Thị hoà vốn, đồ thị lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại trí thành: cách tiếp cận chi phí khối lượng lợi nhuận (Trang 88)

4.4.2.1 Sản phẩm Bò viên Doanh thu (ngàn đồng) Điểm hoà vốn Sản lƣợng (kg) 2.565.086,16 Ydt = 27,42x Ytp = 20,78x + 621.158,219 Ydp = 621.158,219 93.548

78

Ðồ thị cho thấy điểm hòa vốn của sản phẩm bò viên tại sản lƣợng 93.548 kg với mức doanh thu đạt đƣợc là 2.565.086,16 ngàn đồng. Khi sản lƣợng tiêu thụ bằng 0 thì sản phẩm bò viên sẽ bị lỗ 621.158,219ngàn đồng (bằng tổng định phí). Và khi vƣợt qua điểm hòa vốn thì dòng sản phẩm này bắt đầu có lợi nhuận và phần lợi nhuận chính bằng SDÐP của số sản phẩm vƣợt qua điểm hòa vốn. - 621.158,219 Lợi nhuận (ngàn đồng) Điểm hoà vốn Sản lƣợng (kg) DTHV: 2.565.086,16 0 93.548 251.246 Ydt = 27,42x DT=6.888.799 Yln = 6,64x – 621.158,219 1.046.445,3 17

79

4.4.2.2 Sản phẩm Cá viên

Ðối với dòng sản phẩm Cá viên ta thấy với mức sản lƣợng hòa vốn là 240.381 kg là con số lớn nhất trong 3 sản phẩm. Do đó, để đạt hoà vốn thì doanh thu phải đạt là 6.730.668 ngàn đồng. Tƣơng tự, nhƣ đối với sản

Hình 4.14 Đồ thị hoà vốn của cá viên

Doanh thu (ngàn đồng) Điểm hoà vốn Sản lƣợng (kg) 6.730.668 Ydt = 28x Ytp = 24.89x + 745.179,836 Ydp = 745.179,836 240.381

Hình 4.15 Đồ thị lợi nhuận Cá viên

240.381 Lợi nhuận (ngàn đồng) Điểm hoà vốn Sản lƣợng (kg) DTHV: 6.730.668 295.419 Ydt = 28x DT= 8.270.410 Yln = 3,1x – 745.179,836 170.973,818 -745.179,836 0

80

phẩm cá viên, khi lƣợng tiêu thụ bằng 0 thì dòng sản phẩm này bị lỗ bằng chi phí bất biến (745.179,836ngàn đồng). Và khi vƣợt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận chính bằng SDÐP của số sản phẩm vƣợt qua điểm hòa vốn.

4.4.2.3 Sản phẩm Xúc xích Doanh thu (ngàn đồng) Điểm hoà vốn Sản lƣợng (kg) 967.433,28 Ydt = 44,88x Ytp = 11,1x + 727.954,210 Ydp = 727.954,210 179.930 Hình 4.16 Đồ thị hoà vốn của Xúc xích 21.556 Lợi nhuận (ngàn đồng) Điểm hoà vốn Sản lƣợng (kg) DTHV: 967.433,28 179.930 Ydt = 44,88x DT= 8.074.505 Yln = 33,77x – 727.954,210 5.349.058,780 -727.954,210 0

81

Nhận xét tƣơng tự nhƣ 2 sản phẩm trƣớc, sản phẩm xúc xích là sản phẩm có sản lƣợng hoà vốn thấp nhất , cho thấy khả năng đạt đƣợc điểm hoà vốn của sản phẩm này tƣơng đối dễ là 21.556 kg. Và khi sản lƣợng bằng 0, thì mức lỗ bằng 967.433,28 ngàn đồng, chính là tổng định phí.

4.4.3 Doanh thu an toàn (số dƣ an toàn) và tỷ lệ số dƣ an toàn

Để tính số dƣ an toàn và tỷ lệ số dƣ an toàn ta áp dụng công thức sau: Số dƣ an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hoà vốn

Qua đó, ta có thể tính đƣợc số dƣ an toàn và tỷ lệ số dƣ an toàn nhƣ sau:

 Bò viên: Số dƣ an toàn = 6.888.799 – 2.565.086,16= 4.323.712,84 (ngàn đồng) Tỷ lệ số dƣ an toàn = 4.323.712,84 6.888.799 x 100 = 62,8%  Cá viên: Số dƣ an toàn = 8.270.410 – 6.730.668 = 1.539.742 (ngàn đồng) Tỷ lệ số dƣ an toàn = 1.539.742 8.270.410 x 100 = 18,6 %  Xúc xích: Số dƣ an toàn = 8.074.505 – 967.433,28= 7.107.071,72 (ngàn đồng) Tỷ lệ số dƣ an toàn = 7.107.071,72 8.074.505 x 100 = 88 %

Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đƣợc đã vƣợt qua mức doanh thu hoà vốn nhƣ thế nào. Chỉ tiêu này giá trị càng lớn thể hiện tính an toàn càng cao. Qua số liệu trên, ta thấy số dƣ an toàn của sản phẩm Xúc xích là lớn nhất, kế đến là sản phẩm Bò viên và cuối cùng là sản phẩm Cá viên. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng số dƣ an toàn để so sánh sự an toàn giữa các mặt hàng thì chƣa chính xác lắm, bởi vì quy mô hoạt động cũng nhƣ giá trị của từng loại sản phẩm là khác nhau. Vì thế, để có sự đánh giá chính xác về độ an toàn của các sản phẩm ta hãy xem chỉ tiêu tỷ lệ số dƣ an toàn. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp này thì số dƣ an toàn và tỷ lệ an toàn tỷ lệ với nhau của các sản phẩm. Ta thấy, khi nhìn vào chỉ tiêu tỷ lệ số dƣ an toàn thì sản phẩm Cá viên là mặt hàng có tỷ lệ thấp nhất 18,6%, đó là do sản phẩm này có tỷ lệ CPBB lớn làm tỷ lệ SDÐP cũng lớn nên số dƣ an toàn thấp. Do đó, khi doanh thu giảm thì sẽ lỗ nhiều hơn các sản phẩm

Tỷ lệ số dƣ an toàn =

Số dƣ an toàn Doanh số thực tế /kế hoạch

82

khác. Trong khi đó, dòng sản phẩm Bò viên và Xúc xích có tỷ lệ số dƣ an toàn cao hơn, với Bò viên là 62,8% và Xúc xích là 88%, do có tỷ lệ CPBB ít trong cơ cấu chi phí. Vì thế , hai sản phẩm này an toàn hơn, khi doanh thu giảm thì sẽ bị lỗ ít hơn. Cụ thể nhƣ sản phẩm bò viên sẽ lỗ ít hơn sản phẩm xúc xích, sản phẩm cá viên sẽ lỗ ít hơn sản phẩm bò viên. Vì thế, truớc khi ra quyết định là tập trung vào một sản phẩm chủ lực nào đó, công ty cần phải căn cứ tình hình kinh doanh hiện tại để đƣa ra những quyết định phù hợp với thực tế nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

83

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH SX VÀ TM TRÍ THÀNH

5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2012 là khá khả quan và đạt đƣợc nhiều thuận lợi, sản lƣợng tiêu thụ và doanh thu của các dòng sản phẩm hầu nhƣ đều tăng. Tuy nhiên qua phân tích mối hoạt động kinh doanh bằng cách tiếp cận mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận, ta thấy công ty còn tiềm ẩn một số vấn đề nhƣ:

- Lợi nhuận mà các mặt hàng mang lại là chƣa tối ƣu, lợi nhuận vẫn còn chiếm tỷ lệ khá thấp trong tổng doanh thu đạt đƣợc. Nguyên nhân là do các khoản chi phí vẫn còn khá cao, trong đó CPKB chiếm tỷ lệ cao.

- Cơ cấu sản phẩm có sự chênh lệch lớn giữa các dòng sản phẩm Bò viên, Cá viên và Xúc xích. Ðiều này chủ yếu do sự khác nhau về giá bán và sản lƣợng tiêu thụ thông qua ảnh hƣởng từ xu hƣớng của thị trƣờng và chiến lƣợc phát triển của công ty.

- Cụ thể về sản phẩm Cá viên tuy có sản lƣợng tiêu thụ lớn nhất và giá bán cũng không phải là thấp nhất, nhƣng lợi nhuận mang lại cho công ty lại là thấp nhất. Nguyên nhân là do chi phí khả biến quá lớn so với doanh thu, nên làm cho SDĐP thấp. Kết quả là lợi nhuận không cao.

- Chƣa sử dụng đƣợc hết năng suất máy móc và lao động do còn một số máy móc cũ đã giảm đi năng suất rất nhiều.

- Khả năng xâm nhập thị trƣờng và khâu tìm kiếm khách hàng còn hạn chế.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Phân tích hoạt động kinh doanh qua cách tiếp cận chi phí khối lƣợng lợi nhuận, là đề tài đang đƣợc phân tích trong bài luận văn này. Do đó, để Công ty có đƣợc hiệu quả kinh doanh tốt thì cần phải có kế hoạch hoạt động và phát triển cho hiện tại và tƣơng lai thật tốt. Trƣớc tiên, phân tích hoạt động kinh doanh là nhƣ thế nào? Câu trả lời này đƣợc thể hiện qua:

5.2.1 Hoạt động bán hàng và thu tiền

Dựa vào chính sách bán hàng và chính sách thu tiền của công ty. Một chính sách bán hàng tích cực sẽ làm cho doanh số bán tăng lên nhƣng cũng

84

làm cho các khoản phải thu tăng. Cho nên, sự kết hợp giữa kế hoạch bán hàng và kế hoạch thu tiền hài hoà cũng có tác dụng mang lại nhiều lợi ích cho công ty.

5.2.2 Hoạt động sản xuất

Dựa vào kết quả bán hàng thì ngƣời quản lý sẽ tiến hành soạn thảo bảng kế hoạch sản xuất trình bày số lƣợng sản xuất cần đƣợc sản xuất trong kỳ, để đảm bảo số lƣợng bán ra theo dự kiến, và tiến trình sản xuất phải nhƣ thế nào để sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu tốt nhất. Cần nhớ rằng nhu cầu dự trữ trong kinh doanh cũng nhƣ trong sản xuất luôn xuất hiện để đảm bảo rằng quá trình bán hàng hay quá trình sản xuất đƣợc liên tục và không bị gián đoạn. Do đó số lƣợng sản xuất cần phải đủ cung cấp cho nhu cầu bán ra dự kiến trong kỳ.

5.2.3 Sử dụng chi phí

Trƣớc tiên, doanh nghiệp cần phải cải tiến hệ thống quản lý là không ngừng làm mới làm tốt hơn bộ máy quản lý, vì khi hệ thống quản lý tốt thì mới có thể hƣớng dẫn và hỗ trợ các bộ máy khác tốt hơn đƣợc. Việc thay đổi cách thức vận hành ở các khâu, các công đoạn, các phòng ban từ khâu kế hoạch sản xuất, bán hàng và hành chính nhân sự theo chiều hƣớng loại bỏ những hạn chế và nhân tố làm tăng chi phí, để có thể làm tăng lợi nhuận của công ty từng bƣớc.

Bên cạnh đó, việc cải tiến thiết bị công nghệ, nâng cấp, sửa chữa cho những thiết bị cũ, hoặc hƣ hỏng trở nên tốt hơn nếu cần thiết để có thể tạo ra những sản phẩm tốt hơn và mang tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Việc sử dụng chi phí bao gồm chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ. Trƣớc tiên, chi phí sản xuất:

5.2.3.1 Chi phí sản xuất

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Ðể tránh hao hụt khi thu mua nguyên vật liệu Công ty nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, phải kiểm tra số lƣợng và chất lƣợng nguồn nguyên liệu nhập kho. Công ty cũng cần tổ chức mạng lƣới thu mua chặt chẽ, đa dạng hóa qua nhiều nguồn khác nhau để tránh bị động khi thiếu nguyên liệu sẽ ảnh hƣởng nhiều đến lợi nhuận và chi phí công ty. Ngoài ra, công ty cần có những chính sách nhằm dự đoán tình hình thị trƣờng của nguyên vật liệu, thu thập bảng giá từ nhiều nơi để có thể xem xét và chọn đƣợc những nhà cung cấp nguyên liệu tốt nhất với giá cả hợp lý, phát huy tốt mối quan hệ với nhà cung cấp để có thể ký những hợp đồng thu mua dài

85

hạn với giá cả ổn định và nguồn nguyên liệu đƣợc bảo đảm.

Ngoài ra, để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao cần cải tiến công tác bảo quản, thƣờng xuyên kiểm tra, thay mới các công cụ, lựa chọn ngƣời có thâm niên, kinh nghiệm trong khâu tiếp nhận nguyên liệu, bảo quản để có thể đánh giá chính xác phẩm chất của nguồn nguyên liệu trong khâu đầu vào. Nhƣ thế vừa giúp giảm nguồn nguyên liệu hƣ hỏng kém phẩm chất, vừa giảm chi phí chế biến lại. Ðồng thời công ty nên tránh tình trạng bảo quản nguyên liệu quá lâu, tốt nhất thì bộ phận thu mua cần linh động trong việc vận chuyển nhanh chóng nguyên liệu mua về đến phân xƣởng chế biến ngay vừa giúp tiết kiệm đƣợc chi phí bảo quản và hạn chế tối đa sự hƣ hỏng của nguyên liệu.

- Chi phí nhân công trực tiếp

Giảm chi phí nhân công bằng cách tăng năng suất lao động và giảm hao phí lao động. Ðối với tăng năng suất lao động tức giảm số giờ công tiêu hao sản xuất, công ty có thể đào tạo tại chỗ tay nghề cho công nhân mới để có thể tiết kiệm đƣợc thời gian chế biến. Tránh tình trạng tăng ca liên tục vừa làm công nhân mệt mỏi vừa không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, công ty có thể mua sắm, đầu tƣ máy móc, thiết bị trong phân xƣởng để có thể thay thế một phần nhân công lao động, nâng cao năng suất lao động. Ðối với giảm hao phí lao động ta có thể bố trí lao động thật hợp lý giữa trình độ tay nghề và yêu cầu công việc, nghiên cứu cải tiến công nghệ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tránh lãng phí sức lao động.

Bên cạnh đó, Công ty nên có chính sách khen thƣởng đối với các bộ phận có sáng kiến hay, và hoàn thành nhiệm vụ trƣớc thời gian quy định, cũng nhƣ có chính sách ƣu tiên cho công nhân có kinh nghiệm, có tay nghề nhằm khuyến khích họ làm việc lâu dài với công ty.

- Chi phí sản xuất chung

Muốn tiết kiệm khoản chi phí này Công ty nên tận dụng các năng lực sẵn có, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Công ty phải thƣờng xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển để tránh hƣ hỏng nặng làm tốn kém nhiều chi phí sửa chữa hơn. Bên cạnh đó, công ty có thể tiết kiệm khoản chi phí về điện, bằng cách tạo cho công nhân có thói quen sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm nhƣng không làm ảnh hƣởng đến sản xuất.

5.2.3.2 Chi phí thời kỳ

- Chi phí bán hàng

Giảm những chi phí không cần thiết nhƣ: quảng cáo, hoa hồng, bao bì và dụng cụ phục vụ bán hàng… Công ty có những chính sách sử dụng điện, nƣớc, điện thoại và những chi phí có liên quan tới bán hàng. Sự kết hợp giữa các chi phí với nhau luôn có những ảnh hƣởng tốt đến công ty.

86

Chẳng hạn nhƣ tăng doanh thu và lợi nhuận. Ðể tăng doanh thu ta có giải pháp sau:

Tăng khối lƣợng sản phẩm bán ra hoặc tăng giá bán. Tăng giá bán trong khi thị trƣờng ổn định có thể tác động đến tâm lý của nguời tiêu dùng và giảm khả năng cạnh tranh về giá so với các công ty đối thủ, làm ảnh hƣởng đến lợi ích lâu dài của công ty. Do đó, tăng giá bán không phải là một giải pháp tốt. Giải pháp tối ƣu mà các công ty thƣờng áp dụng là tăng khối lƣợng bán ra bằng cách sử dụng các chiến lƣợc sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn một chiến lƣợng quảng cáo, tiếp thị, tham gia hội chợ cũng có thể làm tăng khối lƣợng bán ra. Ðồng thời, chủ động tìm kiếm và duy trì quan hệ thƣờng xuyên với khách hàng để tăng cƣờng sản phẩm bán ra. Ngoài ra, ta có thể tăng thêm doanh thu bằng cách giảm doanh thu hòa vốn. Ðể giảm doanh thu hòa vốn ta có thể giảm CPBB và tăng tỷ lệ SDÐP. Giảm CPBB thƣờng là công việc khó khăn sẽ ảnh huởng đến quy mô sản xuất và lợi ích trong dài hạn. Vì thế ta nên tìm cách tăng tỷ lệ SDÐP bằng cách giảm sử dụng các yếu tố CPKB. Các yếu tố CPKB thƣờng liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh trong ngắn hạn, việc giảm bớt chúng có thể tạm thời đem lại kết quả làm cho tỷ lệ SDÐP tăng lên.

Bên cạnh đó, cần phải cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nhu HACCP, ISO 900:2000,... để có thể tạo đƣợc niềm tin cũng nhƣ sự yêu thích của khách hàng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Quản lý doanh nghiệp là việc tƣơng đối khó đối với những nhà quản lý chƣa đủ kinh nghiệm. Tuy nhiên, để quản lý doanh nghiệp tốt thì điều cần chú trọng là phải quản lý tốt chi phí trong doanh nghiệp giúp công tác quản lý cụ thể hơn và dễ quản lý hơn. Phòng kế toán phải kiểm tra theo dõi nếu có những chi phí không hợp lý thì kiên quyết không thanh toán. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí. Cụ thể nhƣ những chi phí phổ biến nhƣ điện, điện thoại, nƣớc, hội họp và các loại văn phòng phẩm không cần thiết lắm.

Tóm lại, Sự kết hợp đồng bộ giữa các chi phí của cả công ty sẽ góp phần rất lớn cho lợi ích của công ty.

87

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh khắc nghiệt, với nhiều thành phần kinh tế song song và tồn tại, để tạo thế mạnh cho các doanh nghiệp phát triển. Điểm cốt yếu là phân tích mối quan hệ C.V.P, nhà quản trị có thể thấy đƣợc mối quan hệ giữa các yếu tố giá bán, sản lƣợng, định phí, biến phí và kết cấu hàng bán tác động đến doanh thu và lợi nhuận nhƣ thế nào? Sự kết hợp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại trí thành: cách tiếp cận chi phí khối lượng lợi nhuận (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)