Nâng cao vai trò của VICOFA.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 76 - 77)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005.

3. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê.

3.6. Nâng cao vai trò của VICOFA.

Việc quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê hiện nay còn phân tán thiếu tập trung. Ngoài sự quản lý của 2 đơn vị chuyên trách về cà phê là VICOFA và VINACAFE thì còn một số cơ quan trong các Bộ và tổ chức Nhà nước đang chịu trách nhiệm về nhữngmặt khác nhau đối với hoạt động của ngành cà phê. Cách tổ chức này hoàn toàn khác với các nước sản xuất cà phê trên thế giới, nó thường dẫn đến sự trồng chéo trong công tác quản lý sản xuất và điều hành xuất khẩu. Vì vậy cần nân g cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam (VICOFA) nhằm thống nhất việc quản lý về một mối, theo hướng sau:

- Chuyển giao một số quyền hạn không hẳn là quyền quản lý Nhà nước cho Hiệp hội, ví dụ quyền điều hành quỹ phát triển ngành, quyền thống nhất giá bán tối thiểu. Đưa VICOFA thực sự trở thành một tổ chức chuyên trách về ngành cà phê.

- Bên cạnh đó nhanh chóng thành lập một tổ chức liên kết mọi hoạt động của sản xuất cũng như xuất khẩu (phát triển từ VICOFA). Tổ chức nàykhông chỉ liên kết về mặt kinh tế giữa các doanh nghiệp Nhà nước mà cần mở rộng cho sự tham gia của khu vực tư nhân kinh doanh cà phê. Nó đóng vai trò là một tổ chức chịu toàn bộ trách nhiệm đối với toàn ngành cà phê bao gỗm: sản xuất, thị trường, chế biến, xuất khẩu,… Kinh phí ban đầu có thể do Nhà nước cấp, nhưng sau đó chủ yếu lấy từ nguồn thu trên mỗi tấn cà phê xuất khẩu mà nó cấp phép và khoản đóng góp thường niên của các hội viên. Tuy hoạt động độc lập nhưng nó lại thực hiện các chính sách dưới sự giám sát của Chính Phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thương mại,…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 76 - 77)