Bài học kinh nghiệm rút cho giảm nghèo bền vững huyện Võ Nhai

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 59 - 60)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3.Bài học kinh nghiệm rút cho giảm nghèo bền vững huyện Võ Nhai

Thứ nhất, cần xã hội hoá công tác giảm nghèo, nhằm huy động tối đa các nguồn vốn tăng cƣờng đầu tƣ cho địa phƣơng, các vùng có điều kiện khó khăn, kinh tế chƣa phát triển, hỗ trợ cho ngƣời nghèo, nhằm tạo điều kiện các địa phƣơng, các vùng khắc phục khó khăn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho các hộ nghèo cải thiện đời sống vƣơn lên tự thoát nghèo.

Thứ hai, cần có những cơ chế chính sách đặc thù nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ, ƣu tiên đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, cho khoa học - công nghệ, cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trƣờng.

Thứ ba, quan tâm đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Điều này có tác dụng nâng cao chất lƣợng lao động, phát triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động.

Thứ tư, cần có cơ chế, chính sách và kinh phí hợp lý, nhằm phát huy hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm tăng cƣờng nâng cao hiểu biết của ngƣời dân trong sản xuất nông lâm nghiệp.

Thứ năm, cần có chính sách cụ thể để phát triển các loại hình dịch vụ giáo dục, y tế , văn hoá và các lĩnh vực khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Thứ sáu, cần mở rộng hình thức hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân nhằm đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ đến đƣợc tận tay những ngƣời nghèo, tránh thất thoát lãng phí.

Thứ bảy, trong công tác giảm nghèo Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng, nhƣng phải coi đây là nhiệm vụ của xã hội, mà trƣớc hết là của chính những ngƣời dân nghèo phải tự giác vƣơn lên.

Thứ tám, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho ngƣời dân hiểu rõ vấn đề, hiểu rõ trách nhiệm của mình tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ cộng đồng, của Nhà nƣớc.

Tóm tắt chƣơng 1

Nội dung chƣơng 1 đã làm rõ một số vấn đề lý luận về nghèo, về nguyên nhân đói nghèo và về giảm nghèo bền vững. Khái niệm về “giảm nghèo bền vững” tuy là một khái niệm mới nhƣng đã đƣợc sử dụng khá phổ biến. Từ việc hệ thống hoá các lý luận chúng ta có thể hiểu “giảm nghèo bền vững” là quá trình giảm nghèo gắn với việc phát triển bền vững, ở đó tỉ lệ hộ nghèo giảm, tỉ lệ hộ tái nghèo ít hơn nhiều so với tỉ lệ hộ mới giảm nghèo hoặc không có hộ tái nghèo, đảm bảo sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Trong chƣơng này, chúng tôi cũng đã đúc rút các bài học kinh nghiệm về giảm nghèo trên thế giới và Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 59 - 60)