Ảnh hưởng của hội nhập AFTA đến xuất khẩu cà phê.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 49 - 50)

II- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM.

5. Ảnh hưởng của hội nhập AFTA đến xuất khẩu cà phê.

Khi tham gia hội nhập CEPT, Việt Nam sẽ không phải lo ngại nhiều về khả năng cạnh tranh xuất khẩu cà phê hạt với các nước trong khối vì hiện nay chỉ có Indonesia là đối thủ cạnh tranh lớn nhất nhưng do vụ cà phê của hai nước hoàn toàn trái ngược nhau nên cà phê xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh mạnh trong khu vực. Hơn nữa, cà phê Việt Nam có những lợi thế về năng suất nhờ giống, thổ nhưỡng, khí hậu, lao động rẻ có kinh nghiệm trồng, thuế đất thấp, chất lượng cà phê ngon, đặc biệt Việt Nam có khả năng mở rộng diện tích cà phê chè. Tuy vậy, chúng ta cũng có những bất lợi như: chất lượng sản phẩm cà phê sơ chế và tinh chế chưa cao.

Theo APEC, một số nước đề nghị giảm thuế nhanh nhưng chưa toàn diện, đặc biệt ưu tiên đối với một số mặt hàng thực phẩm, trong đó có cà phê.

Bảng 12 : tiến trình giảm thuế đối với sản phẩm cà phê

Năm Danh mục

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Sơ chế 15% 15 % 15% 10% 10% 5% _ _ _

Thành phẩm 45% 35% 25% 20% 20% 20% 15% 10% 5%

* Cà phê sơ chế.

Việt Nam không nhập cà phê hạt mà đang xuất khẩu do đó sản xuất cà phê ít bị ảnh hưởng bởi việc hội nhập quốc tế do hiện tại đang có ưu thế về năng suất, giá cả so với thế giới. Từ năm 2000 trở về trước cà phê xuất khẩu của nước ta phải chịu mức thuế là 15% nhưng bắt đầu từ năm 2001 giảm xuống còn 10% và ở mức 5% vào năm 2003. Như vậy, khi hội nhập chúng ta sẽ được giảm thuế, đây là yếu tố tạo cơ hội mở rộng thị trường và thị phần, nâng cao uy tín chất lượng sơ chế tốt hơn. Tiến trình cắt giảm thuế cơ bản mang lại thuận lợi cho người trồng và xuất khẩu cà phê.

* Cà phê thành phẩm.

Loại cà phê chế biến hoà tan và không hoà tan chiếm 45% tổng cà phê các loại ( riêng cà phê hoà tan đa số nhập khẩu). Theo như tiến trình giảm thuế được trình bày ở bảng trên thì thuế suất sẽ giảm từ 25% năm 2000 xuống 5% năm 2006, điều này sẽ tạo điều kiện để các sản phẩm cà phê thành phẩm nước ngoài tràn vào thị trường trong nước, trực tiếp cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ta. Hệ quả của việc này sẽ làm thu hẹp lại thị phần của các doanh nghiệp chế biến cà phê trong nước và gián tiếp ảnh hưởng xấu đến người trồng cà phê.

Tuy nhiên, lợi ích đem lại là người sản xuất được tiếp xúc trực tiếp với thị trường bên ngoài, cạnh tranh để nâng cao hiệu quả, từ đó đi đến quyết định đầu tư sáng suốt hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w