Mục tiêu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại trí thành: cách tiếp cận chi phí khối lượng lợi nhuận (Trang 40)

- Công tác tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng là nhiệm vụ trung tâm của công ty. Vì vậy, công tác kinh doanh, tiếp thị, nổ lực quan hệ tìm các đơn đặt hàng, các hợp đồng là vấn đề sống còn và phát triển của đơn vị. Công ty xây dựng chiến lƣợc kinh doanh phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhu cầu của thị trƣờng, nhạy bén nắm bắt tình hình giá cả thị trƣờng,

30 tìm kiếm quan hệ mở rộng thị trƣờng.

- Tổ chức quản lý sản xuất theo phƣơng châm an toàn, tiết kiệm, nâng cao năng suất và chất lƣợng. Thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng ở mức cao nhất.

- Nâng cao bộ phận kỹ thuật đủ mạnh và phòng kỹ thuật nghiên cứu kết hợp tìm ra sản phẩm mới thay thế cho các sản phẩm kinh doanh không còn hiệu quả.

Giám đốc

Giám đốc là nguời chịu mọi trách nhiệm trực tiếp quản lý công ty, chi phối mọi hoạt động trong công ty. Giám đốc đƣa ra chiến lƣợc phát triển dài hạn cho công ty, có trách nhiệm tổ chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế với khách hàng thông qua các hợp đồng kinh tế. Giám đốc có quyền tuyển dụng nhân sự, đề cử, khen thƣởng nhân viên theo chế độ thủ trƣởng đơn vị. Giám đốc có quyền và nhiệm vụ đề ra mục tiêu phát triển cho công ty kèm theo các chiến lƣợc phát triển là kế hoạch hoạt động buộc các thành viên trong công ty phải thực hiện. Giám đốc là nguời chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty mình.

Phó Giám đốc

Về Kinh doanh

Phó Giám đốc có trách nhiệm nghiên cứu thị truờng, giá cả trong và ngoài nƣớc đề ra chính sách tiếp thị, tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh trƣờng kỳ cho Giám Ðốc.

Phó Giám Ðốc có trách nhiệm chỉ đạo, hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc và phòng nghiệp vụ về các lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách và là nguời quyết định cuối cùng các biện pháp chuyên môn đó. Phó Giám Ðốc có trách nhiệm đàm phán, thỏa thuận với khách hàng trong giao dịch. Nghiên cứu tình hình nguyên liệu và giá cả thị trƣờng chỉ đạo sản xuất kinh doanh.

Về sản xuất – chất lượng (SX-CL)

Phó Giám Ðốc có trách nhiệm nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, dề xuất các quy trình công nghệ mới, nghiên cứu giá cả thị trƣờng tham mƣu cho Giám Ðốc trong điều hành sản xuất và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả sản xuất ở các xí nghiệp trực tiếp với Giám Ðốc.

Phó Giám Ðốc có trách nhiệm hƣớng dẫn và kiểm tra các xí nghiệp trong các mặt thiết kế kỹ thuật, quy trình công nghệ, lựa chọn chủng loại hàng hóa trong sản xuất các sản phẩm của công ty,đáp ứng nhu cầu các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết với khách hàng.

Về Tài chính định mức sản xuất

31

hòa kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các đơn vị trực thuộc và kiểm tra thiết kế, kỹ thuật quy trình công nghệ của các mặt hàng sản phẩm phù hợp theo hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết với khách hàng, tình hình sử dụng vốn, sổ sách kế toán và các chứng từ kế toán.

Phó Giám Ðốc quan hệ với cơ quan tài chính, thuế, ngân hàng, thuờng xuyên có kế hoạch bồi dƣỡng chuyên nghiệp vụ kế toán, thống kê. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm truớc Giám đốc về mọi hoạt động trong lĩnh vực mình phụ trách theo sự phân công của Giám dốc. Thay mặt Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty theo kế hoạch đƣợc Giám đốc phân công, hoặc khi Giám đốc đi công tác, ký tất cả các giấy tờ có liên quan thƣờng xuyên đến mọi hoạt động của công ty sau khi đƣợc Giám đốc ủy quyền.

Về Tổ chức – Hành chính

Phó Giám đốc có chức năng tham mƣu và tổ chức thực hiện các công tác có liên quan đến tổ chức bộ máy nhân sự, phòng ban và các đơn vị trực thuộc, ngƣời lao động, việc làm nhu công tác tiếp nhận nhân viên, bố trí lao động, đào tạo, công tác lao động tiền lƣơng, bảo hiểm,… và các công tác hành chính quản trị doanh nghiệp. Có quan hệ liên kết, kết hợp về mặt tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ với các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc công ty để thực hiện nhiệm vụ của phòng và tham mƣu giúp việc cho Giám đốc trong điều hành hoạt động của công ty.

Phòng Kế toán – Tài vụ

Phòng Kế toán – Tài vụ: tham mƣu cho Giám dốc công ty trong việc xây dựng và điều hành kế hoạch tài chính trong toàn công ty bao gồm cả các đơn vị trực thuộc công ty. Tham mƣu việc tổ chức sắp xếp, bồi dƣỡng bộ máy kế toán trong công ty và các đơn vị trực thuộc, xây dựng hoàn chỉnh quy chế quản lý tài chính, phân cấp chức năng nhiệm vụ cho bộ máy kế toán tại các đơn vị trực thuộc trình Giám đốc cho thực hiện.

Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong toàn công ty và các đơn vị trực thuộc bao gồm kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm, kế hoạch tác nghiệp quý tháng định kỳ.

Tổ chức triển khai thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị trực thuộc cũng nhƣ mảng kinh doanh của công ty. Báo cáo thống kê nhanh tình hình SXKD hàng ngày và lập báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh cuối tháng, quý, năm của các đơn vị trực thuộc và của toàn công ty cho lãnh đạo công ty và các phòng ban chức năng có liên quan.

Giám sát xí nghiệp hoạt động theo hình thức hạch toán báo sổ trực thuộc công ty, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám dốc công ty và sự hƣớng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ của các phòng chức năng công ty. Ban lãnh đạo

32

công ty có nhiệm vụ triển khai các chỉ thị, thông báo của công ty đến các bộ phận trực thuộc xí nghiệp. Và căn cứ vào các chỉ tiêu Giám đốc giao hàng năm, ban lãnh đạo xí nghiệp xây dựng, lập kế hoạch hoạt động cụ thể, thông qua phòng KD – XNK, trình Giám đốc và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện sau khi đƣợc Giám đốc phê duyệt.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán

Công tác kế toán tại công ty hiện nay đƣợc tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Tại phòng kế toán của công ty thực hiện mọi công việc kế toán, từ việc thu thập, xử lý chứng từ, luân chuyển ghi chép, tổng hợp báo cáo tài chính phân tích kinh tế, thông báo số liệu kế toán cần thiết cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc khi có yêu cầu.

BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty)

Theo dõi và hƣớng dẫn kế toán phần hành hạch toán và ghi sổ tình hình phát sinh, lập báo cáo và chịu trách nhiệm trƣớc ban giám đốc về thực hiện chế độ hạch toán kế toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng tháng tổng hợp số liệu các bộ phận để làm cơ sở quyết toán lập báo cáo, xác định kết quả kinh doanh trích nộp và thực hiện nghĩa vụ của đơn vị đối với nhà nuớc.

3.4.2 Nhiệm vụ, chức năng các bộ phận kế toán

Kế toán trưởng:

Là nguời chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật nhà nƣớc và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, tham mƣu giúp cho ban giám đốc, lãnh đạo phòng nghiệp vụ tổng hợp, theo dõi hoạt động của phòng, giải quyết những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình hoạt động tài chính.

Bộ phận kế toán

Điều hành công tác tổ chức phòng, tổ chức hạch toán, tập hợp số phát sinh của từng bộ phận, tính giá thành sản phẩm, đôn đốc kế toán phần hành làm công tác chuyên môn cuối tháng, định kỳ lập báo cáo tổng hợp, báo cáo thống kê báo cáo cho kế toán trƣởng kịp thời để xử lý làm quyết toán theo quy định.

- Thanh toán công nợ: Mở sổ theo dõi tình hình thu, chi của đơn vị. Mở sổ theo dõi nợ phải trả, phải thu đối với khách hàng, theo dõi các khoản tiền gởi, nợ vay đối với ngân hàng. Cuối tháng đối chiếu số dƣ trên sổ kế toán

33

với sổ phụ của ngân hàng và sổ quỹ của thủ quỹ, lập báo cáo với kế toán tổng hợp để tập hợp làm quyết toán.

- Thành phẩm: Mở sổ theo dõi tình hình sản xuất và tiêu thụ thành phẩm của đơn vị. Tính doanh số thành phẩm hằng ngày về loại. Cuối tháng đối chiếu với thủ kho và lập báo cáo cho kế toán tổng hợp để làm quyết toán.

- Tài sản số định: Theo dõi tình hình tài sản của đơn vị về số lƣợng, chất lƣợng theo hiệu năng sử dụng của từng loại tài sản cố định. − Mở sổ theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định. − Mở thẻ tài sản theo dõi từng tài sản − Theo dõi tình hình giá trị hao mòn của tài sản. − Tình hình sửa chữa lớn, tăng giá trị sử dụng, giảm giá trị hao mòn.

Tính khấu hao hàng tháng, lập báo cáo cho kế toán tổng hợp để làm quyết định tính giá thành thành phẩm. Phòng kỹ thuật luôn luôn sửa chữa kịp thời những tài sản cố định hƣ hỏng nhằm đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Ðặc biệt là tủ đông, kho thành phẩm nhằm phục vụ cho sản xuất đảm bảo đạt chất lƣợng cao.

- Tiền lương và BHXH: Mở sổ theo dõi tình hình năng suất của từng công nhân, theo dõi bản chấm công của từng bộ phận, theo dõi tình hình tăng giảm lao động để chiết tính lƣơng chính xác. Hàng tháng tính lƣơng và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn chi cán bộ công nhân viên và các khoản khác mà nguời lao động đƣợc hƣởng theo đúng luật lao động. cuối tháng lập báo cáo cho kế toán tổng hợp để làm quyết toán.

- Vật tƣ, nguyên liệu: Theo dõi vật tƣ hàng hóa, theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất. Mở sổ theo dõi vật tƣ, thủ kho tính toán giá vật tƣ nhập xuất, xử lý vật liệu thiếu thừa. Cuối tháng tổng hợp để tính giá thành phẩm.

3.4.3 Chính sách kế toán áp dụng

a) Chính sách kế toán

- Chế độ kế toán Công ty áp dụng hiện nay ban hành theo quyết định 15/2006/QÐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ truởng Bộ tài chính.

- Niên độ kế toán Công ty hiện áp dụng là niên độ “ Kế toán Quý” - Ðơn vị tiền tệ sử dụng: VNÐ, hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.

- Phƣơng pháp kê khai thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ.

- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá khấu hao: đƣờng thẳng.

- Phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên.

34

3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ÐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TY

3 Năm từ năm 2012 đến năm 2013

Ðể phân tích và đƣa ra nhận xét về tình hình kinh doanh của Công ty ở hiện tại, thì việc đánh giá kết quả kinh doanh trong quá khứ của công ty là vô cùng cần thiết. Từ việc phân tích, so sánh số liệu giữa các năm ta sẽ thấy đƣợc sự biến động về tình hình sản xuất và tiêu thụ trong quá trình kinh doanh của Công ty, và qua đó sẽ giúp cho các nhà quản trị hoạch định chiến lƣợc phát triển, đẩy mạnh sản xuất trong tƣơng lai nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho Công ty.

35

Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12.483.582.977 16.839.325.161 27.223.403.655 4.355.742.184 34,89 10.384.078.494 61,66

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 12.483.582.977 16.839.325.161 27.223.403.655 4.355.742.184 34,89 10.384.078.494 61,66

4. Giá vốn hàng bán 11.285.217.432 14.400.040.986 25.203.460.774 3.114.823.554 27,6 10.803.419.788 75,02

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.198.365.545 2.439.284.175 2.019.942.881 1.240.918.630 103,55 (419.341.294) (17,19)

6. Doanh thu hoạt động tài chính 879.432 725.058 1.877.053 (154.374) (17,55) 1.151.995 158,88

7. Chi phí tài chính 62.512.893 188.445.664 66.932.388 125.932.771 201,45 (121.513.276) (64,48)

- Trong đó: Chi phí lãi vay 0 0

8. Chi phí quản lý kinh doanh 1.238.478.952 2.586.839.144 2.682.993.732 1.348.360.192 108,87 96.154.588 3,72

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (101.746.868) (335.275.575) (728.106.186) (233.528.707) 229,51 (392.830.611) 117,17

10. Thu nhập khác 120.278.804 950.000.000 30.000.000 829.721.196 689,83 (920.000.000) (96,84)

11. Chi phí khác 0 0

12. Lợi nhuận khác 120.278.804 950.000.000 30.000.000 829.721.196 689,83 (920.000.000) (96,84)

13. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 18.531.936 614.724.425 (698.106.186) 596.192.489 3217,11 (1.312.830.611) (213,56)

14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 18.531.936 614.724.425 (698.106.186) 596.192.489 3217,11 (1.312.830.611) (213,56)

ĐVT: VNĐ

36

- Về doanh thu:

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục tăng qua các năm trong đó doanh thu tăng mạnh nhất là vào năm 2012 với 61,66 %, năm 2011 mức tăng là 34,89% so với năm 2010. Vậy Doanh thu năm 2012 tăng hơn so với mức tăng của năm 2011, năm 2012 là một năm có thể xem là khó khăn của khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam, khi tình hình tiêu thụ sụt giảm do cuộc khủng hoảng từ nền kinh tế Châu Âu, và một số quy định về chất lƣợng cản trở việc tiêu thụ sản phẩm thì có thể thấy công ty vẫn hoạt dộng tốt duy trì đƣợc khách hàng cũng nhƣ đơn hàng. Tuy nhiên, mức tăng doanh thu giảm. Ðiều này đòi hỏi công ty cũng nên xem xét và kiểm duyệt nhiều hơn đến chất lƣợng của các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực, khi hiện nay ngày càng có nhiều khách hàng có yêu cầu cao hơn về chất lƣợng sản phẩm.

Doanh thu hoạt động tài chính có sự tăng vọt nhƣng không ổn định, tăng mạnh nhất cũng là năm 2012, hơn 158% so với năm 2011, tƣơng ứng với số tiền là 1.151.995 đồng, trong khi đó đến năm 2011 thì mức tăng đã giảm xuống tới mức (15,55)% so với năm 2010 tƣơng đƣơng 154.374 đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2012, lãi suất tiền gửi tăng mạnh cao hơn khá nhiều so với năm 2011. Trong khi đó năm 2011, doanh thu tài chính giảm xuống chủ yếu là do lãi suất tiền gửi thấp nên tiền gửi tại ngân hàng giảm .

Doanh thu khác tăng mạnh vào năm 2011 cụ thể là 689,83% so với năm 2010. Tuy nhiên, tốc độ này đã giảm xuống đột ngột là đến mức doanh thu khác vào năm 2012. Để tiện theo dõi chúng ta hãy xem bảng sau đây:

37

Bảng 3.2. Doanh thu theo thành phần của công ty theo 3 năm 2010-2012

ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 ST TL (%) ST TL (%) DTT BH & CCDV 12.483.582.977 16.839.325.161 27.223.403.655 4.355.742.184 34,89 10.384.078.494 61,66 DTHĐ TC 879.432 725.058 1.877.053 (154.374) (17,55) 1.151.995 158,88 DT khác 120.278.804 950.000.000 30.000.000 829.721.196 689,83 (920.000.000) (96,84) Tổng DT 12.604.741.213 17.790.050.219 27.255.280.708 829.566.822 6,58 9.465.230.489 53,2

(Nguồn: Số liệu thu thập từ bảng 3.1) * Chú giải:

DTTBH&CCDV: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ DTHĐTC: Doanh thu hoạt động tài chính

DT: Doanh thu

- Về chi phí:

Ta thấy tình hình chi phí có xu hƣớng tăng dần qua các năm, cụ thể nhƣ giá vốn hàng bán tăng vào năm 2011 là 27,6% so với năm 2010, chi phí này tiếp tục tăng mạnh vào năm 2012 là 75,05% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc giá vốn hàng bán liên tục tăng là do chi phí nguyên liệu liên tục tăng.Tƣơng tự, nhƣ chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh cũng liên tục tăng qua các năm là do ảnh hƣởng của giá cả thị trƣờng cùng với việc tăng cƣờng thúc đẩy quảng cáo để quảng bá các sản phẩm mới của công ty. Qua đây, ta có thể thấy tăng của chi phí tỷ lệ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại trí thành: cách tiếp cận chi phí khối lượng lợi nhuận (Trang 40)