5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Các nhóm giải pháp đặc thù thực hiện giảm nghèo bền vững
xã nghèo và hộ nghèo tại huyện Võ Nhai
4.2.2.1. Nhóm giải pháp đối với xã nghèo
Một là, tăng cƣờng đầu tƣ và thực hiện tốt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo. Đảm bảo giao thông liên xã, liên thôn và các công trình thiết yếu khác.
Đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ đầu tƣ xây dựng mới các công trình thiết yếu còn thiếu trên địa bàn, ƣu tiên công trình phục vụ sản xuất, có tác dụng thiết thực đến xoá đói giảm nghèo nhƣ công trình thuỷ lợi, đƣờng dân sinh, điện phục vụ sản xuất, chợ nông thôn. Sửa chữa và nâng cấp các công trình thiết yếu hiện có để phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh.
Hai là, xây dựng cơ chế phân cấp cho các xã làm chủ đầu tƣ, thôn, bản quản lý, tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát và giao cho các hộ nông dân và cộng đồng ngƣời nghèo.
4.2.2.2. Nhóm giải pháp đối với các hộ nghèo
Một là, tăng cƣờng công tác giáo dục tƣ tƣởng, tuyên truyền nhận thức cho các hộ nghèo tự giác vƣơn lên thoát nghèo và không tái nghèo trở lại.
Trong nhiều năm qua, các chƣơng trình xoá đói giảm nghèo đã đem lại kết quả tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, nhiều chính hỗ trợ đã đem lại cho ngƣời nghèo quá nhiều quyền lợi đã tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ đó mà không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
muốn thoát nghèo. Do vây, cần phải có giải pháp giáo dục, tuyên truyền và vận động bản thân các hộ nghèo nhìn thấy tác động tiêu cực của tƣ tƣởng đó.
Hai là, tiếp tục thực hiện và thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo về giáo dục.
Đối tƣợng là con em hộ nghèo và các thành viên khác của hộ nghèo trong độ tuổi đi học, trong đó ƣu tiên con em các hộ nghèo dân tộc thiểu số và trẻ em tàn tật với mục đích hỗ trợ cho con em hộ nghèo đƣợc học tập bình đẳng nhƣ những học sinh khác, góp phần nâng cao trình độ văn hoá của ngƣời nghèo, nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững. Hiện nay đang thực hiện miễn toàn bộ học phí (đối với các cấp học và bậc học phải đóng học phí) và các khoản đóng góp xây dựng trƣờng cho học sinh thuộc con em các hộ nghèo là dân tộc thiểu số, trẻ em tàn tật; Giảm 50% học phí (đối với các cấp học, bậc học phải đóng học phí) và 50% các khoản đóng góp xây dựng trƣờng cho học sinh là con các hộ nghèo khác; Hỗ trợ mua sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh là con các hộ nghèo dân tộc thiểu số và trƣờng dân tộc nội trú.
Ba là, tăng cƣờng đầu tƣ và thực hiện có hiệu quả các dự án dạy nghề cho nông dân nghèo và ngƣời dân tộc thiểu số.
Công tác đào tạo nghề đã và đang đƣợc thực hiện trên địa bàn nhằm trợ giúp ngƣời nghèo, đặc biệt là thanh niên nghèo, kết quả về số lƣợng là tƣơng đối tốt, nhƣng về chất và hiệu quả chƣa thực sự tốt. Do vậy chúng ta cần nghiên cứu, đánh giá nhu cầu học nghề của ngƣời nghèo, xây dựng kế hoạch đào tạo và hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn phù hợp để ngƣời nghèo có thể tự tạo ra cơ hội việc làm, ƣu tiên các nghề có sử dụng tại chỗ hoặc thu nhận vào các doanh nghiệp và đi lao động ở nƣớc ngoài.
Bốn là, trên cơ sở các mô hình giảm nghèo đã thực hiện tốt và chƣa tốt trong thời gian qua, tổ chức đánh giá có sự tham gia của các hộ nghèo, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình giảm nghèo thành công.
Đã có nhiều mô hình giảm nghèo thành công trên địa bàn huyện nhờ đó mà thoát nghèo nhƣ: Mô hình chăn nuôi lợn rừng thƣơng phẩm; mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản; Mô hình trồng rừng; v.v.. Nhƣng cũng tồn tại một số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
hộ gia đình giảm nghèo không thành công. Do vậy cần có sự trao đổi kinh nghiệm giữa các mô hình thành công và không thành công cùng các hộ nghèo khác để đƣa ra các bài học kinh nghiệm, các nhân tố mới trong giảm nghèo. Từ đó tuyên truyền đến các địa phƣơng và các hộ nghèo trên địa bàn.
Năm là, tiếp tục thực hiện và thực hiện có hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm, đổi mới phƣơng pháp tiếp cận khuyến nông, khuyến lâm đối với các hộ nông dân, thực hiện việc hƣớng dẫn cách làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp thông tin thị trƣờng cho các hộ nông dân nghèo.
Đối với các hộ nghèo, họ có thể có lao động, đất sản xuất nhƣng thiếu kiến thức về mọi mặt, thiếu kinh nghiệm làm ăn. Do đó cần sự hỗ trợ về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm để tăng thu nhập bền vững. Chú ý tăng cƣờng đội ngũ cán bộ khuyến nông khuyến lâm ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn và các thôn bản. Xây dựng chế phù hợp để tổ chức đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đối với cán bộ khuyến nông cơ sở, đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản về phƣơng pháp khuyến nông và phƣơng pháp tiếp cận cộng đồng.
Sáu là, tiếp tục hỗ trợ về y tế cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số và nhân dân sống tại các xã đặc biệt khó khăn.
Củng cố mạng lƣới y tế cơ sở, nhất là y tế xã và thôn bản. Đầu tƣ toàn diện cơ sở vật chất cho các trạm y tế xã, đào tạo đội ngũ cán bộ y, bác sĩ về làm việc ở trạm y tế cơ sở, thực hiện lồng ghép với đề án "nâng cấp trạm y tế và đầu tư cho các trung tâm giáo dục sức khoẻ”. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng. Tiếp tục hỗ trợ 100% bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và hộ cận nghèo. Xây dựng thêm các cơ sở y tế công lập và dân lập đảm bảo đủ tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ y tế.
Bảy là, tiếp tục thực hiện tốt chính sách về ƣu đãi tín dụng cho ngƣời nghèo, nâng mức vay cao hơn, thời hạn cho vay dài hơn để phù hợp với yêu cầu sản xuất của ngƣời dân. Đẩy mạnh cung cấp tín dụng cho ngƣời nghèo có sức lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
để vƣợt nghèo. Đổi mới phƣơng pháp tiếp cận và hƣớng dẫn sử dụng vốn cho hộ nghèo nhất là hộ có chủ hộ là nữ, hộ có ngƣời tàn tật, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Cung cấp tín dụng ƣu đãi, với thủ tục vay và thu hồi vốn đơn giản, thuận tiện nhanh chóng, phù hợp với ngƣời nghèo, áp dụng linh hoạt phƣơng thức cho vay chủ yếu là tín chấp thông qua hình thức nhóm tín dụng tiết kiệm hoặc các nhóm tƣơng trợ tự nguyện của ngƣời nghèo và các đoàn thể xã hội, thời gian từ khi đăng ký vay đến khi nhận đƣợc tiền tối đa không quá 15 ngày. Món vay và thời gian vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh nhƣng tối đa không vƣợt quá 15 triệu đồng và không quá 5 năm, tuỳ vào từng vùng có thể cung cấp vốn vay bằng tiền hay hiện vật (nhƣ mô hình ngân hàng cho vay bò, cho vay vật tƣ nông nghiệp). Kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với hoạt động tiết kiệm giúp hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo bền vững, đồng thời giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay thông qua việc tổ chức nhóm tín dụng - tiết kiệm để hạn chế tình trạng nợ đọng và sử dụng vốn sai mục đích.