3. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
3.1. Xác định giá trị doanh nghiệp
Xác định giá trị doanh nghiệp được hiểu là việc điều tra chi tiết và đánh giá các hoạt động của công ty nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp Việc xác định giá trị doanh nghiệp có thể được thực hiện tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và nhằm các mục đích dưới đây:
Các doanh nghiệp đã và đang cổ phần hóa
Chuẩn bị có những thay đổi đáng kể về quyền sở hữu hoặc cơ cấu vốn: sáp nhập, mua bán, liên doanh liên kết, chuyển nhượng vốn…
Chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO)
Đang trên đà phát triển kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động, thay đổi về cách thức hoạt động, mô hình kinh doanh (chẳng hạn nhượng quyền…)…
Ý nghĩa cơ bản của việc xác định giá trị doanh nghiệp là khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích và khớp lại các dữ liệu quá quá khứ và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp trong một bản báo cáo chính xác và toàn diện Việc xác định giá trị doanh nghiệp rất hữu ích trong việc trợ giúp các nhà quản trị trong việc ra các quyết định chiến lược nói chung và các quyết định tài chính nói riêng trong quá trình điều hành doanh nghiệp Cụ thể:
Thứ nhất, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu: hoạt động này
giúp xác định các điểm mạnh, điểm yếu và các giá trị cốt lõi của công ty; là một công cụ hữu hiệu giúp công ty hiện thực hoá được cơ hội kinh doanh và gia tăng giá trị cho các cổ đông hoặc nhà đầu tư tương lai
Thứ hai, chuẩn bị cho việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO):
Việc xác định giá trị giúp doanh nghiệp đáp ứng được một sô yêu cầu và quy tắc về những loại thông tin mà doanh nghiệp phải công khai trong quá trình IPO; việc xác định giá trị doanh nghiệp cũng chỉ ra cho các nhà đầu tư tương lai những hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp và các cơ hội cũng như các nhân tố rủi ro; là một hoạt động chuẩn bị quan trọng cho quá trình IPO, thậm chí vạch ra cho doanh nghiệp những kế hoạch tiền IPO và hậu IPO; cuối cùng, đây là một sự chuẩn bị kỹ lưỡng đảm bảo cho thành công của IPO vì thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng này, các bên liên quan tới IPO có thể sẽ phải đương đầu với những khó khăn và doanh nghiệp có thể bị giảm giá trị một cách đáng kể khi niêm yết, do đó sẽ ảnh hưởng xấu tới lợi ích của các chủ sở hữu.
Thứ ba, định giá doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tổng thể và cải thiện tình trạng hoạt động kém hiệu quả: thực chất hoạt động định giá sẽ được thực
102
hiện bởi một tổ chức có năng lực phù hợp sẽ đánh giá một cách khách quan các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp; từ đó cung cấp các thông tin hỗ trợ Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đưa ra những quyết định lớn và mang tính dài hạn như mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc loại bỏ các hoạt động kinh doanh không/ít mang lại lợi nhuận hoặc không cốt yếu, để tập trung vào những hoạt động mang lại giá trị cao