Các chính sách điều tiết của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 45 - 47)

II- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM.

2. Thực trạng công nghiệp sản xuất và chế biến cà phê.

3.6. Các chính sách điều tiết của Nhà nước.

Vào cuối năm 1994, trước tình trạng tranh mua tranh bán trên thị trường cà phê, Chính phủ đã quyết định thiết lập chế độ đầu mối xuất khẩu. Chế độ quy định tất cả các doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam, kể cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh nếu xuất khẩu được trên 200 tấn/năm sẽ được Bộ Thương mại công nhận là đầu mối xuất khẩu và khi đã là đầu mối họ

được quyền xuất khẩu với khối lượng không hạn chế. Sau hơn 3 năm thực hiện, ngành cà phê đã có được hơn 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu (trên tổng số hơn 30 đầu mối xuất khẩu), thường xuyên chiếm hơn 90% sản lượng xuất khẩu của cả nước. Chế độ đầu mối này đã góp phần quan trọng trong việc nâng dần tỉ trọng cà phê đã qua chế biến bởi trong điều kiện vườn cà phê đã được tư nhân hoá hoặc giao khoán cho các hộ gia đình chỉ có các công ty chuyên doanh mới đủ mạnh để đầu tư máy móc nhằm nâng cao chất lượng cà phê và chế biến cà phê hoà tan. Điều này đã được chứng minh trong thực tế. Trong 2 năm 1996và 1997, đã có 10 dàn máy chế biến, trị giá mỗi dàn trên dưới 1 tỉ VND, đã được các doanh nghiệp chuyên doanh đưa vào sử dụng. Tỉ trọng cà phê có lượng hạt đen vỡ dưới 5% tăng dần và đây là lý do chính kéo các nhà rang xay đến Việt Nam, bỏ qua trung gian là các nhà buôn.

Hệ thống doanh nghiệp chuyên doanh còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đấu tranh về giá với nước ngoài. Sau 3 năm thi hành chế độ đầu mối, chênh lệch giữa giá FOB Việt Nam và giá Luân Đôn đã dần dần được thu hẹp bớt.

Chế độ đầu mối xuất khẩu đã được bãi bỏ vào ngày 18/03/1998. Trong một vài tháng đầu, tình hình vẫn khá khả quan, mối liên kết vẫn đựoc duy trì nhưng tới tháng 6/1998 thì Câu lạc bộ cà phê Đắc Lắc và sau đó là hiệp hội cà phê cacao Việt Nam đã có văn bản đề nghị áp dụng trở lại chế độ đầu mối xuất khẩu bởi hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh như cho nước ngoài núp bóng mua hàng, nhập khẩu cà phê kém chất lượng về pha trộn với cà phê Việt Nam,… đã bắt đầu xuất hiện, đe doạ phá vỡ các thành quả về giá và uy tín đã có được trong những năm qua. Mặc dù có những mặt tốt nhưng nhìn chung chế độ đầu mối xuất khẩu không phải là một cơ chế hoàn thiên và có thể vận hành lâu dài. Chính vì vậy, Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để tìm hướng xử lý tốt hơn cho ngành cà phê, bảo đảm tối đa lợi ích của ngành.

Ngày 27/10/2000, Thủ Tướng Chính Phủ đã có quyết định 1067 về việc hỗ trợ xuất khẩu cà phê niên vụ 2000/2001. Theo đó phải thực hiện tạm trữ 60.000

tấn cà phê nhân, phân bổ cho các tỉnh Đắc Lắc 20.000 tấn, Đồng Nai 10.000 tấn, Gia Lai 7.000 tấn, Lâm Đồng 8.000 tấn và Tổng công ty cà phê Việt Nam 15.000tấn. Thời hạn tạm trữ là 6 tháng tính từ ngày 15/11/2000.

Ngày 13/02/2001 Thủ Tướng Chính Phủ lại ra quyết định tạm trữ thêm 90.000 tấn cà phê vối với thời hạn là 6 tháng. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng. Ngay sau khi có quyết định giá mua cà phê trong nươchính sách cho nông dân đã tăng 200-250 đồng/kg.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w