số trường khi đào tạo đã chưa cập nhật kịp thời những nội dung mới nhất của pháp luật về hợp đồng và thủ tục tố tụng dân sự nên đã đồng nhất nghĩa vụ của mình trong tố tụng dân sự giống với tố tụng hình sự.

Trong lĩnh vực bảo mật, cả 3 câu hỏi để đo tần suất thực hành đạo đức là 9.6, 9.10 và 9.11 đều là các hành vi sai, ứng xử đúng trong trường hợp này phải là “chưa bao giờ”. Tuy nhiên, ở tất cả các câu với tất cả các mức độ thực hành từ “hiếm khi” đến “rất thường xuyên” đều thấy xuất hiện các hành vi vi phạm với tần suất giảm dần khi mức độ lặp lại của hành vi tăng lên. Câu 9.6 có tần suất vi phạm cao nhất (69,1%), câu 9.11 có tần suất vi phạm đứng thư hai (43,1%), trong khi câu 9.10 có tần suất vi phạm thấp nhất (22%). Hành vi vi phạm lặp lại chủ yếu ở mức “hiếm khi” (từ 10,5%-26%) và “thỉnh thoảng” (3,3-32,5%). Mức độ “khá thường xuyên” và “rất thường xuyên” vi phạm trong lĩnh vực bảo mật cũng cao nhất so với tất cả các lĩnh vực khác. Có vẻ như, các bí mật đời tư đã ít được những người thực hành tâm lý quan tâm bảo vệ hoặc tệ hơn là bị coi thường.

Biểu đồ 3.1. Tần suất thực hành đạo đức trong lĩnh vực bảo mật

74 3.1.3. Trong lĩnh vực quan hệ đa chiều/sóng đôi

Bảng 3.5. Phân tích ĐTB của lĩnh vực quan hệ đa chiều

Câu 9.1 Câu 9.2 Câu 9.8 Câu 14 Câu 15 Câu 21.9 ĐTB lĩnh vực

ĐTB 0.65 0.44 0.98 0.86 0.79 0.69 0.74

ĐLC 0.48 0.50 0.15 0.35 0.41 0.46 0.24

Tổng ĐTB của lĩnh vực quan hệ đa chiều không đạt chuẩn thế giới chỉ với 0,74 điểm. Câu 9.8 đạt ĐTB cao nhất gần mức tuyệt đối 0,98 với nội dung “Hợp tác làm ăn, hoặc vay mượn với thân chủ hoặc thân chủ cũ” và câu 15 về tình huống đánh giá cho con cái của người ảnh hưởng lợi ích với nhà tâm lý đạt 0,79 điểm. Điều này cho thấy các nhà tâm lý đã cố gắng kiềm chế bản thân để tránh các lợi ích kinh tế chi phối các hoạt động trợ giúp tâm lý. Tuy nhiên, câu 9.2 “Đánh giá, can thiệp cho bạn bè, hàng xóm hoặc con cái của họ” đạt mức thấp nhất 0,44 điểm và câu 9.1. “Trở thành bạn bè với thân chủ cũ” đạt mức điểm thấp thứ nhì 0,65. Điều này có thể giải thích một phần do lối sống cộng đồng liên kết bền chặt và xu hướng thích cậy nhờ người quen khi cần làm một việc gì đó của người Việt Nam vì họ tin rằng có người quen giúp đỡ thì công việc sẽ tốt hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Điều đó khiến cho các nhà tâm lý gặp khó khăn khi từ chối tham gia vào mối quan hệ sóng đôi này và thực tế có rất nhiều người đã lựa chọn đáp án đúng với lý lẽ “Nếu có thêm một mối quan hệ nữa với thân chủ ngoài quan hệ nghề nghiệp mà khiến thân chủ tốt hơn thì không phải là vấn đề vi phạm đạo đức” của câu 21.9 vì ĐTB của câu này chỉ đạt 0,69. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở Trung Quốc khi có gần một nửa số thân chủ có mối quan hệ kép với bác sĩ chuyên khoa của họ. “Thân chủ Trung Quốc thường tích cực tìm kiếm loại quan hệ sóng đôi này bằng cách gửi quà tặng, mời các chuyên gia đến bữa ăn tối, hoặc hỏi người quen của họ để giới thiệu các chuyên gia để cung cấp cho họ với các dịch vụ tư vấn”[14].

75

Biểu đồ 3.2. Tần suất thực hành đạo đức trong lĩnh vực quan hệ đa chiều

Các câu 9.1, 9.2, 9.8 là các câu có đáp án “sai”, nghĩa là những người thực hành tâm lý phải lựa chọn phương án “chưa bao giờ”. Trong 3 câu được khảo sát, những người thực hành đúng câu 9.8 có số lượng áp đảo, đạt 98,4%, sau đó đến câu 9.1 đạt 66,4% và giữ vị trí thấp nhất là câu 9.2 với 44,7%. Những hành vi sai đạo đức ở lĩnh vực quan hệ đa chiều này tập trung chủ yếu ở mức độ “hiếm khi” và “thỉnh thoảng”. Mức độ “khá thường xuyên” hay “rất thường xuyên” thì khá hiếm, thậm chí là không có. Như vậy có thể thấy, mặc dù vẫn tồn tại một số lượng nhỏ những điều chưa đạt được, năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp cơ bản trong lĩnh vực quan hệ đa chiều có tốt hơn một chút so với lĩnh vực bảo mật.

3.1.4. Trong lĩnh vực ứng xử với đồng nghiệp

Bảng 3.6. Phân tích ĐTB lĩnh vực ứng xử với đồng nghiệp

Câu 9.7 Câu 9.15 Câu 9.21 Câu 10 Câu 21.11 Câu 21.12 ĐTB lĩnh vực ĐTB 0.85 0.98 0.44 0.98 0.54 0.86 0.78 ĐLC 0.35 0.15 0.50 0.13 0.50 0.35 0.16

Lĩnh vực ứng xử với đồng nghiệp đạt ĐTB 0,78. Các câu 9.15 “Công kích hoặc chỉ trích đồng nghiệp, sinh viên thực tập trước mặt thân chủ” và câu 10 yêu cầu nhà tâm lý phải cân nhắc ứng xử khi có sự khác biệt với đồng nghiệp đều đạt điểm khá cao 0,98. Câu 21.12 “Nếu một đồng nghiệp làm sai đạo đức quá nhiều thì

76

phải công kích anh ta/cô ta trước mặt thân chủ để ngăn chặn sai lầm của họ để bảo vê thân chủ này” đạt ĐTB 0,86. Như vậy, về mặt hành vi, hầu hết các nhà tâm lý không ưu tiên lựa chọn công kích hoặc chỉ trích đồng nghiệp, sinh viên thực tập trước mặt thân chủ, nhưng về mặt nhận thức có vẻ có nhiều người hơn đồng ý rằng việc làm đó là hợp đạo đức.

Mặt khác, có một chủ để chung giữa câu 9.21 “Tố cáo sai trái của đồng nghiệp tới người quản lý hoặc Hội đồng đạo đức “và câu 21.11 “với lần lượt câu hỏi là “Đôi khi không nên tố cáo những sai trái của đồng nghiệp vì điều đó có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ nội bộ và làm xấu đi hình ảnh của nhà tâm lý trước xã hội”. Hai câu này đạt ĐTB thấp nhất, trong đó câu 9.21 chỉ đạt 0,44 điểm và 21.11 chỉ đạt 0,54, cách khá xa so với ĐTB chung của cả lĩnh vực ứng xử với đồng nghiệp. Điều này cũng phù hợp với thực tế là có rất ít thông tin về tố cáo đối với nhà tâm lý vi phạm. Có vẻ như các nhà tâm lý Việt Nam cũng có chung khó khăn khi phải đối đầu với đồng nghiệp giống như ở các nước khác trên thế giới.

Hình 3.3. Tần suất thực hành đạo đức trong lĩnh vực ứng xử với đồng nghiệp

Nhóm câu 9.7, 9.15 và 9.21 thuộc lĩnh vực ứng xử với đồng nghiệp là những câu có đáp án “sai” và nếu người trả lời “chưa bao giờ” thực hiện điều này thì sẽ được 1 điểm. Với tỷ lệ lần lượt 86,2% và 98,4% người tham gia trả lời rằng họ “chưa bao giờ” thực hiện các hành vi tại câu 9.7 và câu 9.15, đồng thời không ghi nhận được báo về tần suất của những hành vi này ở cấp độ “khá thường xuyên” và “rất thường xuyên”, cho thấy họ có vẻ đã thực hành đạo đức nghề nghiệp khá tốt

77

trong 2 trường hợp này. Tuy nhiên, từ thực tế báo cáo giám sát của các sinh viên thực hành tại các bệnh viện cho thấy, các hành vi được mô tả tại câu 9.15 xảy ra trong bệnh viện với tần suất nhiều hơn (và đa dạng về mức độ) so với những gì mà nhà tâm lý khai báo (số người thực hành trong bệnh viện trả lời cho nghiên cứu này chiếm 58,1%) vì các nhà tâm lý làm việc trong bệnh viện ở Việt Nam thường chịu áp lực nhiều hơn những người làm ở những cơ sở khác. Có thể đã có sự không thống nhất về cách hiểu khái niệm “công kích, chỉ trích” giữa những người tham gia trả lời hoặc người trả lời có lý do để che giấu những gì mình đã quan sát hay thực hành.

Cột màu xanh lá của câu 9.21 cho thấy có hơn một nửa số người được hỏi chưa từng tố cáo sai trái của đồng nghiệp (56,5%), những người “hiếm khi” làm việc này chiếm tới hơn nửa số còn lại (27,4%) trong khi những người “thỉnh thoảng” hay “khá thường xuyên” tố cáo đồng nghiệp chia nhau tỷ lệ lần lượt là 11,3% và 4,8%. Những giả thiết đặt ra đối với trường hợp này có thể là tỷ lệ vi phạm về đạo đức nghề nghiệp rất thấp nên tỷ lệ tố cáo cũng thấp tương ứng với tỷ lệ vi phạm. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trước đó ở Việt Nam và ngay cả ĐTB chung tất cả các lĩnh vực là rất thấp (0,68 điểm) của nghiên cứu này cũng cho thấy điều đó là không đúng. Lý do thứ hai có thể là những người thực hành đã không quan sát được việc vi phạm hoặc họ không có đủ năng lực để phát hiện và đánh giá một hành vi nào đó là vi phạm hay không vi phạm. Lý do thứ ba có thể là cho dù họ phát hiện vi phạm nhưng do không có quy tắc về đạo đức được ban hành một cách chính thức, không có quy trình xử lý vi phạm rõ ràng nên họ cũng không sẵn sàng tố cáo. Cuối cùng, việc tố cáo sai trái đôi khi không được đánh giá đúng và tôn trọng trên thực tế, những người tố cáo đôi khi bị gắn mác gây mất đoàn kết hoặc kẻ gây rối, thù hằn khiến cho nhiều người muốn phớt lờ những vi phạm. Kết quả câu 9.21 và những giả thiết trên là gợi ý để có thể phát triển nghiên cứu này ở cấp độ cao hơn, làm cơ sở cho việc ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp và xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực cho nhà tâm lý lâm sàng nói riêng và cho các nhà tâm lý Việt Nam nói chung.

78

3.1.5. Trong lĩnh vực năng lực

Bảng 3.7. Phân tích ĐTB của lĩnh vực năng lực

Câu 9.5 Câu 9.9 Câu 9.18 Câu 13 Câu 21.2

ĐTB lĩnh vực ĐTB 0.35 0.85 0.97 0.98 0.90 0.81 ĐLC 0.48 0.35 0.18 0.13 0.30 0.14

ĐTB chung của lĩnh vực năng lực cao nhất trong số các nhân tố khảo sát đạt 0,81 điểm. Có 3 câu hỏi đạt ĐTB cao nhất là câu 13 mô tả tình huống khó xử khi thân chủ đòi nhà tâm lý cho dùng thuốc để điều trị hysteria đạt 0,98 điểm, câu 9.18 “Cập nhật những thông tin mới nhất về đánh giá và trị liệu” với 0,97 điểm và câu 21.2 “Nếu nhà tâm lý phải làm việc theo đề nghị của cấp trên hoặc người giám sát thì họ không phải chịu trách nhiệm nếu hành vi của họ vi phạm đạo đức” đạt 0,90 điểm. Đây là tín hiệu tốt cho thấy các nhà tâm lý Việt Nam vẫn giữ được lòng tự trọng, đang nỗ lực cố gắng để cải thiện năng lực bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu công việc chuyên nghiệp và để rút ngắn khoảng cách với thế giới. Phần lớn trong số họ sẵn sàng chịu trách nhiệm, chấp nhận sự trừng phạt ngay cả khi họ phải làm theo mệnh lệnh của cấp trên. Tuy nhiên, vẫn có những nhóm nhà tâm lý “cung cấp dịch vụ nằm ngoài chuyên môn đào tạo hoặc khả năng của mình” và một số người mạo danh nhà tâm lý cung cấp dịch vụ tâm lý khiến cho ĐTB của câu 9.9 này kéo xuống còn 0,85. Điểm đáng lo ngại nhất chính là ĐTB của câu 9.5 “Vẫn gặp thân chủ ngay cả khi bản thân quá mệt mỏi, bị ốm” chỉ đạt mức 0,35.

79

Thống kê tần suất cho thấy cho 81 người (chiếm 65%) trả lời rằng họ đã từng rơi vào tình huống của câu 9.5, trong đó số người “thỉnh thoảng” làm việc này chiếm 23,6%, tổng số người “khá thường xuyên” và “rất thường xuyên” phải ở trong tình huống này là 8,1%. Làm việc với thân chủ khi không đủ sức khỏe không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hỗ trợ mà còn có thể gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại cho sức khỏe của thân chủ lẫn chính bản thân nhà tâm lý. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do nhu cầu dịch vụ tâm lý của xã hội lớn, trong khi số lượng nhà tâm lý thực hành ít, và/hoặc có thể do phí dịch vụ thấp khiến cho nhà tâm lý phải chấp nhận lao động nhiều hơn, kể cả khi các điều kiện lao động không được đảm bảo.

Những người vi phạm “cung cấp dịch vụ nằm ngoài chuyên môn hoặc khả năng đào tạo của mình” trong câu 9.9 khá thấp chỉ có 13,8%. Tuy nhiên, thống kê nhân khẩu học cho thấy những người thuộc chuyên ngành tâm lý không phải lâm sàng và người chưa được đào tạo về tâm lý chiếm 62,6%, trong khi ngành tâm lý lâm sàng chỉ chiếm 37,4%. Vì vậy, nếu có quy định chỉ rõ những người đạt đủ điều kiện nào mới được thực hành cung cấp dịch vụ đánh giá và trị liệu tâm lý thì kết quả về những người đã từng có vi phạm nội dung câu 9.9 có thể sẽ khác đi.

Cũng giống như y tế, ngành tâm lý lâm sàng cũng đòi hỏi người cung cấp dịch vụ phải “khá thường xuyên” và “rất thường xuyên” cập nhật thông tin, các nghiên cứu, phương pháp trị liệu mới để bồi dưỡng cho nguồn kiến thức của mình. Hình màu xanh lá biểu diễn câu 9.18 cho thấy, có 73,2% số người được hỏi đã thực hiện đúng điều này, những người “hiếm khi” hoặc “thỉnh thoảng” cập nhật thông tin 24,4% và những người “chưa bao giờ” làm điều này trong suốt quá trình hành nghề của mình là 2,4%.

3.1.6. Trong lĩnh vực đánh giá và chẩn đoán

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)