Phân tích các khoản trợ cấp, phụ cấp

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và phân tích tình hình lao động tiền lương tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng – thương mại – dịch vụ – sản xuất đông phương (Trang 84)

Trong công ty, song song với khoản lƣơng chính cố định, ngƣời lao động còn đƣợc hƣởng một khoản phụ cấp tƣơng ứng với vị trí và sức lao động bỏ ra trong năm. Đây là một khoản lƣơng quan trọng vì số tiền phụ cấp nhiều hay ít phụ thuộc vào thái độ và hiệu quả làm việc của từng công nhân viên, điều này đã góp phần thúc đẩy ngƣời lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao động lên rất nhiều. Vì thế khi phân tích tiền lƣơng không thể không kể đến các khoản phụ cấp.

Bảng 4.21: Các khoản phụ cấp của công ty giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch Tỷ lệ tăng (giảm) % 2011/2010 2011/2010 2011/ 2010 2012/ 2011 Phụ cấp trách nhiệm 84.000.000 146.400.000 164.000.000 14.000.000 17.600.000 16,67 12 Phụ cấp tăng ca 26.600.000 52.200.000 55.600.000 25.600.000 3.400.000 96,2 6,5 Phụ cấp công tác phí 30.000.000 36.000.000 41.000.000 6.000.000 5.000.000 20 13,9 Thƣởng cuối năm 50.000.000 112.000.000 123.200.000 62.000.000 11.200.000 124 10

Qua bảng số liệu ta thấy tất cả các khoản phụ cấp và thƣởng đều tăng từ năm 2010 đến năm 2012. Đối với phụ cấp trách nhiệm, tăng từ 84.000.000 đồng lên 164.000.000 đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 95,2%, đây là khoản phụ cấp cho những chức danh trong bộ phận quản lý doanh nghiệp nên việc tăng với tỷ lệ phụ cấp cao nhƣ vậy sẽ giúp việc quản lý và điều hành công ty có hiệu quả hơn, chất xám cũng sẽ đƣợc các nhà quản lý sử dụng triệt để hơn trong việc đề ra các chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ các biện pháp sử dụng các nguồn lực của công ty trong đó có nguồn lao động có hiệu quả hơn. Song song với khoản phụ cấp này đó là khoản phụ cấp công tác phí, trong công ty xây dựng, công tác phí là các khoản chi khi ngƣời lao động hoặc ban giám đốc của công ty đi thực tế giám sát ở các công trình xa, cần nhiều thời gian và tiêu tốn chi phí. Từ năm 2010 đến 2012, công tác phí tăng từ 30.000.000 đồng lên 41.000.000 đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 36,7% thể hiện trong 3 năm qua, số lƣợng hợp đồng ở xa của công ty ngày càng tăng, hình ảnh của công ty cũng ngày càng truyền tải đến các khách hàng ở xa ngoài khu vực Thành phố Cần Thơ. Tuy 2 khoản chi phí trên tăng là một tín hiệu tốt cho việc kinh doanh của công ty nhƣng đây vẫn là những khoản phụ cấp cho ban giám đốc và bộ phận quản lý doanh nghiệp – những lao động không trực tiếp tham gia vào việc thi công công trình. Đối với một công ty trẻ thì việc 2 khoản chi phí này tăng với tỷ lệ cao nhƣ thế sẽ dễ gây tâm lý ỷ lại cho nhân viên và gây lãng phí, vì năng suất lao động của bộ phận này thƣờng tăng lên không quá nhiều và không tƣơng xứng với tỷ lệ tăng của mức phụ cấp.

Một khoản phụ cấp dành cho tất cả nhân viên là phụ cấp tăng ca, từ 2010 đến 2012 khoản phụ cấp này tăng từ 26.600.000 đồng lên 56.600.000 đồng, tƣơng ứng tỷ lệ tăng 112,8%. Đây là một tín hiệu vui cho cả ban giám đốc công ty lẫn công nhân viên, vì tỷ lệ tăng rất cao của phụ cấp tăng ca thể hiện công ty đang trên đà kinh doanh thuận lợi, ngƣời lao động phải tăng ca thƣờng xuyên để kịp tiến độ hoàn thành công trình, do chế độ lƣơng ngoài giờ của công ty đƣợc áp dụng theo quy định của pháp luật nên mức lƣơng tăng ca mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng không nhỏ, đó cũng là một động lực giúp ngƣời lao động nâng cao năng suất làm việc của mình.

Về khoản thƣởng cuối năm cho ngƣời lao động, khoản này phụ thuộc vào lợi nhuận mà công ty tạo ra trong năm, từ năm 2010 đến 2011 khoản thƣởng cuối năm tăng tƣơng ứng với tỷ lệ 30,6%, sang giai đoạn 2011 – 2012 do việc kinh doanh của công ty tiến triển hơi chậm nên khoản thƣởng này chỉ tăng tƣơng ứng với tỷ lệ 10%. Do đây chỉ là một khoản thƣởng thêm ngoài lao động nên tỷ lệ tăng có chiều hƣớng giảm cũng không ảnh hƣởng nhiều đến ngƣời lao động,

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

LAO ĐỘNG 5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP

Nhìn chung từ năm 2010 đến năm 2012 tình hình kinh doanh của công ty có nhiều biến động do các yếu tố ảnh hƣởng từ bên ngoài nhƣ việc cạnh tranh của các công ty trên địa bàn, giá cả nhân công và nguyên vật liệu khi khởi công xây dựng công trình luôn tăng cao hơn so với khi công ty nhận thầu. Đặc biệt, trong năm 2012 do kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng nợ công và lạm phát tăng với tốc độ nhanh, ảnh hƣởng không nhỏ đến ngành xây dựng vì vậy, nhà nƣớc tiếp tục áp dụng nghị quyết 11 về việc cắt giảm đầu tƣ công. Ngoài ra, các yếu tố bên trong nhƣ thiếu hụt nguồn vốn, năng suất lao động giảm,.... cũng làm cho việc kinh doanh không đƣợc thuận lợi.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn đó, công ty vẫn áp dụng nhất quán chính sách lƣơng và phụ cấp cho ngƣời lao động, công ty không cắt giảm nhân viên cũng nhƣ luôn khuyến khích họ lao động bằng cách không giảm lƣơng (hoặc chỉ giảm lƣơng của bộ phận quản lý doanh nghiệp) trong lúc việc kinh doanh đang gặp khó khăn nhất. Cũng nhƣ luôn áp dụng chính sách đãi ngộ và phụ cấp thƣờng xuyên cho ngƣời lao động khi công ty kinh doanh thuận lợi hơn. Đây là một giải pháp hợp lý, đúng đắn và sẽ là tiền đề để doanh nghiệp cải thiện và nâng cao kết quả kinh doanh trong những năm tới vì trong xây dựng, nguồn lao động đƣợc đáp ứng đầy đủ, không bị thiếu hụt luôn là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của các doanh nghiệp và theo nhiều nhà thầu cho rằng: “sau khủng hoảng, khi thị trƣờng xây dựng đƣợc phục hồi, vấn đề nhân lực sẽ lại là bài toán hóc búa”.

Qua phân tích trên về lao động và tiền lƣơng trong doanh nghiệp xây dựng, có thể thấy năng suất lao động là nhân tố quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu. Song song đó, năng suất lao động lại phụ thuộc nhiều vào nhân tố tiền lƣơng, mối liên hệ của các nhân tố đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Mối quan hệ của tiền lƣơng và năng suất lao động:

Trong giai đoạn 2010 – 2012, chi phí lƣơng và năng suất lao động có biến động tƣơng đồng nhau, đều tăng trong từ năm 2010 – 2011 và giảm từ năm 2011 – 2012. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng giảm lại không đồng đều, tốc độ tăng cũng nhƣ giảm của chi phí lƣơng luôn cao hơn năng suất, chênh lệch tỷ lệ tăng giữa

tƣơng xứng giữa năng suất lao động và chi phí lƣơng. Việc tiền lƣơng tăng nhanh hơn năng suất có thể làm cho chi phí tiền lƣơng tăng cao, giảm hiệu quả kinh doanh và gây lãng phí nguồn nhân lực của công ty. Đồng thời, việc tiền lƣơng giảm nhanh và có tỷ lệ giảm cao hơn nhiều so với năng suất sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến ngƣời lao động, gây tâm lý chán nản, thiếu động lực làm việc, từ đó, ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng công việc, làm suy giảm năng suất lao động và có thể làm cho công ty mất đi nguồn nhân lực – một trong những yếu tố quan trọng nhất của một công ty xây dựng.

Bên cạnh đó, ta thấy rằng tỷ lệ giảm của năng suất lao động nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ giảm của tiền lƣơng đó là một tín hiệu đáng mừng cho việc năng suất lao động của nhân viên đang trên đà đƣợc nâng cao hơn. Mặt khác, năng suất lao động là nhân tố quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến biến động của tổng quỹ lƣơng, khi năng suất lao động tăng có thể hạ đƣợc chi phí lƣơng của công ty. Vì vậy vấn đề đặt ra cho công ty là làm sao duy trì đƣợc việc tăng năng suất cũng nhƣ điều chỉnh chi phí lƣơng nhằm vừa phù hợp với nhu cầu của ngƣời lao động, khuyến khích họ làm việc, vừa giúp hạ chi phí và tăng lợi nhuận của công ty.

Mối quan hệ của năng suất lao động và doanh thu:

Trong 2 nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu thì năng suất lao động là nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu nhiều hơn. Năm 2011, hơn 50% số tiền doanh thu tăng là do ảnh hƣởng của năng suất lao động tăng, sang năm 2012, chỉ riêng năng suất lao động suy giảm đã làm cho doanh thu giảm 748.555.024 đồng. Qua đó, có thể nhận thấy trong những năm tới, nếu công ty muốn tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh thì ngoài việc giữ đƣợc nguồn nhân lực đầy đủ về số lƣợng, công ty còn cần phải xem xét thêm về chất lƣợng lao động nhằm thực hiện tốt yêu cầu công việc đề ra và có thể nâng cao năng suất lao động.

Qua việc đánh giá mối quan hệ của các nhân tố, ta thấy đƣợc những hạn chế còn tồn tại trong công tác sử dụng lao động cũng nhƣ công tác quản lý và thực hiện chi phí tiền lƣơng để từ đó đƣa ra những giải pháp giúp công ty tiết kiệm chi phí tiền lƣơng, cải thiện chất lƣợng lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và giúp công ty cải thiện tình hình kinh doanh.

5.2 GIẢI PHÁP

Kết thúc năm 2012, việc kinh doanh của công ty kém hiệu quả hơn năm trƣớc một phần là do ảnh hƣởng của các nhân tố khách quan và chủ quan liên quan đến lao động và tiền lƣơng. Điều này đặt ra yêu cầu cho ban giám đốc của công ty phải có một chiến lƣợc kinh doanh tổng thể hợp lý hơn, góp phần

khắc phục những hạn chế trong việc sử dụng nguồn nhân lực và thực hiện chi phí tiền lƣơng của công ty. Xuất phát từ thực tế đó, những giải pháp đƣợc đề ra trong ngắn hạn sau đây sẽ góp phần giúp công ty xây dựng chiến lƣợc kinh doanh trong những năm tới một cách hợp lý và kịp thời, đồng thời ổn định tâm lý ngƣời lao động, khuyến khích họ làm việc và tăng năng suất lao động:

5.2.1 Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lƣơng

* Công tác kế toán tiền lƣơng:

Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức trả lƣơng theo thời gian và nếu công nhân làm vƣợt số ngày làm cố định trong tháng thì sẽ đƣợc trả lƣơng theo đúng số ngày mà nhân viên làm thêm. Điều này một mặt sẽ khuyến khích ngƣời lao động tăng ca làm việc nhƣng mặt khác lại có thể tạo tâm lý làm việc từ từ nhằm kéo dài thời gian để tăng tiền lƣơng của các nhân viên. Vì vậy, khi đánh giá khoản lƣơng làm thêm ngoài giờ, công ty cần đánh giá trong mối quan hệ với khối lƣợng công việc hoàn thành nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trƣờng hợp gian lận.

Công ty thƣờng cho nhân viên ứng lƣơng vào ngày 10 và trả hết lƣơng vào ngày 15, khoảng cách giữa 2 đợt trả lƣơng ngắn làm cho việc chi trả lƣơng không mang lại hiệu quả là đơn giản hóa quy trình trả lƣơng. Mặt khác, ngƣời lao động phải đợi đến gần 10 ngày sau khi kết thúc tháng làm việc mới đƣợc ứng lƣơng, làm cho những nhu cầu cấp thiết của ngƣời lao động có thể không đáp ứng kịp. Công ty nên chuyển ngày ứng lƣơng thành ngày 25 của tháng làm việc và ngày lãnh lƣơng là ngày 10 của tháng sau.

Hình thức thƣởng theo doanh thu hàng năm cần đƣợc áp dụng rộng rãi hơn để ngƣời lao động quan tâm nhiều hơn đến kết quả kinh doanh của công ty, có thể đóng góp những ý kiến sáng tạo nhằm đƣa việc kinh doanh của công ty phát triển mạnh hơn.

Cần áp dụng công nghệ thông tin (sử dụng các phần mềm) vào quy trình tính lƣơng cho nhân viên, bao gồm chấm công, tính lƣơng, tính phụ cấp,... nhằm giúp kế toán thực hiện công việc tính toán, tập hợp số liệu một cách nhanh chóng và chính xác hơn.

* Quỹ lƣơng và việc thực hiện chi phí tiền lƣơng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quỹ lƣơng là yếu tố quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của ngƣời lao động, vì vậy các giải pháp nhằm ổn định quỹ lƣơng, tiết kiệm chi phí tiền lƣơng, mang lại hiệu quả kinh doanh nhƣng vẫn đảm bảo thu nhập bình quân của ngƣời lao động đối với công ty trong giai đoạn hiện nay là rất

+ Duy trì việc tăng quỹ lƣơng phù hợp với tỷ lệ tăng doanh thu, trong trƣờng hợp việc kinh doanh của công ty không thuận lợi, chỉ nên giảm các khoản phụ cấp hoặc giảm tiền lƣơng của cấp quản lý, không nên giảm lƣơng của ngƣời lao động phổ thông, vì đa phần công nhân và gia đình họ đều sử dụng khoản tiền lƣơng đó để đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Nếu lƣơng giảm, nhu cầu đáp ứng không đủ, ngƣời lao động sẽ có xu hƣớng tìm công việc khác, nguồn nhân lực của công ty không đủ để thi công các công trình cần nhiều nhân lực, việc kinh doanh của công ty sẽ bị ảnh hƣởng.

+ Thực hiện triệt để các biện pháp nhằm tăng năng suất lao động của nhân viên, nhằm làm cho tốc độ tăng của năng suất phải tƣơng xứng hoặc cao hơn tốc độ tăng của tiền lƣơng. Năng suất lao động càng tăng thì khoản chi phí tiền lƣơng công ty tiết kiệm đƣợc cũng sẽ càng tăng theo.

+ Thƣờng xuyên nghiên cứu tình hình giá cả thị trƣờng và những khó khăn trong đời sống của công nhân nhằm điều chỉnh quỹ lƣơng một cách thích hợp, đáp ứng nhu cầu của ngƣời lao động trong thời buổi giá cả thị trƣờng tăng cao. Ngoài ra, cần lập thêm các quỹ đƣợc trích từ lợi nhuận của công ty nhằm hỗ trợ ngƣời lao động trong những trƣờng hợp khó khăn đột xuất, điều này sẽ giúp tạo sự gắn bó giữa ngƣời lao động và công ty, giúp họ an tâm để làm việc cho công ty và giúp công ty giữ đƣợc nguồn nhân lực.

+ Tăng cƣờng công tác quảng bá hình ảnh công ty đến các khách hàng, thực hiện chiến lƣợc kinh doanh thích hợp hơn để tăng sức cạnh tranh, khắc phục những hạn chế trong quá trình kinh doanh,....là những việc công ty cần làm để tăng lợi nhuận trong thời gian tới nhằm tăng quỹ lƣơng, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo thu nhập của ngƣời lao động luôn tƣơng xứng với việc giá cả thị trƣờng tăng nhanh nhƣ hiện nay.

+ Luôn xem xét các khoản phụ cấp có phù hợp với năng lực, hiệu quả lao động của nhân viên và thời hạn hoàn thành công trình trƣớc khi tính số phụ cấp công nhân đƣợc nhận, nhằm tránh tình trạng gian lận, cố tình làm chậm trễ tiến độ công trình ảnh hƣởng đến việc tăng chi phí tiền lƣơng.

5.2.2 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lao động động

* Số lƣợng lao động:

Giữ đƣợc nguồn lao động đặc biệt là nguồn công nhân lao động, dồi dào và cung ứng đầy đủ cho thi công các công trình có quy mô đa dạng luôn là ƣu tiên hàng đầu đối với một công ty xây dựng muốn tăng lợi thế kinh doanh của mình. Do tính chất thời vụ của ngành xây dựng, có khi số công nhân đƣợc sử

dụng hết cho một công trình lớn hoặc 2 công trình nhỏ, nhƣng đôi khi công ty chỉ sử dụng ½ số lƣợng công nhân cho việc thi công – giám sát, số công nhân còn lại sẽ có thời gian nhàn rỗi và nếu khoảng thời gian này kéo dài sẽ gây tâm lý chán nản, ngƣời lao động sẽ đi tìm công việc khác nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống của họ. Vì vậy, công ty có thể khắc phục bằng cách:

+ Luân phiên sử dụng lao động: số công nhân đƣợc sử dụng trong công trình lần này sẽ đƣợc thay thế bằng các công nhân khác trong công trình lần tới hoặc sử dụng những công nhân khác nhau cho từng hạng mục của công trình. Bên cạnh đó, công ty cũng cần chú ý việc phân bổ hợp lý số lƣợng thợ

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và phân tích tình hình lao động tiền lương tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng – thương mại – dịch vụ – sản xuất đông phương (Trang 84)