1.1. Khả năng thanh toán
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp Tỷ số này càng cao càng tố và được tính bởi công thức sau:
Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng tài sản lƣu động
Tổng nợ ngắn hạn
Trong đó, tổng tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các khoản tương đương tiền (các chứng khoán dễ chuyển nhượng…), các khoản phải thu dễ và dự trữ; còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác… Tất cả các khoản mục trong tài sản lưu động hay nợ ngắn hạn đều có thời hạn dưới 1 năm
Khả năng thanh toán nhanh là chỉ số giữa tài sản quay vòng nhanh và nợ ngắn hạn, trong đó tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu Cụ thể, khả năng thanh toán nhanh càng cao càng tốt và được tính bởi công thức:
Khả năng thanh
toán nhanh =
Tổng tài sản lƣu động – Tổng hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn
Tỷ số thứ 3 cần quan tâm khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tỷ số số dự trữ trên vốn lưu động ròng Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần
93
trăm vốn lưu động ròng Tỷ số này càng thấp càng tốt và được tính bằng công thức sau:
Tỷ số dự trữ trên vốn
lƣu động ròng =
Dự trữ (Tồn kho) Vốn lƣu động ròng
1.2. Khả năng cân đối vốn và khả năng trả nợ
Các tỷ số này dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ và rất quan trọng trong phân tích tài chính Nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu quá thấp thì những rủi ro trong hoạt động kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu Mặt khác nếu sử dụng chủ yếu vốn nợ để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thì các chủ doanh nghiệp vẫn nắm được quyền kiểm soát doanh nghiệp và thu được lợi nhuận cao hơn do chi phí vốn thấp hơn huy động vốn chủ sở hữu
1.2.1. Các tỷ số về khả năng cân đối vốn
Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn:
Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Các chủ sở hữu muốn tăng tỷ số này do muốn tăng lợi nhuận nhưng vẫn nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp nhưng nếu tỷ số này quá cao thì doanh nghiệp dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán
Khả năng trả lãi vay: Cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi vay như thế nào, nếu tỷ số này quá cao doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc tiếp tục vay thêm vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tỷ số này được tính bởi công thức:
Khả năng trả lãi = Lợi nhuận trƣớc thuế (EBIT) + Lãi vay
Tổng lãi vay
1.2.2. Hệ số nguy cơ phá sản (Z-Score)
Hệ số Z-Score được đưa ra năm 1968 bởi Edward I Altman, hệ số này dùng để đo nguy cơ phá sản của một công ty trong thời gian 2 năm Z-Score sử dụng các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán để đánh giá năng lực và tình trạng tài chính của công ty Z-Score được tính bởi công thức sau:
Z-Score = 1,2xT1 + 1,4xT2 + 3,3xT3 + 0,6xT4 + 0,9xT5
Trong đó:
94
T2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản
T3 = EBIT (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay)/Tổng tài sản
T4 = (Giá thị trường của cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu lưu hành)/Tổng nợ T5 = Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu/Tổng tài sản
Sau khi đã tính toán được hệ số Z, chúng ta sẽ đối chiếu giá trị tính được với bảng dưới đây:
Nếu Z <= 1,81: Doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài chính và có nguy cơ phá sản
Nếu 1,81 < Z < 2,99: Doanh nghiệp không có rắc rối tài chính trong ngắn hạn, tuy nhiên cần phải xem xét tình trạng tài chính một cách thận trọng
Nếu 2,99 < Z: Doanh nghiệp có tài chính lành mạnh
Tuy nhiên cần phải chú rằng chỉ tiêu Z-Score chỉ đáng tin cậy và có nghĩa nế các chỉ tiêu dùng để tính toán được thống kê theo năm
1.3. Khả năng hoạt động
Vòng quay tiền: được xác định bằng cách lấy doanh thu trong năm chia cho tổng số tiền và các loại tài sản tương đương tiền (chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng) Chỉ số này cho biết số vòng quay của tiền trong năm Cụ thể công thức như sau:
Vòng quay tiền = Tổng doanh thu
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
Vòng quay dự trữ (Tồn kho) được tính theo công thức sau:
Vòng quay dự trữ = Tổng doanh thu
Tổng dự trữ (Tồn kho)
Kỳ thu tiền bình quân: được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền về trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân trong 1 ngày Chỉ số này sẽ cho biết khách hàng có nhanh chóng thanh toán cho doanh nghiệp hay không Cụ thể, tỷ số này được tính theo công thức sau đây:
Kỳ thu tiền bình quân = Tổng các khoản phải thu x Số ngày trong kỳ
Tổng doanh thu
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: cho biết 1 đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong 1 năm Cụ thể, công thức như sau:
95 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Tổng doanh thu Tổng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản hay vòng quay toàn bộ tài sản: cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu trong 1 năm Cụ thể, chỉ số này được tính theo công thức sau:
Hiệu suất sử
dụng tổng tài sản =
Tổng doanh thu Tổng tài sản
1.4. Khả năng sinh lời trên vốn đầu tƣ
1.4.1. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA - Return On Assets)
Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính Chỉ số này cho biết công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản Chỉ số này phụ thuộc từng ngành cụ thể Có hai cách đã được sử dụng để tính cho chỉ tiêu này.
Cách thứ nhất, ROA được tính theo công thức sau:
ROA1 = Tổng lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Tuy nhiên, cách tính thứ nhất này lại mâu thuẫn với tưởng ban đầu của ROA là đo lường hiệu quả hoạt động mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính. Theo cách tính này ROA cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho các cổ đông
Cách tính thứ 2, ROA được tính theo công thức sau:
ROA2 = NOPAT
Tổng tài sản
Trong đó:
NOPAT (Net Operating After Tax – Lợi nhuận thuần sau thuế) = EBIT (1-t) EBIT (Earning Before Interest and Taxes – Lợi nhuận trước thuế và lãi vay): EBIT = LNTT + Lãi vay
t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Cách tính thứ 2 này cho biết một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận không phân biệt là cho chủ nợ hay chủ sở hữu
96
1.4.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity)
Tỷ suất này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi bỏ tiền ra đầu tư vào một doanh nghiệp Tăng tỷ số ROE là mục tiêu quan trọng nhất của quản trị tài chính doanh nghiệp
Tỷ suất này được tính toán theo công thức sau:
ROE = Thu nhập sau thuế
Vốn chủ sở hữu
1.4.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn hoạt động và trên vốn dài hạn
Ngoài 2 tỷ số là ROA và ROE, để đo lường khả năng sinh lời của vốn đầu tư người ta còn sử dụng hai tỷ số là Tỷ suất sinh lời trên vốn hoạt động (ROC – Return On Capital) và Tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE – Return On Capital Employed) Hai tỷ số này được tính theo công thức sau:
ROC = NOPAT
Tổng tài sản – Tổng tiền mặt
ROCE = EBIT
Tổng nguồn vốn - Tổng nợ ngắn hạn