3. BÁO CÁO TÀI CHÍNH DỰ TOÁN
3.6. Phân tích các chỉ số tài chính dự toán
Các tỷ số tài chính mà trước đây được dùng để đánh giá báo cáo tài chính trong quá khứ của một công ty, cũng có thể được dùng để đánh giá các báo cáo tài chính dự toán Khi đã làm được điều này thì công ty có thể so sánh được hoạt động tài chính dự toán so với hoạt động trong quá khứ, các hoạt động theo dự toán có ảnh hưởng như thế nào tới dòng tiền cũng như tình hình tài chính chung của doanh nghiệp Các chỉ số tài chính được xem xét thành 2 nhóm cơ bản đó là nhóm chỉ số khả năng sinh lời và nhóm chỉ số khả năng thanh toán
67
Tóm lại, doanh nghiệp hiểu được tình hình tài chính của mình tại mọi thời điểm là rất quan trọng; và dự toán tài chính của các doanh nghiệp mới khởi nghiệp dựa những số liệu đáng tin cậy Mối quan tâm hàng đầu không phải là việc doanh nghiệp thành công trong các lĩnh vực như thế nào mà phải thành công trong tài chính của mình để tồn tại lâu dài và bền vững
Dưới đây là một số chỉ số tài chính thường được quan tâm trong việc phân tích các báo cáo tài chính dự toán của công ty
Bảng 3 7: Phân tích các chỉ số tài chính trong báo cáo tài chính quá khứ và dự toán của Công ty … giai đoạn N – N+4
Quá khứ Dự toán
N-1 N N+1 N+2 N+3
Tỷ số đánh giá khả năng sinh lời
Vòng quay tổng tài sản Vòng quay vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận biên
Tỷ số đánh giá khả năng thanh khoản
Tỷ số thanh toán hiện tại Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số quản lý nợ chung
Tỷ lệ nợ
68
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày những mục tiêu cơ bản của quản trị tài chính? Ý nghĩa của hoạt động quản trị tài chính đối với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp
2. Quy trình quản trị tài chính gồm có mấy bước? Có sự khác biệt nào trong quy trình này giữa một doanh nghiệp đang hoạt động với một doanh nghiệp mới khởi nghiệp?
3. Báo cáo tài chính là gì? Những loại báo cáo thường được quan tâm nhất? Ý nghĩa của các loại báo cáo tài chính nói chung?
4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì? Tầm quan trọng của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh? Nêu những nhóm chỉ tiêu cơ bản trong báo cáo tài chính này.
5. Tỷ suất lợi nhuận biên là gì? Cách tính Nêu nghĩa của tỷ suất lợi nhuận biên 6. Bảng cân đối kế toán là gì? Tầm quan trọng của bảng cân đối kế toán Nêu những
nhóm chỉ tiêu cơ bản trong báo cáo tài chính này
7. Bảng cân đối kế toàn là gì? Tại sao nói đôi khi số liệu trong bảng cân đối kế toán không hoàn toàn đáng tin cậy?
8. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì? Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ Nêu những nhóm chỉ tiêu cơ bản trong báo cáo tài chính này
9. Các chỉ số tài chính là gì? Tại sao cần tính toán các chỉ số tài chính và so sánh các chỉ số của doanh nghiệp với mức trung bình ngành?
10. Báo cáo tài chính dự toán là gì? Có những loại báo cáo tài chính dự toán nào? Tại sao cần lập các báo cáo tài chính dự toán?
11. Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa báo cáo tài chính và báo cáo tài chính dự toán
12. Dự báo doanh thu là gì? Tại sao cần sự báo doanh thu? Dựa báo doanh thu căn cứ vào những yếu tố nào?
13. Người ta thường sử dụng phương pháp gì để dự báo chi phí giá vốn hàng bán và các khoản mục chi phí khác?
14. Những loại chi phí nào không có ràng buộc chặt chẽ với doanh thu? Với những loại chi phí đó thì nên sử dụng phương pháp nào để dự báo?
15. Điểm hòa vốn là gì? Công thức tính điểm hòa vốn? Ý nghĩa của phân tích điểm hòa vốn?
BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Làm việc theo từng nhóm đã chia, mỗi nhóm hình thành bản dự báo doanh thu và chi phí theo phương pháp phần trăm doanh thu căn cứ theo những giả định thị trường của sản phẩm hàng hóa/dịch vụ mà nhóm dự định sản xuất/cung ứng trong 3 năm tài chính
69
Chƣơng 4: DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
Mục tiêu của chương:
Học xong chương này, học viên có thể:
Nắm được những nội dung cơ bản về chi phí, các cách phân loại chi phí trong
doanh nghiệp, mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản xuất;
Nắm được những nội dung cơ bản về doanh thu và vấn đề tiêu thụ sản phẩm;
Nắm được những nội dung cơ bản về lợi nhuận, các loại lợi nhuận và phân
phối lợi nhuận trong doanh nghiệp;
Nắm được những nội dung cơ bản về một số loại thuế, phí trong quá trình hoạt
động sản xuất, kinh doanh như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất – nhập khẩu, thuế môn bài…
1. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP