Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 73 - 74)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005.

3. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê.

3.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu.

Đây là một nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước nhằm thích nghi với nền kinh tế thị trường hiện nay đồng thời hoà nhập với xu thế chung của khu vực và thế giới:

- Dần tiến tới xoá bỏ cơ quan chủ quản, đáp ứng nhu cầu tham gian hoạt động xuất nhập khẩư của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ là các chủ thể kinh tế được đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, có các nghĩa vụ đối với Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi kinh doanh của mình.

- Nhà nước cần hạn chế tối đa các biện pháp điều hành băng hành chính đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. Khi cần thiết phải điều tiết, khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu thì nên sử dụng các biện pháp kinh tế là chủ yếu như chính sách lãi suất, chính sách điều tiết tỉ giá hối đoái,…

- Thành lập trung tâm thương mại tạo điều kiện tiền đề cho các quan hệ kinh tế quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Trước tiên là hình thành một trung tâm giao dịch cà phê tại Buôn Ma Thuột để đưa thị trường cà phê vào hoạt động có tổ chức. Trong thời gian xa hơn, tiếp tục nghiên cứu khả thi xây dựng Sở giao dịch cà phê kỳ hạn tại Việt Nam.

* Hoàn thiện hệ thống tổ chức xuất khẩu.

- Thành lập các tổ chức chuyên trách để xuất khẩu cà phê, giảm bớt các đầu mối xuất khẩu nhằm tránh tình trạng tranh mua tranh bán hiện nay.

- Thành lập các đơn vị thu mua cà phê nguyên liệu tư các hộ gia đình, đảm bảo mua hết sản lượng cà phê hàng năm. Các doanh nghiệp cần tập trung cải tiến cách tổ chức thu mua cho phù hợp với từng vùng, từng loại cà phê, xây dựng hệ thống kho tàng phục vụ chế biến, bảo quản và dự trữ cà phê.

- Xây dựng hệ thống các nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu.

- Thực hiện việc giám sát kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu chặt chẽ đảm bảo uy tín với khách hàng.

- Xây dựng chính sách giá hợp lý đảm bảo thích nghi với sự biến động của thị trường trong nước và quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của người sản xuất, đồng thời bán được nhiều sản phẩm nhất. Việc định giá nên chú ý xác định sát với thị trường để đảm bảo việc chiếm lĩnh thị trường quốc tế.

- Thành lập quỹ bảo hiểm dựa vào nguồn lợi từ thuế thu trong những năm giá cà phê trên thế giới cao để bù đắp những thiệt hại cho ngành khi thị trường cà phê mất giá. Làm được điều này sẽ duy trì được sự hoạt động ổn định của các đơn vị tham gia xuất khẩu, giảm bớt được các thiệt hại do sự biến động của thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 73 - 74)