Các nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 118 - 125)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Các nhóm giải pháp chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

4.2.1.1. Nhóm các giải pháp về cơ chế chính sách và sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía Nhà nước và cộng đồng

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, thực hiện tốt sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể và sự hưởng ứng tích cực của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện công tác giảm nghèo tuy đã đƣợc quan tâm, đã đƣợc đƣa vào nghị quyết của Đảng, nội dung hoạt động của chính quyền nhƣng tính trách nhiệm của tập thể và cá nhân chƣa cao. Cần quan tâm hơn nữa đến nội dung và nên xem đây là một chỉ tiêu đánh giá, phân loại đảng viên và tổ chức đảng hàng năm.

Hai là, kiện toàn Ban chỉ đạo và cơ quan giúp việc từ tỉnh đến huyện, xã đảm bảo đủ năng lực, thẩm quyền để triển khai có hiệu quả các chính sách, dự án thuộc chương trình giảm nghèo.

Hiện nay các cán bộ làm công tác giảm nghèo từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm. Trƣởng ban chỉ đạo thƣờng là Bí thƣ hoặc Chủ tịch địa phƣơng, các cán bộ khác cũng là kiêm nhiệm tại các sở, ban, ngành nên việc triển khai các nội dung giảm nghèo không đạt hiệu quả cao.

Cần thực hiện phân công trách nhiệm đến các Sở, ngành, đoàn thể giúp huyện, xã triển khai xây dựng kế hoạch giảm nghèo tại các địa phƣơng, thực hiện tốt chính sách tăng cƣờng, cán bộ, tri thức trẻ giúp các xã nghèo.

Ba là, thực hiện phân cấp quản lý và sử dụng kinh phí cho cấp xã theo hình thức hỗ trợ kinh phí trọn gói có mục tiêu, địa phương tự quyết định, tự chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan quản lý cấp trên.

Việc phân cấp quản lý và sử dụng kinh phí cho cấp xã hiện nay chƣa thực sự rõ ràng, dẫn đến sự chồng chéo, không phân định đƣợc trách nhiệm cụ thể. Cần xây dựng cơ chế phối hợp, thực hiện quy trình lồng ghép, gắn kết với các chƣơng trình, dự án khác trên địa bàn theo hình thức trọn gói, có mục tiêu cụ thể để tập trung các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu giảm nghèo, tránh trùng lắp, chồng chéo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Bốn là, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở để có được cán bộ đủ năng lực lãnh đạo, điều hành và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho công tác giảm nghèo và các chương trình lồng ghép khác.

Công tác cán bộ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của công tác giảm nghèo, cần thiết phải có đội ngũ cán bộ giảm nghèo chuyên trách các cấp có đủ trình độ chuyên môn, năng lực thực thực tiễn để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ cho giảm nghèo.

Năm là, xây dựng cơ chế hợp lý và thực hiện tốt mối quan hệ bốn nhà: Nhà nước - Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiêp.

Cùng với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Nhà nƣớc, cần phải có chính sách thực hiện xã hội hoá công tác giảm nghèo nhằn huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, từ cộng đồng, từ các tổ chức kinh tế xã hội và của cộng đồng ngƣời nghèo. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt mối quan hệ “bốn nhà”, tạo điều kiện để các hộ nông dân nghèo đặc biệt là ngƣời nghèo là ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời nghèo thuộc các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, để họ tiếp cận và đƣợc thụ hƣởng tính ƣu việt của các chƣơng trình giảm nghèo, các dịch vụ xã hội, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trƣờng.

4.2.1.2. Nhóm các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai gắn với việc giảm nghèo bền vững

Một là, cần kiểm tra, rà soát và có kế hoạch làm mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông liên xã, liên thôn. Duy trì sự thông suốt các hệ thống giao thông trên địa bàn huyện.

Để đảm bảo cho sản xuất phát triển và tiêu thụ nông sản hàng hoá đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống giao thông, không chỉ các đƣờng liên tuyến, liên xã mà còn cả giao thông liên thôn, giao thông nội đồng, đặc biệt quan tâm đối với các vùng sản xuất hàng hoá nông sản tập trung. Trong những năm qua, Võ Nhai đã đầu tƣ đáng kể vào phát triển giao thông thông qua các dự án, chƣơng trình do Nhà nƣớc hỗ trợ, tuy nhiên vẫn còn một số vùng đƣờng sá đi lại còn khó khăn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa của huyên và vì vậy cần sớm đƣa vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

kế hoạch xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trong thời gian sắp tới.

Hai là, kiểm tra và có kế hoạch cải tạo và xây dựng hệ thống thuỷ lợi, hệ thống kênh mương nội đồng, đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Hệ thống thuỷ lợi của huyện Võ Nhai bao gồm: hệ thống kênh tƣới, kênh tiêu cấp I, cấp II, các hồ chứa nƣớc, phai đập và trạm bơm. Hiện các công trình đó đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, đã ảnh hƣởng đến năng suất và sản lƣợng cây trồng. Do vậy cần đƣợc cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới đáp ứng đƣợc yêu cầu thâm canh tăng năng suất cây trồng, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ.

Ba là, kiểm tra và có kế hoạch thực hiện việc nâng cấp và hoàn thiện hệ thống điện quốc gia trong hệ thống điện trên địa bàn huyện, đảm bảo 100% các xã thường xuyên được sử dụng điện.

Trong những năm qua nhà nƣớc và nhân dân đã đầu tƣ khá lớn vào hệ thống điện, nên cả tỉnh đến nay đã có 100% số xã có điện, 97,5% số hộ nông thôn đã dùng điện lƣới quốc gia. Tuy nhiên hệ thống điện đã và đang xuống cấp, giá điện cao có ảnh hƣởng lớn đến sinh hoạt của nhân dân và phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là khó khăn trong chế biến, bảo quản nông sản. Vì vậy trong thời gian sắp tới hệ thống điện phải đƣa nâng cấp để đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông lâm nghiệp, tạo chủ động an toàn trong sản xuất.

Bốn là, đầu tư xây dựng các cơ sở y tế, trường học, các trung tâm thông tin, tụ điểm văn hoá, các dịch vụ công cộng, đáp đến mức cao nhất nhu cầu học tập, chăm sóc sức khoẻ và vui chơi giải trí của nhân dân.

Quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo điều kiện học tập cho ngƣời dân là đầu tƣ cho con ngƣời, lực lƣợng quyết định sự phát triển của xã hội. Mặt khác cần phải quan tâm đầu tƣ đến cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng nhằm đáp ứng đến mức tốt nhất nhu cầu về tinh thần của ngƣời dân, góp phần nâng cao dân trí, an sinh xã hội và phát triển kinh tế.

Trong thời gian trƣớc mắt, Võ Nhai cần quan tâm đến việc tăng cƣờng thiết bị y tế, trƣờng học, nâng cấp các trung tâm y tế, bệnh viện và xoá các lớp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

học trong nhà tạm. Xây dựng các khu vui chơi giải trí cho ngƣời dân đến cấp xã, những năm sau khi có điều kiện về vốn đầu tƣ sẽ tiến hành nâng cấp các trung tâm xã và xây dựng đến cấp thôn, bản.

Năm là, ưu tiên đầu tư xây dựng các trung tâm khoa học kỹ thuật, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và chuyển giao khoa học công nghệ, trước mắt là các trung tâm về giống cây trồng, vật nuôi phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

Đầu tƣ cho khoa học công nghệ là khâu then chốt của cách mạng khoa học kỹ thuật, cần phải lựa chọn khoa học công nghệ mũi nhọn để ƣu tiên đầu tƣ. Đối với Võ Nhai trong thời gian tới cần quan tâm khai thác thế mạnh về sản xuất nông lâm nghiệp, do đó nên quan tâm đến kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. Để chủ động sản xuất, có giống tốt đáp ứng phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi trong thời gian sắp tới cần thiết phải ƣu tiên đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất giống cây trồng và giống gia súc, gia cầm: (i) Đối với ngành trồng trọt: cần tập trung xây dựng các vùng sản xuất giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng, trong đó tập trung vào các khu thử nghiệm, nhà kho, sân phơi, lò sấy và các thiết bị kỹ thuật sản xuất giống khác; (ii) Đối với ngành chăn nuôi: xây dựng các trạm, trại sản xuất giống lợn nái nền, lợn đực giống, trạm sản xuất tinh và phối giống bò, cơ sở thú y, cơ sở thí nghiệm phục vụ cho chăn nuôi.

Sáu là, cần thiết đánh giá lại thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các nguồn lực của huyện để xác định lại định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho huyện Võ Nhai trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế và trong nội bộ từng ngành kinh tế cụ thể, khai thác triệt để và hợp lý các nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Theo xu hƣớng chung trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phƣơng hiện nay đều ƣu tiên phát triển thƣơng mại - dịch vụ và công nghiệp. Tuy nhiên, đối với huyện Võ Nhai, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội trong giai đoạn trƣớc mắt cần ƣu tiên phát triển nông lâm nghiệp để phát huy thế mạnh về đất đai lâm nghiệp và phục vụ mục tiêu xoá đói giảm giảm nghèo. Bên cạnh đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

cùng đồng thời mở rộng phát triển các ngành kinh tế khác để tạo việc làm, nâng cao thu nhập, khai thác các nguồn lực, tạo bƣớc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác tạo đà cho sự phát triển kinh tế của huyện.

Bảy là, trong chuyển dịch kinh tế Nông lâm nghiệp phải thực hiện mục tiêu an ninh lương thực và phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong những năm gần đây huyện Võ Nhai rất quan tâm đến phát triển sản xuất nông nghiệp nên đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Mức bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 792 kg/ ngƣời/năm 2014. Tuy nhiên, đối với huyện Võ Nhai là một huyện miền núi, thì trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, vấn đề an ninh lƣơng thực phải đƣợc đảm bảo ở mức tối thiểu 520 kg/ngƣời/năm.

Tám là, lựa chọn tiến bộ khoa học công nghệ mũi nhọn phù hợp cho từng ngành trong nội bộ ngành nông lâm nghiệp và cho từng loại hình sản xuất trên địa bàn.

Các ngành sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản hay lâm nghiệp đều các loại sản phẩm khác nhau, mỗi loại lại có những yêu cầu khác nhau về đặc tính kỹ thuật. Do vậy cần lựa chọn các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với đặc kỹ thuật của từng loại sản phẩm đó. Mặt khác, tuỳ theo từng loại hình sản xuất khác nhau thì cũng phải lựa chọn quy trình công nghệ cho phù hợp.

Chín là, đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng kết hợp với triển khai các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các mô hình nông lâm kế hợp, phát huy tối đa thế mạnh của đất rừng.

Hiện tại, các chƣơng trình, dự án xoá đói giảm nghèo chỉ hỗ trợ ngƣời dân cây giống, kỹ thuật trồng rừng, riêng đối với các hộ nghèo chƣa có đất thì đƣợc giao đất và hỗ trợ thêm lƣơng thực. Các loại cây đƣợc trồng nhiều ở huyện Võ Nhai là keo, mỡ, thông, sau 5 năm các loại cây này mới cho thu hoạch lần đầu. Mỗi ha keo, mỡ 4 - 5 tuổi cho thu hoạch khoảng 50 tấn, với giá thành 800.000 đồng/tấn ngƣời trồng rừng có thể lãi 30.000.000 đồng/ha sau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

khi trừ các chi phí. Để ngƣời dân, đặc biệt là các hộ nghèo có điều kiện thực hiện trồng rừng trên đất lâm nghiệp đƣợc giao, rất cần sự hỗ trợ đủ mạnh để họ có thể đứng vững trong thời gian đầu. Muốn nhƣ vậy, ngoài việc hỗ trợ cây giống, phân bón, lƣơng thực cho việc trồng rừng cần phải hỗ trợ, hƣớng dẫn dân thực hiện kết hợp các mô hình chăn nuôi và trồng xen kẽ các loại cây lƣơng thực nhƣ ngô, lúa, v.v.. Nhƣ vậy, cùng một lúc sẽ phải hỗ trợ dân nghèo cả trồng rừng, canh tác và chăn nuôi. Kinh tế rừng phát triển chính là nguồn thu giúp dân thoát nghèo bền vững.

4.2.1.3. Nhóm các pháp nhằm nâng cao năng lực nội sinh đối với các hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai

Một là, tổ chức tuyên truyền sâu rộng về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về giảm nghèo, chú trọng việc kết hợp sử dụng đa dạng các kênh truyền thông để chuyền tải đầy đủ, chính xác các chế độ, chính sách đến ngƣời dân.

Hai là, thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện tiến độ, kết quả thực hiện công tác giảm nghèo. Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu trong công tác quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu kỳ đến cuối kỳ, từ thôn - xã - huyện. Xây dựng cơ chế để các đoàn thể và ngƣời dân tham gia đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình giảm nghèo.

Ba là, về hỗ trợ đất sản xuất cần rà soát lại quỹ đất của các địa phƣơng, nếu còn quỹ đất thì giao cho hộ đồng bào dân tộc với mức đất sản xuất tối thiểu là 0,5 ha đất nƣơng rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nƣớc 1 vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nƣớc 2 vụ. Đối với các hộ nông dân không có đất, sử dụng giải pháp đào tạo nghề và tạo việc làm để chuyển đổi nghề khác, tạo việc làm và thu nhập ổn định. Gắn việc giao đất với khuyến nông và hỗ trợ tín dụng để giúp ngƣời dân sử dụng có hiệu quả đất đƣợc giao.

Bốn là, về nƣớc sinh hoạt đã đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng các bể nƣớc sạch tập trung cho những nơi đông dân cƣ, hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ nghèo sống phân tán ở vùng cao, núi đá khu vực khó khăn về nguồn nƣớc sinh hoạt để đào giếng, xây bể dự trữ nƣớc hoặc tạo nguồn nƣớc sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

hoạt mức 01 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, mức hỗ trợ này là quá thấp, trong khi giá cả các nguyên vật liệu và cƣớc phí vận chuyển cao, kinh phí không đủ để các hộ nghèo xây dựng bể dự trữ hoặc đào giếng.

Năm là, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho ngƣời nghèo, hộ nghèo nhƣ: Chính sách tín dụng ƣu đãi, hỗ trợ nhà ở, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ về y tế, giáo dục, dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là các chính sách thuộc Chƣơng trình giảm nghèo nhanh, bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 118 - 125)