Đánh giá chung về hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 50 - 54)

II- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM.

6. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê trong thời gian qua.

thời gian qua.

Trong hơn 20 năm qua, ngành cà phê của nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt. Cà phê Việt Nam từ vị trí thứ 20, ngày nay đã vươn lên trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới và là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 50 quốc gia và lãnh thổ tại hầu hết các Châu lục. Hằng năm đem lại cho đất nước nguồn ngoại tệ đáng kể, đóng góp vào sự phát triển sản xuất, công nghiệp hoá đất nước, thu hút hàng vạn lao độngvà không ngừng nâng cao đời sống của những người sản xuất cà phê.

- Chúng ta có những điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê,

- Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào,tiền công lao động thấp, đặc biệt ở vùng nông thôn do vậy làm giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng canh tranh về giá với các nước khác.

- Sự lãnh đạo của Đảng , nhân dân ta để khai thác tốt vùng đất Bazan rộng lớn vào trồng cà phê và cà phê cũng là một cây trồng có giá trị kinh tế cao, rất thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nước ta.

- Tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và thế giới trong công tác trồng mới, chăn sóc chọn giống, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất cà phê của nước ta đứng hàng đầu thế giới.

- Việt Nam có tổ chức chuyên ngành cà phê là tổng công ty cà phê Việt Nam và hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam phối hợp với các địa phương chăm lo phát triển thâm canh, xây dựng cơ sở hạ tầng, quan hệ với các nước để thu hút vốn đầu tư và tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, sự phát triển của ngành cà phê thời gian qua vẫn nổi lên nhiều tồn tại cần được khắc phục. Đó là tình trạng phát triển cà phê ồ ạt thiếu sự quản lý, thiếu tính quy hoạch đồng bộ, dài hạn; chất lượng cà phê xuất khẩu không đáp ứng được yêu cầu của thị trường; giá thành sản xuất còn quá cao; sự bất hợp lý trong cơ cấu chủng loại cà phê; hệ thóng tổ chức xuất khẩu còn nhiều bất cập. Cụ thể:

- Phát triển cây cà phê còn thiếu quy hoạch chặt chẽ, phần lớn còn mang tính tự phát, trông chờ vào sự may rủi của thị trường, Vai trò cả các cơ quan quản lý tại các địa phương trong việc hướng dẫn và hỗ trợ nông dân thực hiện việc phát triển cà phê theo các quy hoạch của Nhà nước là rất mờ nhạt. Kết quả là không những kém phát huy được hiệu quả mà còn gây ra những tác động tiêu cực về môi trường sinh thái. Cụ thể, việc phá rừng ồ ạt để trồng cà phê, trong đó có nhiều diện tích rừng nguyên sinh, là một việc làm thiếu khôn ngoan gây ra những thảm hoạ về sinh thái. Hơn nưa, việc phát triển cà phê nhưng không chú ý đên nguồn nước tưới nên dẫn đến sự mất cân đối về nguồn nước.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê ở nước ta còn thiếu thốn lạc hậu. Hiện tại nhiều nơi người dân còn phải phơi cà phê trên đất, điều này ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng của cà phê, làm cho cà phê của

Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu thương mại. Hệ thống kho bãi không đủ, không đáp ứng được các yêu cầu về bảo quản gây thiệt hại cho người sản xuất kinh doanh cà phê và Nhà nước.

- Phần lớn cơ sở chế biến cà phê của Việt Nam máy móc thiết bị lạc hậu không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật. Phần lớn chúng ta chỉ chế biến thô rồi xuất khẩu qua trung gian, điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Mạng lưới thu mua và đầu mối xuất khẩu qúa nhiều gây ra hiện tượng tranh mua tranh bán gây thiệt hại cho cả người sản xuất và nhà xuất khẩu.

- Mạng lưới khuyến nông về cà phê quá mỏng, chưa đáp ứng trước những đòi hỏi phát triển nhanh của ngành cà phê.

- Cơ cấu cà phê còn bất hợp lý, hiện nay khoảng 90% sản lượng cà phê nước ta là giống cà phê vối, cà phê chè chỉ chiếm 10%. Trong khi đó, thị trường cà phê thế giới lại tiêu thụ phần lớn là cà phê chè (hơn 70%), giá của cà phê chè thường cao gấp 1,5-2 lần cà phê vối. Xu hướng tiêu thụ cà phê chè ngày càng tăng, đặc biệt ở nước có mức sống cao như Mỹ. Đây là một thực tế mà ngành cà phê phải đặc biệt quan tâm.

- Tiêu chuẩn chất lượng cà phê của Việt Nam chưa hoà nhập với hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

- Ở một số tỉnh phía Bắc chưa khắc phục được tình trạng bị sương muối nên trồng cà phê hiệu quả thấp, chất lượng không cao.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là.

- Việc sản xuất cà phê chịu tác động mạnh của điều kiện thời tiết và điều kiện tự nhiên, đây là tình trạng chung của hầu hết các nước sản xuất cà phê trên thế giới.

- Thị trường cà phê luôn có những biến động thất thường, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong mấy năm qua mặc dù khối lượng xuất khẩu liên tục tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm do giá cà phê thế giới xuống thấp. Điều này, đặt ra vấn đề cần xem xét lại hiệu quả của việc tăng sản lượng xuất khẩu.

- Sự hỗ trợ của Nhà nước trong ngành cà phê còn chưa đủ liều, hiệu quả thấp. Đó là chính sách thuế xuất nhập khẩu, tín dụng, vốn, vật tư kỹ thuật, chưa thể hiện sự ưu đãi đối với sản xuất kinh doanh cà phê như một ngành mũi nhọn.

- Các đơn vị tham gia vào hoạt động xuất khẩu cà phê còn chưa có kinh nghiệm, chưa có đủ trình độ quản lý tổ chức kinh doanh tương xứng với đòi hỏi của thị trường, chưa quan tâm đến công tác nghiên cứu phát triển thị trường.

PHẦN THỨ BA

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w