Cơ cấu lao động theo trình độ và theo hình thức lao động

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và phân tích tình hình lao động tiền lương tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng – thương mại – dịch vụ – sản xuất đông phương (Trang 67 - 69)

* Cơ cấu lao động theo trình độ

Đánh giá cơ cấu lao động theo trình độ là việc xem xét trình độ chuyên môn và những kỹ năng cần thiết của ngƣời lao động hiện tại có đáp ứng đƣợc những yêu cầu của công việc đặt ra hay không, cần nâng cao thêm trình độ chuyên môn ở những lĩnh vực nào. Song song đó, việc đánh giá này giúp cho công ty sẽ có những chính sách thích hợp hơn trong việc ƣu đãi và bồi dƣỡng, nâng cao trình độ đối với nhân viên. Khi trình độ cũng nhƣ kỹ năng làm việc của từng nhân viên ngày càng hoàn thiện thì năng suất và hiệu quả làm việc cũng tăng theo, góp phần tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của công ty Bảng 4.11: Số lƣợng lao động của công ty phân theo trình độ

Đơn vị tính: Người

Phân loại theo trình độ học vấn 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) Trên ĐH 1 2 1 1,8 1 1,8 Đại học 2 4 2 3,6 2 3,6 Cao đẳng 7 14 18 32,2 21 37,5 Trung cấp 10 20 5 8,9 2 3,6 Lao động phổ thông 30 60 30 53,5 30 53,5 Tổng cộng 50 100 56 100 56 100

(Nguồn: phòng văn thư - tổng hợp)

Qua bảng trên ta thấy trình độ của ngƣời lao động qua 3 năm đƣợc nâng lên một cách rõ rệt. Số lƣợng lao động trong nhóm trung cấp giảm dần từ 10 ngƣời năm 2010 còn 2 ngƣời vào năm 2012, song song đó, số lƣợng lao động trong nhóm cao đẳng không ngừng tăng lên cụ thể là 7 ngƣời vào năm 2010 và 21 ngƣời vào năm 2012, số lƣợng ngƣời lao động có trình độ cao đẳng tăng lên không chỉ do những ngƣời có trình độ trung cấp trong công ty đƣợc đào tạo nâng cao lên mà còn do công ty thực hiện việc tuyển dụng với nhiều chính sách đãi ngộ hấp dẫn đối với ngƣời lao động có trình độ chuyên môn cao nhƣ: chế độ phụ cấp nhiều hơn, điều kiện làm việc tốt hơn không cần phải có mặt

thƣờng xuyên ở công ty,...do đó đã góp phần chiêu mộ đƣợc nhiều nhân viên với trình độ chuyên môn ngày càng cao.

Lao động trong nhóm lao động phổ thông và lao động có trình độ đại học hay trên đại học không có sự biến động từ năm 2010 đến năm 2012 (đại học là 2 ngƣời, trên đại học là 1 ngƣời và lao động phổ thông là 30 ngƣời). Vì đặc điểm lĩnh vực hoạt động chính của công ty là tƣ vấn – thiết kế và xây dựng, không cần nhiều lao động có trình độ học vấn cao. Mặt khác, lao động phổ thông mang tính chất thời vụ, khi có hợp đồng nếu nhƣ không kịp thời đáp ứng nhu cầu về nhân lực sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến thời gian hoàn thành và uy tín của công ty. Vì thế nguồn lao động phổ thông không có sự biến động là một yếu tố thuận lợi giúp công ty có thể hoàn thành các công trình theo đúng và có thể sớm hơn tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng với chủ đầu tƣ. Hiện tại, trình độ lao động của công ty có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc nhƣng công ty vẫn cần chú trọng nâng cao thêm trình độ chuyên môn – kỹ thuật, nâng cao tay nghề của các lao động phổ thông và lao động có trình độ trung cấp.

* Cơ cấu lao động theo hình thức lao động (trực tiếp hoặc gián tiếp) Bảng 4.12: Số lƣợng lao động phân theo hình thức lao động

Đơn vị tính: Người

Phân loại theo hình thức lao động 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) Trực tiếp 38 76 36 64,3 33 58,9 Gián tiếp 12 24 20 35,7 23 41,1 Tổng 50 100 56 100 56 100

(Nguồn: phòng văn thư - tổng hợp)

Qua bảng số liệu ta thấy số lƣợng lao động gián tiếp tăng từ 12 ngƣời chiếm tỷ lệ 24% năm 2010 đến 23 ngƣời với tỷ lệ là 41,1% năm 2012. Bên cạnh đó, số lao động trực tiếp lại có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2010 – 2012 từ 38 ngƣời năm 2010 còn 33 ngƣời năm 2012, điều này thể hiện công ty ngày càng chú tâm vào việc tuyển dụng và đào tạo các lao động có trình độ có thể tham gia vào việc quản lý, giám sát cũng nhƣ hoạch định những chiến lƣợc kinh doanh mới cho công ty. Số lao động gián tiếp tăng chủ yếu là các kỹ sƣ xây dựng mới đƣợc công ty tuyển dụng có trình độ cao đẳng trở lên và có trình độ

chuyên môn vững, vì vậy chất lƣợng lao động của công ty ngày càng đƣợc nâng cao, góp phần tăng cƣờng sức cạnh tranh của công ty.

Về số lƣợng lao động trực tiếp, do là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và mới thành lập đƣợc hơn 3 năm, công ty vẫn đang tiếp tục chiến lƣợc xây dựng hình ảnh, tạo chỗ đứng trên thị trƣờng và chƣa có ý định mở rộng quy mô kinh doanh dẫn đến việc số lƣợng lao động trực tiếp không tăng và thậm chí giảm trong giai đoạn 2010 – 2012. Việc số lao động trực tiếp giảm còn do chính sách sử dụng lao động của công ty, việc điều chỉnh số lƣợng lao động sao cho phù hợp với từng công trình xây dựng và từng nhiệm vụ cụ thể của từng công việc, không phải công trình nào công ty cũng tận dụng hết số lao động trực tiếp, có khi chỉ sử dụng ½ số lao động trực tiếp công ty hiện có, nên trong một số trƣờng hợp công ty có thể cắt bớt số lao động nhàn rỗi trong một thời gian dài. Tuy nhiên, số lao động trực tiếp giảm chiếm tỷ lệ nhỏ 17,1% do đó nguồn nhân lực của công ty vẫn đƣợc đảm bảo đầy đủ.

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và phân tích tình hình lao động tiền lương tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng – thương mại – dịch vụ – sản xuất đông phương (Trang 67 - 69)