5. Bố cục của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Các phương pháp tiếp cận
2.2.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống có nghĩa là khi tiếp cận một đối tƣợng nghiên cứu một cách có hệ thống và đƣợc chia ra hai cách là:
- Tiếp cận hệ thống theo chiều dọc: Ở đây chủ yếu là tiếp cận theo quản lý nhà nƣớc các đơn vị hành chính và quản lý xã hội gồm: Trung ƣơng - Tỉnh - Huyện - Xã - Thôn - Hộ gia đình; hoặc theo hệ thống các chủ trƣơng, chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc và quy định của các cấp chính quyền, các tổ chức có liên quan đến công tác giảm nghèo trên địa bàn. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống dọc đƣợc sử dụng theo hai hƣớng tiếp cận từ dƣới lên và tiếp cận từ trên xuống.
- Tiếp cận hệ thống theo chiều ngang: Ở đây chủ yếu là tiếp cận các chính sách, các chƣơng trình, các dự án, các nội dung liên quan đến việc thực hiện công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
2.2.1.2. Phương pháp tiếp cận vùng
Trên cở sở đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lợi thế so sánh của các vùng trong địa phƣơng để phân chia các vùng nghiên cứu phù hợp mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chia địa bàn nghiên cứu của huyện Võ Nhai thành 3 vùng trên cơ sở căn cứ vào 2 tiêu chí: (i) Đặc điểm điều kiện tự nhiên, thế mạnh phát triển kinh tế của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
các vùng trên địa bàn huyện Võ Nhai; (ii) Đặc điểm các chƣơng trình, dự án giảm nghèo đang thực hiện trên địa bàn huyện Võ Nhai.
2.2.1.3. Phương pháp tiếp cận nhóm
Sử dụng phƣơng pháp tiếp cận nhóm, trong quá trình nghiên cứu căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, căn cứ theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015, căn cứ vào đặc điểm của hộ nông dân trên địa bàn chúng tôi tiếp cận hộ theo các nhóm: nhóm hộ nghèo, nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ trung bình - khá (TB-Khá). [10]
2.2.1.4. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia
Sử dụng phƣơng pháp này trong việc tìm hiểu và rút ra các nhận xét đánh giá của cán bộ lãnh đạo và nhân dân địa phƣơng đến các nội dung về thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp liên quan đến giảm nghèo bền vững.
2.2.2. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Qua phân tích và tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý, chúng tôi thấy để có đƣợc các giải pháp làm cho việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn các xã huyện Võ Nhai thì cần thiết phải đánh giá một cách khách quan các chƣơng trình giảm nghèo đã và đang thực hiện trên địa bàn. Theo đặc điểm địa hình thì huyện Võ Nhai đƣợc chia thành 3 tiểu vùng khác nhau. Ở mỗi tiểu vùng đều có những đặc điểm riêng và có sự ảnh hƣởng khác nhau đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phân vùng kinh tế của huyện Võ Nhai khái quát tại bảng 2.1.
Trên địa bàn huyện Võ Nhai đã và đang triển khai thực hiện nhiều nội dung của giảm nghèo theo nhiều chƣơng trình, dự án khác nhau. Các chƣơng trình, dự án đều hƣớng tới mục tiêu giảm nghèo và giảm nghèo bền vững, tuy nhiên, mỗi chƣơng trình đều có sự khác nhau về nội dung, đối tƣợng, nguồn vốn cũng nhƣ cơ chế điều hành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
STT Khu vực Địa bàn Đặc điểm kinh tế
1 Khu vực trung tâm
La Hiên, Lâu Thƣợng, Phú Thƣợng, TT Đình Cả
Khu vực thích hợp phát triển nông nghiệp, ngành
nghề, dịch vụ.
2 Khu vực phía Đông
Tràng Xá, Liên Minh, Phƣơng Giao Dân Tiến,
Bình Long
Khu vực thuận lợi phát triển lâm nghiệp.
3 Khu vực phía Tây- Bắc Sảng Mộc, Nghinh Tƣờng, Thần Xa, Thƣợng Nung, Vũ Chấn, Cúc Đƣờng Khu vực rất khó khăn cho phát triển kinh tế.
Nguồn: Tham khảo ý kiến chuyên gia và theo phân loại của tác giả
Kết hợp các yếu tố về phân vùng kinh tế và khái quát các chƣơng trình, dự án giảm nghèo, chọn 3 xã nghiên cứu đại diện cho 3 vùng bao gồm:
- Vùng 1: Xã La Hiên - Đại diện cho vùng trung tâm và vùng có các chƣơng trình giảm nghèo chung của Chính phủ.
- Vùng 2: Xã Dân Tiến - Đại diện cho vùng phía Đông và là vùng vừa có chƣơng trình giảm nghèo chung của Chính phủ, vừa có có dự án giảm nghèo.
- Vùng 3: Xã Sảng Mộc - Đại diện cho vùng Tây - Bắc và là vùng vừa có chƣơng trình giảm nghèo chung của Chính phủ, vừa có có dự án giảm và có chƣơng trình giảm nghèo đặc thù.
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Các tài liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các cơ quan, ban ngành các cấp của địa phƣơng, các báo cáo tổng kết năm của các chƣơng trình, niên giám thống kê của huyện, các đề tài khoa học đƣợc nghiên cứu trên địa bàn trong những năm qua và một số tài liệu từ các nguồn thông tin khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
2.2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp * Các bước chọn mẫu
Trong việc chọn hộ nghiên cứu chúng tôi sử dụng phƣơng pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên. Trong các phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đang đƣợc sử dụng phổ biến, chúng tôi chọn phƣơng pháp chọn mẫu kết hợp: chọn phân loại kết hợp với phƣơng pháp chọn máy móc [15], [23]. Bao gồm các bƣớc sau:
- Bƣớc 1: Thu thập tài liệu về thu nhập của địa phƣơng thông qua kết quả điều tra mức sống năm 2014 và kết quả rà soát hộ nghèo năm 2014. Phân tổ các hộ thành 3 nhóm là nhóm hộ nghèo, nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ TB-Khá.
- Bƣớc 2: Căn cứ vào mức thu nhập bình quân trên ngƣời trên tháng của các hộ (do xã cung cấp), xếp thứ tự các hộ theo hƣớng tăng dần từ thấp lên cao.
- Bƣớc 3: Căn cứ kết quả tính số mẫu cần điều tra của từng nhóm hộ, căn cứ vào danh sách các hộ, tiến hành chọn máy móc các hộ theo khoảng cách cho đủ số hộ cần điều tra.
*. Xác định số mẫu
Khi xác định số mẫu chúng tôi sử dụng công thức tính số mẫu điều tra cho trƣờng hợp điều tra chọn mẫu một lần (chọn không trả lại) trong điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên [17], [26]:
2 2 2 2 2 t N Nt n
Để có các tham số phƣơng sai chọn mẫu và phạm vi sai số chọn mẫu chúng tôi tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 60 hộ về thu nhập của hộ, sau tính thu nhập bình quân ngƣời/tháng, từ đó tính phƣơng sai mẫu và phạm vi sai số chọn mẫu (xem phụ lục 01). Để tăng độ chính xác của tài liệu trong nghiên cứu của luận văn đã lấy giá trị độ lệch chuẩn mẫu σ = 200, phạm vi sai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
số chọn mẫu bình quân є = 40 (ngàn đồng); với độ tin cậy: p = 95% (mức ý nghĩa: α = 5%) theo bảng phân phối Student ta có giá trị t = 1,96.
Vùng 1: gồm La Hiên, Lâu Thƣợng, Phú Thƣợng, TT Đình Cả (đại diện vùng là xã La Hiên), N = 5.825 tính đƣợc n = 94 hộ
Vùng 2: gồm Tràng Xá, Liên Minh, Phƣơng Giao, Dân Tiến, Bình Long (đại diện vùng là xã Dân Tiến), N = 7.192 tính đƣợc n = 95 hộ.
Vùng 3: gồm Sảng Mộc, Nghinh Tƣờng, Thần Xa, Thƣợng Nung, Vũ Chấn, Cúc Đƣờng (đại diện vùng là xã Sảng Mộc), N = 3.509 tính đƣợc n = 93 hộ;
Nhằm tăng độ chính xác của tài liệu chúng tôi đã tăng quy mô điều tra của mỗi xã là 105 hộ (mỗi xã chọn 5 xóm, mỗi xóm chọn 21 hộ), tổng số hộ điều tra là 315 hộ.
Khi tiến hành chọn hộ nghiên cứu, căn cứ vào đặc điểm của 3 xã đều là các xã nghèo dân cƣ sống chủ yếu là nông thôn. Căn cứ theo chuẩn nghèo mới ban hành cho giai đoạn 2011-2015, chúng tôi chia các hộ trên địa bàn thành 3 nhóm hộ: nhóm hộ nghèo, nhóm hộ cận nghèo, nhóm hộ trung bình - khá (TB-Khá).
- Nhóm hộ nghèo: có thu nhập đến 400.000 đồng/ngƣời/tháng.
- Nhóm hộ cận nghèo: có thu nhập từ 401.000-520.000 đồng/ ngƣời/tháng.
- Nhóm hộ TB-Khá: có thu nhập trên 521.000 đồng/ngƣời/tháng.
Để xác định số hộ điều tra cho từng nhóm hộ chúng tôi căn cứ vào tỉ lệ từng nhóm hộ trên tổng số hộ của từng xã nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu (bảng 2.2).
Bảng 2.2. Số lƣợng mẫu điều tra theo địa phƣơng và theo nhóm hộ Xã Tổng số hộ (hộ) Số mẫu (hộ) Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ TB-Khá Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) La Hiên 2.046 105 33 31,60 25 23,67 47 44,73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Dân Tiến 1.596 105 48 46,02 11 10,41 46 43,57
Sảng Mộc 590 105 46 43,65 21 20,32 38 36,03
Tổng số 315 127 57 131
Nguồn: Tác giả tính toán từ các tài liệu
Nội dung của phiếu điều tra: nhân khẩu, giới tính, dân tộc, trình độ văn hoá, vốn, đất đai, lao động, thu nhập từ tình hình sản xuất và các sản phẩm dịch vụ đƣợc hỗ trợ phát triển sản xuất (phụ lục 4). Các hộ điều tra đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.2.4.1. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra đƣợc cập nhập vào bảng tính của phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình phân tích chúng tôi sử dụng phần mềm Eview để chạy hàm Cobb-Douglas và chạy hàm Logit bằng phần mềm Limdep.
2.2.4.2. Phương pháp phân tích
a. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu thống kê nhƣ tần suất, số bình quân, số mode, số trung vị, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, số nhỏ nhất để phân tích có tính mô tả, phản ánh thực trạng của việc giảm nghèo và các yếu tố liên quan đến việc giảm nghèo bền vững.
b. Phương pháp so sánh
Sử dụng các chỉ tiêu thống kê nhƣ số tƣơng đối, chỉ số, dãy số thời gian để so sánh, đánh giá sự biến động của việc giảm nghèo và các yếu tố liên quan đến việc giảm nghèo bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Căn cứ vào các tiêu thức về định tính và định lƣợng phân chia các đơn giá trị, đơn vị vào các tổ khác nhau nhƣ nguồn vốn, thu nhập, loại hộ, ngành nghề, giới tính, địa phƣơng, v.v.
d. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Sử dụng phƣơng này trong nghiên cứu sâu một vấn đề kinh tế xã hội ở một địa điểm và thời gian cụ thể. Dùng để phân tích tác động của một sự can thiệp nào đó nhƣ chính sách, công nghệ, các vấn đề định tính, những điều cần rút ra có tính suy rộng [10]. Trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi sử dụng phƣơng pháp đi sâu nghiên cứu về hai vấn đề:
- Số liệu nghiên cứu hộ nông dân đƣợc thu thập từ việc điều tra chọn mẫu các hộ nông dân theo phân vùng trên địa bàn huyện Võ Nhai bằng phiếu điều tra.
- Thu thập tài liệu, phỏng vấn nhanh và đánh giá chƣơng trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững” đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Võ Nhai.
e. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RA
Sử dụng pháp pháp này thu thập và phân tích ý kiến của ngƣời ngoài cộng đồng, bằng các hoạt động quan sát, trao đổi, phỏng vấn không chính thức theo chủ đề các nội dung liên quan đến việc giảm nghèo, các chƣơng trình giảm nghèo, vấn đề giảm nghèo bền vững và các vấn đề khác có liên quan.
f. Phương pháp đánh giá có sự tham gia
Việc đánh giá có sự tham gia đƣợc thực hiện với cả các hộ nông dân nghèo và ngƣời ngoài cộng đồng để đánh giá thực trạng nguồn lực và tình hình chung của địa phƣơng, nhằm thu thập các thông tin nhiều chiều về việc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bằng việc khảo sát, thảo luận nhóm, thảo luận chuyên gia và đánh giá nhóm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
h. Phương pháp hồi quy
Để phân tích mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến thu nhập bình quân của hộ nông dân, chúng tôi có sử dụng hàm tuyến tính đa biến có sự tham gia của biến giả định và hàm phân tích Cobb-Douglas (CD) đƣợc chạy trên phần mềm Eview. Để xác định xác suất tác động của các yếu tố đến sự thoát nghèo của hộ nông dân chúng tôi sử dụng hàm Logit chạy trên phần mềm Limdep.
- Hàm Cobb - Douglas là hàm đƣợc sử dụng khá rộng rãi trong kinh tế học vi mô và vĩ mô. Ƣu thế của hàm Cobb - Douglas là thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa yếu tố đầu ra Y (output) và các yếu tố đầu vào X (inputs) trong các các hoạt động kinh tế ở ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô, trong cả các trƣờng hợp các yếu tố không cùng độ đo lƣờng, các yếu tố không cùng bản chất đều đƣợc đánh giá đồng thời [30].
Hàm Cobb - Douglas có dạng tổng quát nhƣ sau: Dạng hàm nói chung có dạng:
Y = F(X1, X2, X3,...,Xi,…, Xn, D1, D2, Dj, Dm, u) Hàm CD cụ thể có dạng:
Y= F(X)= A*X11*X22*...*Xnn*e(1D1 + 2D2 + …+ iDi + …+ mDm + ui) Y là biến số phụ thuộc, phản ánh yếu tố kết quả của sự tác động A là hằng số
X1, X2...Xn là các biến độc lập phản ánh các yếu tố nguyên nhân
D là biến giả định, sử dụng cho các biến định tính, D = 0 khi nó không chứa thuộc tính nghiên cứu, D = 1 khi nó chứa thuộc tính nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Các biến đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đƣợc mô tả trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Mô tả các biến sử dụng trong hàm
Ký hiệu Nội dung ĐVT Kỳ vọng
TNBQ Thu nhập bình quân ngƣời/tháng 1000đ x DATLN Diện tích đất lâm nghiệp của hộ sào + DATNN Diện tích đất nông nghiệp của hộ sào +
LDONG Số lao động của hộ ngƣời +
NKHAU Số nhân khẩu của hộ ngƣời +/-
TDVH Trình độ văn hoá đƣợc tính theo
lớp học cao nhất của chủ hộ lớp + TUOI_CH Tuổi của chủ hộ đƣợc tính cho
ngƣời đăng ký chủ hộ năm -/-
VON_CO Vốn tự có của hộ 1000đ +/-
VON_VAY Vốn vay của hộ 1000đ +/-
KHUYEN_NONG Tập huấn khuyến nông
Có D1=1, không có D1=0 +/-
NGHÈO Hộ nghèo D2=1, hộ khác D2=0 KNGHEO Hộ không nghèo D3=1, hộ khác
D3=0
Nguồn: Tác giả xây dựng biến
Hàm Coob-Douglas là hàm phi tuyến nên để phân tích hàm này, sau khi thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa biến số phụ thuộc và các biến độc lập thể hiện ta chuyển hàm về dạng hàm tuyến tính bằng cách logarit hai vế của hàm ban đầu ta sẽ có hàm hồi quy tƣơng quan sau:
LnY = LnA + 1LnX1 + 2LnX2 + … + iLnXi + ...+ nLnXn + 1D1 +
2D2 + … + i Di + mDm + ui
Hàm Cobb-Douglas đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố nguyên nhân (biến độc lập) đến yếu tố kết quả (biến phụ thuộc) bằng mức % ảnh hƣởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- Hàm Logit thƣờng dùng để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc khi biến phụ thuộc là biến định tính [46].
Hàm Logit có dạng: z e Y 1 1 ta có thể biến đổi về dạng: z z e e Y 1
Trong quá trình nghiên cứu, phân tích hàm Logit chúng tôi sử dụng phần mềm Limdep, vì phần mềm Limdep có ƣu điểm là kết quả của hàm có