ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và phân tích tình hình lao động tiền lương tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng – thương mại – dịch vụ – sản xuất đông phương (Trang 42)

3.3.1 Đặc điểm bộ máy kế toán

Công ty có một kế toán trƣởng làm nhiệm vụ tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính, khai báo thuế và tham mƣu cho ban giám đốc về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu kế toán ở một số thời điểm thích hợp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.

Một kế toán viên làm nhiệm vụ ghi chép và theo dõi cụ thể các số liệu về tình hình tăng giảm tiền lƣơng, nguyên vật liệu, tiền,....Hàng tháng, kế toán viên thực hiện việc khóa sổ, kiểm tra lại chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh và trình tất cả sổ sách, chứng từ lên cho kế toán trƣởng xét duyệt.

Một thủ quỹ thực hiện nhiệm vụ giữ quỹ tiền mặt cho công ty, thực hiện việc ghi chép các nghiệp vụ thu và chi tiền. Cuối tháng, kế toán và thủ quỹ đối chiếu số liệu đã ghi trong sổ nhằm phát hiện sai sót và điều chỉnh kịp thời.

3.3.2 Kỳ kế toán, chế độ và hình thức kế toán sử dụng * Kỳ kế toán: * Kỳ kế toán:

Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

* Chế độ kế toán:

Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đƣợc ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 và các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán của Bộ tài chính

* Hình thức kế toán áp dụng:

Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật kí chung

+ Đặc điểm: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

+ Các loại sổ sử dụng: - Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt - Sổ Cái

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết + Trình tự ghi sổ:

chung ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh đƣợc ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trƣờng hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lƣợng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ đƣợc ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi định kì hoặc cuối tháng Đối chiếu

Nhật kí đặc biệt

Chứng từ gốc

Nhật kí chung Sổ kế toán chi tiết

Sổ cái

Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo tài chính

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật kí chung

3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

* Thuận lợi:

+ Uy tín của công ty ngày càng đƣợc nâng cao nhờ đội ngũ các kỹ sƣ và ngƣời lao động có trình độ chuyên môn tốt, thực hiện việc thiết kế cũng nhƣ xây dựng các công trình luôn đạt chất lƣợng tốt và đảm bảo đƣợc độ bền so với thời gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cơ sở vật chất, thiết bị, các phần mềm của công ty hiện đại, đáp ứng đƣợc đầy đủ yêu cầu của công việc.

+ Là doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vật liệu mới vào cuộc sống.

+ Các công ty chuyên cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn của công ty có số lƣợng nhiều và loại hình đa dạng, tạo điều kiện cho việc lựa chọn nhà cung cấp VLXD có giá phù hợp nhất với công trình góp phần hạ giá thành công trình và tăng khả năng cạnh tranh của công ty.

+ Xây dựng đang là một ngành phát triển mạnh do kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu về việc xây dựng các công trình có quy mô đa dạng và hiện đại ngày càng tăng.

+ Nguồn lao động phổ thông trong ngành cần trình độ không cao và chuyên môn có thể đƣợc đào tạo trong thời gian ngắn.

* Khó khăn:

+ Có nhiều công ty cạnh tranh nhƣ: công ty cổ phần thiết kế tƣ vấn xây dựng Cần Thơ, Công ty TNHH xây dựng Vạn Phƣớc,...đòi hỏi công ty phải không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh.

+ Là một doanh nghiệp trẻ nên tốn nhiều chi phí cho việc quảng bá, truyền tải hình ảnh của công ty đến các khách hàng.

+ Việc xây dựng công trình phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. + Giả cả VLXD ngày càng tăng do biến động của nền kinh tế nƣớc ta. + Khi thi công xong công trình, thời gian các chủ đầu tƣ quyết toán công trình thƣờng kéo dài, lãi suất tiền vay của ngân hàng ngày càng tăng.

+ Nhà nƣớc vẫn tiếp tục thực hiện nghị quyết 11 về cắt giảm đầu tƣ công gây hạn chế việc xây dựng những công trình có giá trị lớn.

3.5 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ lệ tăng (giảm) %

2011 / 2010 2012 / 2011 2011 / 2010 2012 / 2011 Tổng doanh thu 3.199.768.820 6.906.755.900 6.158.220.000 829.172.122 - 748.535.900 25,9 - 10,8 Giá vốn hàng bán 2.504.253.680 5.305.322.600 4.452.277.000 648.851.170 - 853.045.600 23,5 - 16,1 Chi phí quản lý doanh nghiệp 390.066.107 865.259.600 706.008.000 56.335.326 - 159.251.600 29,4 - 18,4 Lợi nhuận trƣớc thuế 305.449.033 736.173.700 639.935.000 123.985.625 96.238.700 40,6 - 13,1 Chi phí thuế TNDN 76.362.258 209.043.425 149.983.750 45.579.740 59.059.675 59,7 - 28,3

Lợi nhuận sau

thuế 229.086.775 527.130.275 489.951.250 78.405.886 37.179.025 34,2 - 7,6

Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu của công ty có xu hƣớng tăng từ năm 2010 (3.699.768.820 đồng) đến năm 2011 (6.906.755.900 đồng) tƣơng ứng với tỷ lệ 25,9% nhƣng sang năm 2012 lại giảm còn 6.158.220.000 đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 10,8. Nguyên nhân là do năm 2012 là năm đƣợc các chuyên gia nhận xét là có nhiều khó khăn cho ngành xây dựng, mặt khác, công ty là một doanh nghiệp trẻ nên dễ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lâu năm trong ngành. Tuy nhiên, tốc độ giảm của doanh thu trong năm 2012 vẫn còn thấp hơn so với tốc độ tăng doanh thu trong những năm trƣớc, đây là một tín hiệu vui cho việc cải thiện tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

Song song đó, giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có xu hƣớng tăng từ năm 2010 đến 2011 và giảm từ năm 2011 đến năm 2012. Điều này có thể lý giải bằng việc kinh doanh của công ty trong giai đoạn này không ổn định, số lƣợng công trình đƣợc nhận thầu tăng khi việc kinh doanh thuận lợi và giảm đi khi kinh doanh gặp khó khăn nên chi phí cũng vì thế mà tăng (giảm) theo. Tuy nhiên, tổng tỷ lệ tăng của các loại chi phí trong giai đoạn 2010 – 2011 là 24,4% vẫn tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu. Sang giai đoạn 2011 – 2012, dƣới ảnh hƣởng của việc kinh doanh giảm hiệu quả, các loại chi phí cũng giảm với tỷ lệ 16,4% giảm nhanh hơn doanh thu nguyên nhân một phần nhờ vào chính sách bình ổn giá thị trƣờng giá vật liệu xây dựng của nhà nƣớc, một phần là do trong những thời điểm khó khăn cũng nhƣ những thời điểm kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp luôn có những chính sách kinh doanh phù hợp, góp phần ổn định chi phí nhƣ: thỏa thuận bằng hợp đồng về giá vật liệu xây dựng đối với các nhà cung cấp, tuyển dụng các lao động có chuyên môn tốt nhằm hạn chế sai sót khi thực hiện công trình, quy định thời gian cụ thể quyết toán công trình trong hợp đồng với chủ đầu tƣ...

Doanh thu và chi phí biến động bất thƣờng kéo theo lợi nhuận cũng không ổn định trong giai đoạn này, nhƣng qua 3 năm hoạt động lợi nhuận của công ty vẫn tăng từ 229.086.775 đồng năm 2010 lên 489.951.250 đồng năm 2012 mặc dù tỷ lệ tăng là chƣa cao nhƣng điều này vẫn thể hiện công ty đang có những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp hơn với nền kinh tế và đang từng bƣớc thâm nhập sâu hơn vào thị trƣờng xây dựng.

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY 4.1 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƢƠNG

4.1.1 Công tác quản lý lao động

* Đặc điểm về lao động

Do đặc thù của công ty là hoạt động trong lĩnh vực tƣ vấn thiết kế xây dựng nên không đòi hỏi tất cả các nhân viên phải có trình độ học vấn cao mà chỉ yêu cầu các nhân viên có kiến thức chuyên môn vững và tay nghề cao để thực hiện tốt các nhiệm vụ của công việc đƣợc giao. Ngoài ra, nhằm đảm bảo hiệu quả cũng nhƣ chất lƣợng của các công trình, thời gian làm việc của các lao động có thể dài hơn (thời gian làm việc bình thƣờng là 8 giờ/ngày) và không cần có mặt thƣờng xuyên ở công ty.

Hiện nay, tổng số nhân viên trong công ty là 56 ngƣời, trong đó, lao động có trình độ trung cấp và phổ thông chiếm hơn 50%. Cơ cấu lao động hiện nay của công ty đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 4.1: Cơ cấu lao động theo trình độ

Bộ phận Trình độ Số nhân viên (ngƣời) Tỷ trọng(%) Khối văn phòng Thạc sĩ 1 1,8 Đại học 2 3,6 Khối tƣ vấn, thiết kế Đại học 21 37,5 Khối trực tiếp thực hiện Trung cấp 2 3,6 Lao động phổ thông 30 53,5 Tổng cộng 56 100

* Chính sách đối với ngƣời lao động:

+ Chế độ làm việc: Công ty tổ chức làm việc 6 ngày/tuần và không quá 8 giờ/ ngày, tuy nhiên tùy vào công việc đặc thù và hiệu quả công việc đƣợc phân công mà thời gian làm của nhân viên có dài hơn hoặc đôi khi không cần có mặt thƣờng xuyên ở Công ty. Điều kiện làm việc với đầy đủ trang thiết bị và môi trƣờng thoáng mát, mỗi ngƣời đƣợc bố trí một không gian làm việc thích hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chính sách tuyển dụng – đào tạo: nhân viên công ty phải luôn là ngƣời hiểu biết, trung thực, yêu nghề, có chuyên môn sâu trong lĩnh vực của mình đảm trách, phù hợp với bằng cấp chứng chỉ của mình. Bên cạnh Công ty khuyến khích nhân viên học hỏi thêm nhiều công việc, lĩnh vực khác nhằm trao đổi kinh nghiệm và bổ sung kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn.

+ Chính sách lƣơng thƣởng: Công ty định hƣớng phải luôn đảm bảo cuộc sống tốt cho nhân viên của mình, ngoài mức lƣơng cơ bản, nhân viên còn có thêm khoảng phụ cấp tăng ca, phụ cấp đi công trình đột xuất, thƣởng theo năng lực,... tùy vào vị trí và nhiệm vụ công việc đƣợc giao.

* Hạch toán lao động:

a. Hạch toán số lƣợng lao động:

Nhằm quản lý số lƣợng lao động hiện có trong công ty, phòng kế toán đã lập một bảng danh sách lao động, ghi chép cụ thể về thông tin của các lao động bao gồm số lao động dài hạn, ngắn hạn, trực tiếp hay gián tiếp,...cơ sở để ghi vào bảng danh sách lao động các chứng từ tuyển dụng, quyết định cho thôi việc, hƣu trí, chuyển công tác,...

Mọi sự biến động về số lƣợng lao động đều phải đƣợc phản ánh một cách kịp thời, chính xác vào “bảng danh sách lao động” để làm căn cứ tính lƣơng và phụ cấp cho nhân viên

b. Hạch toán thời gian lao động:

Thời gian lao động của từng nhân viên đƣợc công ty bố trí phù hợp và đúng theo quy định của pháp luật. Mỗi nhân viên làm việc tối đa 44 giờ một tuần, 8 giờ một ngày, sáng làm việc từ 7 giờ - 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ - 17 giờ.

Trong trƣờng hợp do yêu cầu công việc hoặc trƣờng hợp cần thiết, ngƣời lao động có thể làm thêm giờ hoặc làm thêm vào ngày Chủ Nhật, thời gian làm thêm giờ theo quy định là không quá 4 giờ 1 ngày và không quá 200 giờ 1 năm.

Những ngày lễ, tết nhân viên trong toàn công ty đều đƣợc nghỉ theo đúng luật định.

Để quản lý thời gian lao động của từng nhân viên, công ty sử dụng “Bảng chấm công”. Bảng chấm công đƣợc giao cho trƣởng các bộ phận thực hiện công việc chấm công theo từng ngày thực tế làm việc của nhân viên. Cuối tháng bảng chấm công và các chứng từ có liên quan đƣợc chuyển lên phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính tính lƣơng và phụ cấp cho ngƣời lao động.

4.1.2 Chế độ lƣơng và hình thức tính lƣơng trong công ty

4.1.2.1 Chế độ lương bình thường

+ Việc tính toán lƣơng cho ngƣời lao động dựa vào thời gian làm việc trên thẻ chấm công, đƣợc đối chiếu với bảng chấm công khi cần thiết, đảm bảo thời gian trả lƣơng cho ngƣời lao động đúng theo quy định.

+ Mức lƣơng đƣợc công ty với ngƣời lao động thỏa thuận ngay từ khi bắt đầu công việc (mức lƣơng theo ngày hoặc theo tháng), mức lƣơng này có thể nâng lên tùy theo năng lực và hiệu quả làm việc của ngƣời lao động. Thủ tục và chế độ xét nâng lƣơng tuân theo điều lệ của công ty, tỷ lệ tăng lƣơng mỗi lần là từ 10 -20% mức lƣơng hiện tại.

+ Ngƣời lao động đƣợc nhận phiếu lƣơng chi tiết hàng tháng, đƣợc quyền đối chiếu với bảng lƣơng tổng hợp do Trƣởng bộ phận trực tiếp giữ (bản copy).

+ Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động: mỗi tháng vào ngày 10 nhân viên sẽ đƣợc tạm ứng lƣơng của tháng trƣớc 1 lần (nếu có nhu cầu) và số tiền lƣơng còn lại sẽ đƣợc thanh toán vào ngày 15 cùng tháng. Nhân viên nào có nhu cầu tạm ứng lƣơng sẽ lập giấy đề nghị tạm ứng lƣơng và gửi cho phòng văn thƣ – tổng hợp. Tại đó sẽ lập một danh sách nhân viên xin tạm ứng và gửi lên giám đốc ký duyệt. Sau khi yêu cầu đƣợc duyệt, kế toán lập phiếu chi và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.

4.1.2.2 Chế độ thưởng và phụ cấp

* Chế độ thƣởng:

+ Thƣởng cuối năm: Hàng năm công ty sẽ trích từ lợi nhuận để thƣởng cho ngƣời lao động, mức thƣởng này tùy thuộc vào năng lực và thái độ làm việc của từng nhân viên. Khoảng thƣởng này còn đƣợc gọi là lƣơng tháng 13, đƣợc tính theo công thức = tỷ lệ % x (tổng lƣơng thực tế trong năm / 12 tháng)

+ Thƣởng theo doanh thu: nếu công trình hoàn thành xuất sắc trƣớc thời hạn hoặc đạt doanh thu hơn dự toán ban đầu thì tùy theo năng lực mà mỗi nhân viên có mức thƣởng khác nhau.

* Chế độ phụ cấp:

+ Phụ cấp trách nhiệm: Cấp quản lý đƣợc thƣởng tiền trách nhiệm hàng tháng, mức phụ cấp là từ 20 - 50% lƣơng cơ bản.

+ Công tác phí: Đối với nhân viên thƣờng xuyên công tác ở ngoài thì đƣợc thƣởng là: 200.000 đồng/lần. Đối với nhân viên không thƣờng xuyên đi công tác thì đƣợc hƣởng Công tác phí theo bảng công tác phí của Công ty. Cụ thể là:

100.000 đồng/lần công tác tính trên quãng đƣờng 1 chiều <10 km.

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và phân tích tình hình lao động tiền lương tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng – thương mại – dịch vụ – sản xuất đông phương (Trang 42)