Các nguyên nhân của đói nghèo

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 26 - 34)

5. Bố cục của luận văn

1.1.3. Các nguyên nhân của đói nghèo

1.1.3.1. Nguyên nhân của đói nghèo trên thế giới và Việt Nam

a. Nguyên nhân của đói nghèo trên thế giới

Bệnh tật

Sự thiếu

hiểu biết Sự thờ ơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Hình 1.1:Các nhân tố của sự đói nghèo (Phil Bartle)

Qua nghiên cứu các tài liệu và tham khảo ý kiến các chuyên gia kinh tế, hiện nay có thể khái quát các nguyên nhân của sự đói nghèo gồm 5 yếu tố [33 (xem hình 1.1).

Sự thiếu hiểu biết: Sự thiếu hiểu biết ở đây đƣợc hiểu là sự thiếu thông tin và kiến thức. Việc thiếu thông tin, kiến thức ảnh hƣởng lớn đến tƣ duy, nhận thức và cách ứng xử của con ngƣời đối với các tác động bên ngoài. Điều quan trọng là phải xác định những thông tin mà ngƣời nghèo đang bị thiếu hụt để có giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Bệnh tật: Khi trong một cộng đồng dân cƣ có tỉ lệ bệnh tật cao, dẫn đến sự thiếu vắng lao động có chất lƣợng cao, năng suất lao động sẽ giảm sút nhƣ vậy của cải vật chất đƣợc tạo ra sẽ ít đi, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội. Bệnh tật không chỉ gây ra sự khổ cực, đau buồn, chết chóc, bệnh tật còn là một nhân tố chính của sự đói nghèo, nó làm cho ngƣời nghèo không thoát ra khỏi sự nghèo và ngày càng nghèo hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Sự thờ ơ: Sự thờ ơ, sự bàng quan, sự không quan tâm hoặc cảm thấy bất lực, không muốn thay đổi dù là sửa chữa sai lầm hay cải thiện điều kiện hiện tại của bản thân con ngƣời. Họ bằng lòng với cuộc sống hiện tại, không đấu tranh, không phấn đấu để thoát nghèo, ỷ lại cho cộng đồng. Điều đó càng thể hiện rõ khi chúng ta đã và đang thực hiện nhiều chƣơng trình hỗ trợ cho ngƣời nghèo.

Tính không thành thật: Đó là sự thiếu trung thực trong thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo, khi các nguồn lực đƣợc huy động cho chƣơng trình dự án nhƣng lại bị một ngƣời có quyền lực sử dụng cho mục đích cá nhân thì điều đó không chỉ là vấn đề quyền lợi mà còn là vấn đề đạo lý. Ở đây chúng ta chƣa bàn đến vấn đề tốt hay xấu mà chỉ muốn chỉ ra rằng sự gian lận, tính không thành thật hay nói cách khác là tệ nạn tham nhũng, lãng phí là một trong những nguyên nhân của đói nghèo và kìm hãm công cuộc xoá đói giảm nghèo của các quốc gia, của từng địa phƣơng và của cộng đồng ngƣời nghèo.

Sự phụ thuộc: Sự phụ thuộc bắt nguồn từ việc cộng đồng ngƣời nghèo chỉ đƣợc coi nhƣ là bên tiếp nhận viện trợ. Tuy nhiên trong ngắn hạn, sự viện trợ có ý nghĩa rất quan trọng với sự sống còn của cộng đồng ngƣời nghèo, nhƣng trong dài hạn, viện trợ đặc biệt là các khoản viện trợ theo kiểu ”cho không” sẽ ngày càng làm họ phụ thuộc, ỷ lại, đến khi không còn viện trợ thì không đủ khả năng ứng phó với sự thay đổi trong cuộc sống dẫn họ đến vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo [36].

Các yếu tố trên không tác động độc lập đến đói nghèo mà nó có sự tác động qua lại lẫn nhau tạo ra mối quan hệ đa chiều, phức tạp: bệnh tật dẫn đến sự thiếu hiểu biết và v.v., sự thiếu hiểu biết dẫn đến sự thờ ơ v.v., sự thờ ơ dẫn đến sự thiếu trung thực v.v., sự thiếu trung thực dẫn đến bệnh tật và phụ thuộc, v.v..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

- Nguyên nhân có tính lịch sử, đó là:

Một là, Việt Nam xuất phát từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, lại phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, những tổn thất về con ngƣời, về vật chất và tinh thần do chiến tranh để lại là trở ngại ảnh hƣởng lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Hai là, sau khi thống nhất, Nhà nƣớc Việt Nam đã thực thi một số chính sách kinh tế không thành công đã để lại tác động xấu đến nền kinh tế làm suy kiệt nguồn lực của Nhà nƣớc và Nhân dân.

Ba là, các ngành sản xuất ở Việt Nam xuất phát điểm là yếu kém, cụ thể: sản xuất nông nghiệp đơn điệu, sản xuất công nghiệp thiếu hiệu quả, nền thƣơng nghiệp tƣ nhân không phát triển, nền thƣơng nghiệp quốc doanh không đủ sức cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho nhu cầu xã hội.

Bốn là, một bộ phận lao động dƣ thừa ở nông thôn không đƣợc đào tạo, không đƣợc khuyến khích ra thành thị lao động. Thất nghiệp tăng cao trong thời gian trƣớc đổi mới [3], [40].

- Nguyên nhân từ thực tiễn là:

Một là, do Chính phủ thƣờng xuyên điều chỉnh mức chuẩn nghèo cho tiếp cận với mức chuẩn nghèo thế giới, đối với các nƣớc đang phát triển hiện nay ở mức là 1USD/ngƣời/ngày.

Hai là, số lƣợng dân cƣ sống ở các vùng nông thôn cao 68,06% (năm 2012), trong khi đó tổng sản phẩm quốc dân ở khu vực nông thôn rất thấp. Hệ số Gini là 0,434 và hệ số chênh lệch thu nhập giữa các nhóm thu nhập là 9,35 nên sự bất bình đẳng cao.

Ba là, ngƣời dân, đặc biệt là nông dân chịu nhiều rủi ro, thiên tai, dịch bệnh, thất nghiệp, giá cả tăng cao, chính sách thay đổi, hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng, do đó nguy cơ tái nghèo cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Bốn là, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhƣng chƣa nhanh và không đảm bảo tính bền vững. Liên tục xảy ra sự không ổn định nguy cơ lạm phát và giảm phát cao, tình trạng thất nghiệp có xu hƣớng gia tăng.

Năm là, có sự chênh lệch lớn về điều kiện kinh tế xã hội giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc.

Sáu là, môi trƣờng bị phá hoại ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, trong khi đa số ngƣời nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp. Tình trạng lạm dụng sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp còn khá phổ biến, còn sử dụng các kỹ thuật canh tác không phù hợp với việc bảo vệ môi trƣờng, thảm thực vật bị phá hoại, tỉ lệ che phủ rừng bị giảm do tình trạng phá rừng. Những việc làm đó làm chất lƣợng của môi trƣờng đất, nƣớc và tài nguyên sinh vật.

Bảy là, hiệu năng quản lý hành chính thấp, tình trạng thất thoát vốn trong đầu tƣ xảy ra nhiều nơi, các dự án phát triển hạ tầng còn nhiều bất cập, vẫn còn nhiều dự án “quy hoạch treo”, còn tình trạng tham ô, lãng phí, gây mất lòng tin trong nhân dân [3], [40].

c. Nguyên nhân đói nghèo của hộ nông dân

Nghiên cứu về đặc điểm của ngƣời nghèo ở nông thôn để có cách nhìn cụ thể, thực tế hơn trong việc xác định nguyên nhân về đói nghèo của nông dân và nông thôn. Theo “Báo cáo tổng hợp Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân” của Viện Khoa học xã hội Việt Nam - VASS thì ngƣời nghèo ở nông thôn có một số đặc tính đó là:

(i) Về nhân khẩu: Các hộ nghèo ở nông thôn đa số là các hộ có nhiều con do ảnh hƣởng quan điểm, tập tục lạc hậu và không có thói quen thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Một số trƣờng hợp mới tách hộ, con nhỏ không có điều kiện về sinh kế.

(ii) Về lao động và việc làm: Các hộ nông dân nghèo do hoàn cảnh thiếu lao động hoặc thiếu việc làm trong khi đó sinh kế của gia đình chủ yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

dựa vào sản xuất nông nghiệp và coi cây lúa là sản phẩm chủ yếu, sản xuất chỉ với mục đích tự cung tự tiêu là chủ yếu.

(iii) Về đất đai: Đối với các hộ nghèo một số không nhỏ là nguyên nhân thiếu đất, đất đai có chất lƣợng thấp dẫn đến năng suất cây trồng thấp, diện tích đất dốc nhiều khó canh tác, đất thƣờng xuyên bị ngập úng hoặc khô hạn làm cho năng suất thấp có khi mất trắng. Bên cạnh đó có thể do nguyên nhân sử dụng đất không hiệu quả, không có hiểu biết khoa học kỹ thuật hoặc không sử dụng đƣợc các công nghệ tiên tiến.

(iv) Về tài sản: Do điều kiện thiếu tài sản, thiếu vốn đầu tƣ cho sản xuất, đầu tƣ chăn nuôi gia súc ít thậm chí không có chăn nuôi, đầu tƣ cho lâm nghiệp thấp, không tạo ra đƣợc sản phẩm hàng hoá cũng dẫn đến nghèo.

(v) Về vốn con người: Ở đây chúng ta nói đến sự thiếu hiểu biết, trình độ văn hoá thấp, nhất là trong nhóm các dân tộc thiểu số. Thậm chí còn có trƣờng hợp chƣa hiểu tiếng Việt, không tiếp thu đƣợc kiến thức khoa học kỹ thuật, không có ý thức học hỏi do đó năng lực sản xuất kém dẫn đến nghèo

(vi) Về độ gắn kết với bên ngoài: Nguyên nhân này phổ biến trong nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, không có điều kiện tiếp cận với bên ngoài, thiếu thông tin vê mọi mặt nhất là thông tin về giá cả thị trƣờng, không có cơ hội tạo dựng sinh kế, thu nhập thấp dẫn đến nghèo.

(vii) Về vốn thể chế: Các hộ nghèo ở nông thôn còn do hạn chế sự tiếp cận với các chính sách của Nhà nƣớc, thiếu hiểu biết về pháp luật dễ bị phải tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ với giá cao, nhƣng chỉ bán đƣợc sản phẩm với giá thấp hơn giá thị trƣờng, bị lợi dụng.

(viii) Về vốn xã hội: Nguyên nhân này thể hiện sự thiếu hiểu biết về xã hội, lạc hậu, duy trì và tồn tại các tai tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, rƣợu chè, ma tuý còn xảy ra trong một bộ phận ngƣời nghèo [38].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Tuy nhiên, trong thực tế ở từng vùng khác nhau, từng địa phƣơng khác nhau, từng nhóm cộng đồng khác nhau, từng thời kỳ khác nhau sẽ có các mức độ biểu hiện khác nhau về đặc tính của họ. Trong đó, ở từng nơi, trong từng nhóm dân tộc, ở từng điều kiện khác nhau họ sẽ có sự thể hiện những đặc tính khác nhau. Ví dụ nhƣ đối với vùng miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn các yếu tố trên thể hiện rõ nét hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn, dễ quan sát hơn. Đối với các vùng đồng bằng, vùng đô thị, thì các đặc điểm trên biểu hiện ít hơn, khó phát hiện hơn và có sự khác biệt về cách biểu hiện so với vùng cao, miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Quan tâm, nghiên cứu những điểm khác nhau đó sẽ giúp cho chúng ta có các cách đánh giá khách quan hơn, có cách tiếp cận phù hợp hơn, từ đó có phƣơng pháp ứng xử khác nhau phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa phƣơng, từng nhóm cộng đồng [29], để từ đó việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo và giảm nghèo bền vững đƣợc khả thi hơn.

1.1.3.2. Động thái và nguyên nhân của một số hiện tượng nghèo ở Việt Nam

Theo “Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân” của Viện Khoa học xã hội Việt Nam năm 2008, các tác giả nghiên cứu đã chỉ ra một số động thái và nguyên nhân của các trƣờng hợp thoát nghèo thành công, các hộ mới rơi xuống hộ nghèo và các hộ không thoát nghèo nhƣ sau:

a. Động thái và nguyên nhân của các trường hợp thoát nghèo thành công (giảm nghèo bền vững)

- Về vốn tài chính: Chủ động cao trong việc tự đi xin vay hay trong việc sử dụng vốn vay đƣợc để giảm nghèo hiệu quả; Có yếu tố khách quan bổ sung vốn nhƣ nhận đƣợc tiền bồi thƣờng cho đất đai khi địa phƣơng thu hồi để sử dụng vào mục đích khác; Có tiền tiết kiệm.

- Về lao động: Có thể có nhiều con nhƣng con cái đã lớn, có trình độ học vấn cao hơn, có việc làm và có khả năng hỗ trợ gia đình; Cha mẹ có sức khoẻ tốt và chăm chỉ làm việc.

- Về điều kiện tự nhiên: Ít thiên tai và bệnh dịch trong cây trồng, vật nuôi trong các năm gần đây (tại một số địa bàn); Có đất và có nhiều tài sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

phục vụ cho sản xuất, bao gồm cả việc đất đai thuận lợi canh tác, có giá trị hoặc có chất lƣợng cao, hay đất ở các vị trí thuận lợi để làm cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Về nhận thức, lối sống: Có quyết tâm thoát nghèo cao, có ý chí học hỏi các kỹ thuật mới, có nhận thức tốt; Năng động và biết cân bằng hợp lý giữa tiêu dùng và tiết kiệm để có vốn đầu tƣ vào sản xuất trong tƣơng lai; Không có tệ nạn xã hội; Có độ tin cậy tín dụng cao.

- Về hỗ trợ bên ngoài: Các chƣơng trình giảm nghèo, đặc biệt là các chƣơng trình liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc hỗ trợ tích cực cho sản xuất hoặc hỗ trợ hạ giá thành sản phẩm; Đồng bào dân tộc thiểu số nhận đƣợc hỗ trợ đáng kể từ Nhà nƣớc cũng nhƣ các tổ chức khác thông qua các chƣơng trình giảm nghèo chung cho ngƣời dân lẫn các chƣơng trình dành riêng cho các dân tộc thiểu số. Tận dụng đƣợc tốt hỗ trợ của Nhà nƣớc (tại một số địa bàn); Nhà nƣớc phối hợp thực hiện các biện pháp và chƣơng trình giảm nghèo với sự tham gia của toàn thể cộng đồng; Các chính sách và chƣơng trình trợ giúp tạo việc làm ổn định; Các chƣơng trình cho vay vốn để sản xuất và kinh doanh; Tiếp cận đƣợc với các chƣơng trình đào tạo và vận dụng đƣợc các kiến thức mới học đƣợc vào sản xuất.

- Về sinh kế mới, hình thức sản xuất hay giống mới: Một số ngƣời dân tộc thiểu số mà nhận thức tốt, làm việc chăm chỉ nắm vững ngôn ngữ tiếng Việt đƣợc chọn để thử nghiệm các hình thức trồng trọt hay chăn nuôi mới. Việc sử dụng giống mới, cây trồng năng suất cao, mở rộng đất canh tác, giá thành sản phẩm trồng trọt trên thị trƣờng tăng.

- Về năng lực: Tận dụng triệt để và khai thác có hiệu quả các cơ hội từ các chƣơng trình và chính sách giảm nghèo (tại một số địa bàn); Tiếp cận đƣợc tốt với các nguồn thông tin và quyết định đƣợc đúng đắn về các vấn đề liên quan đến sản xuất [34], [35].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

b. Động thái và nguyên nhân của các trường hợp mới rơi xuống dưới ngưỡng nghèo (nghèo mới)

- Rủi ro: Tai nạn bất thƣờng xảy ra trong sản xuất và kinh doanh; việc mắc phải bệnh nặng hoặc bệnh kinh niên, mất đi lao động chủ chốt trong gia đình; thiên tai, bệnh dịch trong cây trồng hay vật nuôi, mất mùa; các rủi ro khác trong sản xuất.

- Lao động, việc làm: Tình trạng thiếu lao động; thói quen lƣời làm việc; trình độ học vấn thấp.

- Thay đổi về nhân khẩu: Có nhiều con cái hoặc ngƣời phụ thuộc; hộ gia đình mới chia tách.

- Tác động xã hội: Do bị bắt buộc phải tổ chức hoặc tham gia vào một số nghi lễ lớn nhƣ ma chay, cƣới hỏi, những chi phí tốn kém này đôi khi khiến cho các hộ cận nghèo, thậm chí các hộ trung bình khá bị đẩy vào cảnh nợ nần, nghèo túng. Mặt khác các tệ nạn của xã hội nhƣ rƣợu chè, cờ bạc cũng có ảnh hƣởng lớn đến thu nhập và chi tiêu của hộ [34], [35].

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)