Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 65 - 68)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005.

1. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất cà phê.

1.4. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ sản xuất.

Cây cà phê là một cây công nghiệp dài ngày đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, sự sinh trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan như thời tiết, khí hậu, giá cả luôn luôn biến động thất thường mà người trồng cà phê khó có thể lường trước. Thực tế đó đòi hỏi Nhà nước phải có các chính sách mạnh mẽ nhằm hỗ trợ cho người sản xuất cà phê.

* Chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất.

Trước hết Nhà nước cần tập trung đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng trồng trọng điểm, qua đó hỗ trợ cho những người trồng cà phê.

Các ngân hàng cần quan tâm giải quyết cho nông dân vay vốn để đầu tư vào khâu sản xuất. Thành lập hệ thống tín dụng nông thôn để hỗ trợ kịp thời cho nông dân bằng cách thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần, xây dựng các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tại các vùng cà phê trọng điểm.

Nhà nước cũng cần giao một phần các nguồn vốn, trong đó có vốn xây dựng cơ bản, vốn định canh định cư và xoá đói giảm nghèo cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê (một lực lượng tích cực tham gia vào các chương trình kinh tế-xã hội tại các vùng sản xuất cà phê). Tạo điều kiện cho ngành cà phê được sử dụng một phần nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào khâu chế biến.

Đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành cà phê. Trước hết, cần coi trọng công tác thuỷ lợi vì đây là vấn đề cốt lõi để nâng cao năng suất cà phê. Tuỳ theo vùng sinh thái khác nhau nhu cầu tưới cho cà phê khác nhau, đòi hỏi phải có sự bố trí đầu tư phù hợp cho từng

vùng. Mặt khác, cần phát triển hệ thông giao thông, cơ sở chế biến có trình độ công nghệ cao, xây dựng kho tàng dự trữ và bảo quản, các cơ sở dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị, dịch vụ mua bán vật tư. Vốn đầu tư có một phần do ngân sách Nhà nước cấp, một phần là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, phần còn lại Nhà nước cho vay hoặc có thể áp dụng phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

*Chính sách thuế nông nghiệp

Để thu thuế một cách công bằng hợp lý, kích thích được cà phê phát triển thì trong thời gian tới, chúng ta nên thực hiện các biện pháp sau:

- Việc ưu đãi thuế cần hướng vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội như: đầu tư đổi mới trang thiết bị, hiện đại hoá công nghệ, đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm. Thực hiện ưu đãi thuế đối với các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết.

- Đối với vùng đất trống đồi núi trọc được đưa vào sản xuất cà phê nên có thời gian miễn giảm thuế dài hơn để khuyến khích người sản xuất mở rộng diện tích trên vùng đất này. Cụ thể sau 3-5 năm kể từ khi vườn cây được đưa vào khai thác mới thu thuế.

*Chính sách trợ giá sản xuất.

Đặc điểm sản xuất tiêu thụ hàng hoá nông sản nói chung và cà phê nói riêng là thời kỳ thu hoạch tập trung trong khoảng thời gian ngắn, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ rải đều các tháng trong năm do đó dẫn đến trong thời kỳ thu hoạch nông sản, lượng cung nông sản tăng rất mạnh trong khi đó nhu cầu tiêu thụ không đổi dẫn đến giá sẽ giảm, thậm trí có thời kỳ giá giảm xuống thấp hơn chi phí sản xuất. Điều này ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nông dân và ảnh hưởng xấu đến diện tích và sản lượng ở mùa vụ sau. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của người nông dân, duy trì và mở rộng sản xuất ở thời kỳ sau, Nhà nước cần công bố mức giá sàn để doanh nghiệp biết và chấp hành. Mức giá sàn mà Nhà nước công bố phỉ đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất có và một mức lãi hợp lý cho người nông dân. ở mức giá sàn này lượng cung hàng hoá lớn hơn lượng cầu thị trường do đó sẽ có tình trạng dư thừa. Vì vậy, Nhà nước cần phải giải quyết lượng hàng dư thừa này bằng cách sử dụng quỹ dự trữ để mua loại hàng dư thừa

này, nếu các doanh nghiệp tham gia mua thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ như không tính lãi suất đối với những khoản doanh nghiệp vay.

* Chính sách thu mua sản phẩm.

Hiện nay tình trạng thu mua sản phẩm cà phê diễn ra rất phức tạp. Do có quá nhiều đầu mối thu mua và xuất khẩu nên việc quản lý sản phẩm, giá cả và chất lượng cà phê chưa được đảm bảo, làm giảm uy tín của ngành. Vì vậy, để tránh sự thiệt thòi cho người sản xuất, nâng cao hiệu quả xuất khẩu, gây uy tín đối với khách hàng việc thu mua cần phải được chấn chỉnh lại:

- Cần có một hệ thống công ty chuyên thu mua chế biến đúng thời vụ, giá cả, trả tiền ngay tạo điều kiện quay vòng vốn cho người sản xuất cà phê để xuất khẩu. Quản lý chặt chẽ sản phẩm và nâng cao chất lượng cà phê. Không nên có quá nhiều công ty tham gia thu mua xuất khẩu để tránh hiện tượng tranh mua tranh bán, và cũng không nên có quá ít số công ty này làm gây ra hiện tượng độc quyền, ép giá trong việc mua nguyên liệu của người sản xuất.

- Nhà nước chỉ đạo cho ngân hàng Nhà nước đảm bảo cho các doanh nghiệp vay đủ và kịp thời vốn để mua hết cà phê trong dân trong mọi trường hợp, mọi thời gian, dạng sản phẩm nhân khô hay quả tươi.

- Nhà nước tiếp tục chỉ đạo việc thu mua tạm trữ cà phê để hạn chế việc bán ra ồ ạt như hiện nay gây ra áp lực giảm giá. Song song với việc chỉ đạo thu mua, cần thống nhất giá thu mua để giảm bớt thiệt hại cho người trồng cà phê.

* Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư nhằm khuyến khích các tổ chức quốc tế đầu tư trực tiếp vào sản xuất theo hình thức liên doanh hoặc hợp tác kinh doanh, chú trọng việc thu hút vốn vào khâu chế biến sâu.

Chế biến là một khâu quan trọng nó quyết định đến chất lượng cà phê xuất khẩu và đòi hỏi phải có trình độ công nghệ cao mà chỉ có thông qua hợp tác chuyển giao công nghệ mới thực hiện được.

Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì cần chú ý coi trọng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết. Hoàn thiện, đổi mới chính sách, tạo môi trường kinh tế, môi trường xã hội và môi trường pháp luật thuận lợi hơn cho việc đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất cà phê.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w