Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 50 - 56)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1.Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm của một số nước

a. Trung Quốc

Sau khi cách mạng thành công (1949), có thể chia quá trình phát triển kinh tế ở Trung Quốc làm hai giai đoạn: từ năm 1949 - 1977 là thời kỳ xây dựng CNXH theo mô hình kế hoạch hoá tập trung và từ năm 1977 đến nay thực thiện cải cách kinh tế theo hƣớng nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. So với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới, tuy ở Trung Quốc sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm giàu nghèo không lớn nhƣng số dân đói

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

nghèo rất cao. Từ năm 1985 - 1988, chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân cƣ giàu nhất với nhóm dân cƣ nghèo nhất chỉ 6,5 lần và hệ số Gini chỉ là 0,3.

Nếu theo mức chuẩn nghèo của Cục Thống kê Trung ƣơng Trung Quốc là ngƣời có thu nhập 100 nhân dân tệ/ngƣời/ năm, thì số ngƣời nghèo ở nông thôn năm 1978 là 250 triệu ngƣời (chiếm 30% dân số), đến năm 1985 chỉ còn 125 triệu ngƣời và năm 1998 chỉ còn 43 triệu ngƣời. Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế phân hoá giàu nghèo và thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo. Có thể phân loại các biện pháp đƣợc thực hiện xoá đói giảm nghèo ở Trung Quốc thành 2 nhóm: nhóm các biện pháp chung và nhóm các biện pháp trực tiếp XĐGN.

+ Nhóm các biện pháp chung ở Trung Quốc đã đƣợc thực hiện rất phong phú và thay đổi từng thời kỳ, cụ thể nhƣ: duy trì sự ổn định về chính trị - xã hội; thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho mọi ngƣời; điều tiết hợp lý giữa thu nhập và phân phối; tạo việc làm thông qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế nông thôn, chú ý thích đáng đến phát triển đều ở các vùng.

+ Nhóm các biện pháp trực tiếp nhƣ là: xây dựng các mô hình, chỉ đạo làm điểm cho từng vùng, từng địa phƣơng để làm hình mẫu, làm đầu tàu “lan toả”, huy động mọi nguồn lực cho XĐGN; chuyển nền kinh tế nông nghiệp từ sản xuất tập trung sang sản xuất tƣ nhân với mô hình kinh tế hộ gia đình và giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân; hỗ trợ chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn; hỗ trợ tích cực về truyền thông, giáo dục, y tế, nhà ở cho các hộ nghèo và vùng khó khăn. Hiện nay Trung Quốc lại là nƣớc có tỉ lệ số ngƣời ở mức nghèo khổ thấp nhất.

b. Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia đất hẹp ngƣời đông, điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, điều kiện để phát triển kinh tế rất khó khăn, nghèo nàn về tài nguyên, lại thƣờng xuyên xảy ra động đất. Nhƣng chỉ hơn 20 năm sau chiến tranh thế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

giới thứ II kết thúc (1945), Nhật Bản đã từ một đất nƣớc kệt quệ sau chiến tranh vƣơn lên thành một cƣờng quốc về kinh tế, đời sống nhân dân tăng cao, tình trạng đói nghèo giảm đáng kể. Hiện nay 90% dân số Nhật Bản là tầng lớp trung lƣu. Có đƣợc thành quả nhƣ vậy là nhờ vào các kế hoạch, chính sách đƣợc đƣa ra đúng đắn và thực hiện tích cực, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và XĐGN bền vững.

Nhật Bản đã thực hiện một số giải pháp cụ thể là:

(i) Nhà nƣớc can thiệp mạnh mẽ vào nền kinh tế thị trƣờng, đảm bảo sự phát triển theo mục tiêu ƣu tiên;

(ii) Thực hiện quá trình dân chủ hoá sau chiến tranh, tạo lập nền kinh tế thị trƣờng bao gồm nhiều chủ thể, có sự bình đẳng tƣơng đối trong sản xuất kinh doanh, thực hiện dân chủ hoá lao động;

(iii) Xoá bỏ sự phân hoá giàu nghèo, tạo lập sự bình đẳng xã hội đối với tài sản và đất đai nhanh chóng thực hiện mục tiêu “ruộng đất cho người cày”; (iv) Thực hiện nhiều chính sách với phƣơng châm “mọi người cùng hưởng lợi” từ tăng trƣởng kinh tế;

(v) Thực hiện chính sách thuế thu nhập để giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cƣ;

(vi) Thực hiện chính sách vùng, khu vực, khuyến khích phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng, hỗ trợ khu vực nông nghiệp, nông thôn thông qua chính sách bảo hộ đối với sản xuất nông nghiệp;

(vii) Thực hiện chính sách trợ giúp các đối tƣợng có thu nhập thấp; (viii) Thực hiện chính sách về phúc lợi xã hội, thông qua hệ thống bảo hiểm rộng lớn trên các lĩnh vực, dịch vụ công cộng, phúc lợi bảo hiểm xã hội, y tế cộng đồng, trợ cấp và giúp đỡ cho các nạn nhân chiến tranh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Đây chính là biện pháp có hiệu quả để những ngƣời nghèo sớm thoát khỏi cảnh nghèo và những ngƣời không may gặp rủi ro nhanh chóng trở lại cuộc sống ổn định, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

c. Thái Lan

Thái Lan đã xác định tầm quan trọng của việc chiếm hữu đất và việc chuyển dịch tỉ lệ diện tích đất theo hƣớng có lợi và cơ hội kiếm đƣợc việc làm tăng lên, đặc biệt là trong khu vực phi nông nghiệp.

Thái Lan đã áp dụng chính sách giảm nghèo ở từng vùng trọng điểm thông qua chính sách đất đai, giải quyết việc làm, ƣu tiên ở những vùng không có đất đai và đạt đƣợc kết quả cao, giảm mức đói nghèo từ 59% năm 1962 xuống còn 26% năm 1986. Sau này, Thái Lan đã áp dụng mô hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với chính sách phát triển nông thôn qua việc phát triển các xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn nhằm giảm nghèo. Nhờ vậy tỉ lệ đói nghèo của Thái Lan đã giảm xuống còn 23% vào năm 1990 [1], [4], [6], [41].

đ. Malaixia

Kinh nghiệm của Malaixia về XĐGN là áp dụng các biện pháp nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng về thu nhập, đó là kết hợp tăng trƣởng kinh tế nhanh với phân phối thu nhập công bằng, nâng cao mức sống của nhân dân. Chính phủ Ma-lai-xi-a rất chú trọng đến việc phát triển nền nông nghiệp, coi nông nghiệp là thế mạnh hàng đầu. Lấy mục tiêu phát triển nông nghiệp để tạo nền tảng cho việc phát triển nền công nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và giải quyết những vấn đề xã hội. Kết quả là Malaixia đã giảm từ 20,7% ngƣời nghèo đói năm 1986 xuống còn 17,1% năm 1990. Đặc biệt Malaixia coi giáo dục là nền tảng để tiến hành phân phối thu nhập bình đẳng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Kinh nghiệm nhiều nƣớc trên thế giới và khu vực đã thực hiện có hiệu quả công cuộc xoá đói giảm nghèo đó là áp dụng sự “can thiệp vĩ mô thuộc về vai trò quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước để chống đói nghèo” vào việc xoá đói giảm nghèo từng bƣớc có hiệu quả. Điểm mấu chốt trong kinh nghiệm của các nƣớc này là Nhà nƣớc kịp thời có những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời đảm bảo đƣợc những điều kiện để thực thi. Những giải pháp và chính sách đó hƣớng vào phát triển sản xuất, tăng trƣởng kinh tế, thực hiện cải thiện mức sống dân cƣ, gắn tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.

Về mặt lý thuyết, mọi ý tƣởng nằm ở vị trí chủ đạo của chiến lƣợc phát triển và chƣơng trình kế hoạch quản lý xã hội của Nhà nƣớc.

Về mặt thực tiễn xã hội, bài học kinh nghiệm này cho thấy tầm quan trọng thiết thực của các chính sách hỗ trợ phát triển cho ngƣời nghèo bằng cách tạo việc làm và tăng thu nhập thực tế cho họ, tạo cho họ cơ hội và trợ giúp các điều kiện để tự mình thoát ra khỏi nghèo đói.

Đây là phƣơng thức cơ bản và lâu dài, vì không thể xoá đói giảm nghèo trên quy mô xã hội và cộng đồng dân cƣ chỉ bằng cách để ngƣời dân tự cứu và cứu tế đơn thuần. Cũng không thể đơn giản cắt bớt thu nhập của ngƣời giàu để phân phối cho ngƣời nghèo, vì biện pháp này có tính chất thụ động, gây hậu quả tiêu cực, tạo tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nƣớc và làm suy giảm nhân tố kích thích đối với ngƣời lao động, làm triệt tiêu động lực phát triển sản xuất, phát triển kinh tế của bản thân hộ nghèo. Tuy nhiên việc điều tiết an sinh xã hội qua thu nhập, qua phân phối để khắc phục những sự phân hoá giàu nghèo bằng những chính sách hợp lý (ví dụ thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao, thu nhập bất thƣờng), tăng quỹ phúc lợi xã hội là cần thiết và đƣợc coi trọng vì mục đích công bằng xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh nghiệm cho thấy, nhà nƣớc không nên can thiệp trực tiếp đến hộ nghèo, mà chỉ nên thông qua các chính sách, tạo môi trƣờng kinh tế - xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

thuận lợi để hỗ trợ cho ngƣời nghèo. Cùng với Nhà nƣớc, các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, v.v., cần phối hợp và tham gia trực tiếp vào quá trình xã hội hoá chƣơng trình xoá đói giảm nghèo. Các tổ chức này có thể làm đƣợc nhiều việc hữu ích, nhƣ cung cấp các tƣ vấn để phát triển sản xuất, kinh doanh, cho vay các món vay nhỏ để sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ, dạy nghề và chuyển giao công nghệ mới phù hợp cho ngƣời nghèo. Vốn và công nghệ là hai yếu tố rất cơ bản mà các tổ chức này hƣớng tới, là các giải pháp quan trọng làm chuyển biến tình trạng nghèo đói của các hộ. Ngoài ra cần lựa chọn công nghệ thu hút nhiều lao động và phát triển doanh nghiệp tại vùng nghèo. Những kinh nghiệm nêu trên cũng chính là những giải pháp cơ bản để góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững ở mỗi quốc gia trong thời gian qua.

Trong mấy thập kỷ gần đây, nhiều nƣớc phát triển và đang phát triển rất chú trọng đến công tác xoá đói giảm nghèo. Các diễn đàn quốc tế và khu vực đều đƣa vấn đề đói nghèo vào nội dung chính của chƣơng trình nghị sự. Riêng ở các nƣớc Đông Nam Á, đói nghèo đã đƣợc bàn bạc, tranh luận thƣờng xuyên trong 2 thập kỷ nay. Một số quốc gia nhƣ Philippin, Inđônêxia đã xây dựng đƣợc chƣơng trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Nhiều tổ chức quốc tế trong hoạt động của mình đã và đang quan tâm đến các nƣớc nghèo và dân nghèo. Thậm chí nhiều trƣờng hợp trong viện trợ, cho vay của các tổ chức quốc tế đã dành riêng cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Ngoài việc giúp đỡ vốn, Ngân hàng Thế giới có phân biệt trong chính sách dựa vào mức thu nhập của từng quốc gia. Nhiều nƣớc có dân số đông nhƣ Trung quốc, Ấn Độ đã gắn phát triển kinh tế xã hội với xoá đói giảm nghèo và đã thành công trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, coi đó là yếu tố phát triển bền vững.

Các quốc gia và trên thế giới đã xuất hiện nhiều mô hình xóa đói giảm nghèo khác nhau. Vì không có điều kiện trao đổi về kinh nghiệm xoá đói

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

giảm nghèo của tất cả các quốc gia, vì mỗi quốc gia có những kinh nghiệm đặc thù. Tuy nhiên, để xoá đói giảm nghèo bền vững thì cùng với nhà nƣớc cần phải có sự nỗ lực từ phía bản thân ngƣời nghèo, hỗ trợ của cộng đồng, quốc gia và quốc tế [1], [4], [6], [41].

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 50 - 56)