Tập quán mua bán và xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 44 - 45)

II- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM.

2. Thực trạng công nghiệp sản xuất và chế biến cà phê.

3.5. Tập quán mua bán và xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Ở Việt Nam cà phê được mua bán tại các nông trường và các hộ gia đình. Trước năm 1998 chỉ có các công ty quốc doanh của các tỉnh, quận, huyện mới được mua cà phê từ người sản xuất để xuất khẩu. Từ năm 1988 trở lại đây do việc tự do hoá thương mại cà phê trong nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong cả nước hoạt động mạnh mẽ. Vinacafe mua cà phê của các nông trường quốc doanh và của các hộ gia đình hoặc mua thông qua các công ty Nhà nước khác. Ngoài Vinacafe ra các công ty khác của các tỉnh đều có thể xuất khẩu cà phê. Điều này có nghĩa là không một tổ chức nào độc quyền về xuất khẩu cà phê. Do có quá nhiều đầu mối thu mua xuất khẩu nên thường dẫn đến hiện tượng tranh mua tranh bán.

+ Phương thức tìm nguồn bán:

Thông thường ở Việt Nam thì người mua liên hệ với Vinacafe và các công ty xuất khẩu trực tiếp bằng Telex, fax và điện thoại hoặc đến trực tiếp công ty dể hỏi mua. Ngày nay, có nhiều văn phòng đại diện nước ngoài đóng ở Việt Nam và việc có nhiều người đứng ra làm tổ chức trung gian, đại lý hoa hồng, làm cầu nối trung gian giữa người mua và người bán.

+ Việt Nam làm đàm phán hợp đồng mua bán cà phê theo các điều kiện thông thường của thế giới như hợp đồng mẫu cà phê Châu Âu 1997, nhưng có gọn nhẹ và linh hoạt hơn.

+ Thuế xuất khẩu:

Trước đây, cà phê xuất khẩu của nước ta bị đánh thuế từ 1-3% giá trị FOB. Nhưng hiên nay, việc xuất khẩu cà phê đã được giảm thuế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w