II- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM.
2. Thực trạng công nghiệp sản xuất và chế biến cà phê.
3.1. Kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 10: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam thời kỳ 1991- 2000.
Năm Khối lượng xuất khẩu (1000 tấn) % so với năm trước (DT) Giá xuất khẩu bình quân (USD/tấn) Kim ngạch (Triệu USD) % so năm trước (Kim ngạch) 1991 93,8 - 820 74,0 - 1992 116,2 123,8 791 92,0 124,3 1993 122,6 105,5 905 110,6 120,2
1994 177,0 144,3 1854 328,2 2961995 248,1 140,2 2402 595,5 181,4 1995 248,1 140,2 2402 595,5 181,4 1996 281,4 113,4 1196 336,8 56,6 1997 391,6 139,1 1270 497,5 147,7 1998 382,0 97,6 1550 594,0 119,9 1999 483,0 126,4 1213 585,0 98,5 2000 680,0 140 718 489,0 83 Tốc độ tăng bq gđ. 1991-2000 24,6% 23,3%
Nguồn:Tổng cục thống kê - Vụ KH-TK, Bộ thương mại
Do sản xuất phát triển dẫn đến lượng cà phê xuất khẩu hàng năm tăng lên. Từ chỗ là một ngành hàng xuất khẩu nhỏ bé, hàng năm chỉ xuất được chừng 5.000-7.000 tấn/ năm với kim ngạch không quá 10 triệu Đô la, thì đến năm 1999 kim ngạch đã đạt 585 triệu USD và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của đất nước. Mặc dù giá cả cà phê có biến động mạnh nhưng hàng năm khối lượng xuất khẩu cà phê vẫn tăng.
Trên thị trường thế giới, Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ 5 (năm 1995) và thứ 3 (năm 1997), và năm 1997 Việt Nam đã là nhà xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất. Trong hội nghị do ICO tổ chức tháng 9/1998, ICO cho biết rằng từ 1/10/1998 giá cà phê robusta thế giới sẽ được quyết định bởi giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam và Indonesia thay vào giá của Madagasca và Trung Phi ( Thời báo kinh tế Việt Nam số 90 –11/11/1998).
Kể từ năm 1991 đến năm 2000, sản lượng xuất khẩu hàng năm đều tăng khoảng 24%/năm, cao nhất là năm 1994 sản lượng xuất khẩu tăng 44,3% tương đương 54.400 tấn. Giá cà phê xuất khẩu niên vụ 1994/1995 cũng đạt đến mức cao đỉnh điểm so với các năm trước, từ 1.859 USD/tấn lên tới 2.402 USD/tấn, tăng 543 USD/tấn. Năm 1996 giá cà phê lại giảm xuống 50%, nguyên nhân là do bị ảnh hưởng của giá cà phê thế giới giảm xuống 2.314 USD/tấn (giảm 25,2% so với năm trước). Sự giảm sút về giá đã dẫn đến kim ngạch xuất khẩu trong năm 1996 giảm 43,4% tương đương 258,7 triệu USD so với năm 1995. Năm 1998,
giá cà phê tăng lên chút ít do ảnh hưởng của hiện tượng ENILO làm cho các nước sản xuất cà phê lớn bị mất mùa.
Trong 2 năm gần đây, do những biến động bất lợi về giá cà phê trên thị trường, tuy khôi lượng xuất khẩu của nước ta tăng nhanh nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm. Năm 1999 khối lượng xuất khẩu tăng 26,4% so với năm 1998 nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu lại giảm 1%.
Theo tổng cục thống kê, năm 2000 sản lượng cà phê Việt Nam tăng mạnh, tăng gần 28% so với năm 1999, ước khoảng 690.000 tấn. Lượng cà phê xuất khẩu ước tính cũng tăng kỷ lục, tăng gần 40% so với năm 1999, lên 680.000 tấn. Tuy nhiên do giá cà phê xuất khẩu năm qua giảm kỷ lục cùng với sự giảm giá cà phê thế giới đã làm cho kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2000 chỉ đạt khoảng 489 triệu USD, giảm 17% so với năm 1999.
Tháng 3/2001 xuất khẩu cà phê ước đạt 120.000 tấn, giá xuất khẩu bình quân 480 USD/ tấn công dồn 3 tháng là 314.000 tấn, tổng kim ngạch 149 triệu USD. Vậy bình quân 3 tháng giá cà phê là 474 USD/ tấn. So với 3 tháng cùng kỳ năm 2000 sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 44,7% (314.000 tấn/ 217.300) nhưng giá cà phê xuất khẩu giảm 46,3%(474 USD/tấn/ 884 USD/ tấn).
3.2. Giá cả.
Kim ngạch xuất khẩu giảm mặc dù lượng tăng khá là hệ quả tất yếu trong bối cảnh giá cà phê trên thị trường thế giới giảm mạnh trong một thời gian dài. Giá cà phê thế giới thay đổi dẫn đến giá cả cà phê Việt Nam cũng biến động thất thường.
Biểu 2: Giá xuất khẩu trung bình cà phê Việt Nam qua các năm.
820 791 905 1859 2402 1196 1277 1510 1213 718 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 N¨m G Ýa T B ( U SD /tÊ n)
Biểu trên cho thấy, giá xuất khẩu cà phê sau một thời gian tăng đột biến do sự hạn chế về cung cà phê trên thế giới. Năm 1995, giá cà phê trung bình trên thị trường thế giới đạt mức kỷ lục 3.100 USD/ tấn làm cho giá xuất khẩu của Việt Nam cũng đạt mức cao nhất, khoảng 2.402 USD/ tấn. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1996 đến nay, giá cà phê liên tục sụt giảm mà nguyên nhân chính là do cung cà phê đã lớn hơn cầu.
Một biểu hiện đáng lo ngại gần đây, một số nhà xuất khẩu đã nhân nhượng trước sức ép của khách hàng nước ngoài, tiến hành kí kết hợp đồng không theo cách xác định giá thông lệ, gây tổn hại không nhỏ tới lợi ích của toàn ngành. Cụ thể vào cuối năm 1999, giá Robusta trên thị trường Luân Đôn có diễn biến rất khác so với thông lệ. Giá giao tháng 1/ 2000 luôn ổn định ở mức cao so với giá giao tháng 3 và tháng 5. Chênh lệch giữa các kỳ hạn có lúc đã lên tới 270 USD, mở ra cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ cà phê cả nước ta với giá cao. Tuy nhiên, có nhiều hợp đồng ký vào tháng 11 và đầu tháng 12/1999 đã lấy giá tháng 3 của Luân Đôn làm chuẩn, không lấy giá tháng 1 như thông lệ hàng năm và có một số doanh nghiệp còn ký kết hợp đồng với mức trừ lùi lên tới 310 USD. Thông tin của Dow Jones ngày 17/12/1999 nêu mức trừ lùi của cà phê robusta loại 2 của Việt Nam ở mức 290-300 USD so với kỳ hạn tháng 3/2000 tại thị trường Luân Đôn trong khi mức trừ lùi của cà phê Indonesia EK1 loại 4 (80 lỗi) cùng thời điểm này chỉ là 150 USD. Chính vì thế, mặc dù giá kỳ hạn tại Luân Đôn có lúc lên đến 1500 USD/tấn nhưng giá xuất khẩu trung bình của nước ta trong tháng 11/1999 mới chỉ đạt 1034 USD/ tấn.
Hiện nay, mức chênh lệch giữa giá FOB Việt Nam so với giá thị trường kỳ hạn Luân Đôn vẫn ở mức cao từ 300-350 USD/tấn. Đây là một thiệt thòi rất lớn đối với một nước sản xuất cà phê lớn như nước ta.
Năm 2000, giá xuất khẩu cà phê robusta loại 2 (5% đen và vỡ) tháng 12/2000 chỉ còn 430 USD/tấn, FOB giảm hơn 51% so với tháng 1/2000. Theo Vicofa, đây là mức giá cà phê xuất khẩu thấp nhất hơn 10 năm qua. Đây cũng là nguyên nhân làm giá cà phê trong nước năm qua cũng giảm liên tục với tốc độ nhanh. Tại Đắc Lắc, giá cà phê nhân khô loại 1 đã giảm từ 11.500 đồng/kg
(1/2000) xuống 9.100 đồng/kg (tháng 7/2000) rồi xuống 4.000-4.500 đồng/kg (2 tuần đầu tháng 12/2000) giảm hơn 62%. Tính toán sơ bộ cho thấy mức giá cà phê trên đã thấp hơn chi phí sản xuất 33-38%.
Vào những tháng đầu năm 2000, do thực hiện chủ trương mua cà phê tạm trữ của Nhà nước, do vậy giá cà phê có tăng lên nhưng vẫn ở mức rất thấp. Những dự báo mới nhất gần đây cho biết, thị trường cà phê trong năm nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi do cung cà phê trên thế giới vẫn cao hơn mức cầu.
Tổng kết từ những phân tích về tình hình xuất khẩu trong thời gian qua cho thấy ngành cà phê đã có những nỗ lực rất lớn trong việc tăng nhanh khối lượng xuất khẩu hàng năm. Trong suốt từ năm 1990 đến nay sản lượng cà phê xuất khẩu luôn luôn có xu hướng tăng lên với nhịp độ tăng trưởng bình quân khoảng 24%/năm.
Đặc điểm quan trọng của ngành cà phê Việt Nam là sản xuất chủ yếu dùng để xuất khẩu, bởi vậy khối lượng cũng như giá cả phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường thế giới. Trong khi đó, thị trường cà phê thế giới luôn luôn có những biến động thất thường, khó lường trước gây khó khăn cho các nước sản xuất. Thực tế cho thấy, sản lượng xuất khẩu cà phê của nước ta luôn tăng ổn định nhưng kim ngạch xuất khẩu lại biến đổi rất thất thường. Tình hình này đòi hỏi Nhà nước, ngành cà phê cần phải có đối sách thích hợp để thích nghi, đồng thời với việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng cần phải nghiên cứu để nâng dần giá cà phê lên ngang bằng với các nước khác.