Tích cực phát triển cây cà phê chè, ổn định cây cà phê vối.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 64 - 65)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005.

1. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất cà phê.

1.3. Tích cực phát triển cây cà phê chè, ổn định cây cà phê vối.

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cà phê vối và cà phê chè có năng suất và chất lượng cao. Những điều kiện đó đã tạo cho Việt Nam lợi thế so sánh quan trọng, có thể sản xuất ra cà phê hàng hoá có chất lượng cao và giá thành hạ để cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa tận dụng được nguồn lợi thế đó, chất lượng cà phê xuất khẩu thấp, giá bán thấp trong khi giá thành lại quá cao nếu so sánh với các nước sản xuất cà phê khác.

Một đặc điểm quan trọng của thị trường cà phê thế giới là tiêu thụ chủ yếu cà phê arabica (chiếm tới hơn 70%) và xu hướng nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng. Trong khi đó tỉ lệ sản xuất cà phê ở nước ta là arabica 10%, robusta 90%, rõ ràng đây là một bất lợi lớn của nước ta trên thị trường thế giới. Nhu cầu tiêu dùng cà phê tăng lên hàng năm, nhiều thị trường mới được khôi phục và mở rộng, còn các nước sản xuất cà phê thì điều kiện thời tiết khí hậu không bình thường và nhiều nguyên nhân khác cũng gây nên những khó khăn trong cung ứng cà phê. Vì vậy, nước ta có thể và cần phải nhanh chóng mở rộng diện tích cà phê chè. Dự báo đến năm 2010 Việt Nam sẽ có khoảng 500.000 ha cà phê trong đó cà phê chè 100.000 ha,sản lượng hơn 800.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu cà phê khoảng gần 1 tỉ USD. Theo phương hướng này, công tác quy hoạch khảo sát thiết kế các vùng trồng mới phải được tiến hành trước một bước và bố trí các mô hình sản xuất thực nghiệm nhằm xác định cơ cấu giống phù hợp, thực hành khuyến nông giúp cho nhân dân làm quen dần tiến tới nắm chắc các vấn đề kinh tế kỹ thuật sản xuất cà phê chè. Vừa qua Chính Phủ đã phê duyệt dự án phát triển cây cà phê chè 40.000 ha trong thời gian tới bằng vốn trong nước và vốn vay ưu đãi của quỹ phát triển Pháp (CFD). Ngành cà phê và các địa phương cần nhanh chóng đưa ra phương án phát triển cụ thể của mình để tiếp nhận nguồn vốn kể

trên. Hiện nay, đã có nhiều tỉnh đang triển khai trồng mới cà phê chè với tốc độ 300-1000 ha/năm/tỉnh.

Đối với cây cà phê vối, cần ổn định diện tích hiện có ở Tây Nguyên, lưu ý không nên mở rộng diện tích trồng mới trong thập niên đầu thế kỷ 21, tập trung đi vào thâm canh chiều sâu, chọn và lai tạo các loại giống mới có khả năng kháng bệnh và chịu hạn tốt để nâng cao năng suất và chất lượng làm hướng chính.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w