LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP (Trang 83 - 86)

3.1. Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà

doanh nghiệp bỏ ra đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi đến phá sản Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp

3.1.1. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường.

77

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và chi phí hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động tài chính: là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động bất thường: là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động bất thường và chi phí hoạt động bất thường

Lợi nhuận trước thuế từ các hoạt động chính là tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế này chính là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp

3.1.2. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế

và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập

doanh nghiệp =

Lợi nhuận

trƣớc thuế x

Thuế suất

thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trƣớc thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh, doanh nghiệp có thể hoàn trả mọi khoản nợ đến hạn và ngược lại

Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi sẽ tạo cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua việc đổi mới trang thiết bị…mở rộng quy mô hoạt động là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại phát triển vững vàng trên thương trường, làm cơ sở để doanh nghiệp đi vay vốn từ bên ngoài được dễ dàng

Lợi nhuận cũng là căn cứ để đánh giá năng lực, về nhân sự, năng lực về tài chính, năng lực quản l và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, tạo hưng phấn kích thích trí sáng tạo, phát huy cao nhất khả năng của nhân viên trong doanh nghiệp, là cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo

Đối với nhà nước, thông qua lợi nhuận của doanh nghiệp, Nhà nước tiến hành thu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng tích luỹ cho xã hội, là công cụ điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu trong kỳ, nên khi lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao thì số thuế mà Nhà nước nhận được càng

78

nhiều Đó chính là nguồn tài chính để Nhà nước tiến hành tái sản xuất mở rộng, phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

3.2. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp

Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp nhằm mục đích tái đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích và tạo động lực để người lao động nâng cao năng suất góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Về nguyên tắc, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp dùng để trả cổ tức và phần còn lại là lợi nhuận không chia Tỷ lệ lợi nhuận chia và lợi nhuận không chia phụ thuộc vào quy định của Nhà nước và chính sách chia cổ tức của đại hội đồng cổ đông tại mỗi doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sau khi trừ đi các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (nếu có) và cổ tức được trích lập vào các quỹ của doanh nghiệp như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc, quỹ khen thưởng và phúc lợi

Quỹ đầu tƣ phát triển: được dùng để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh

doanh; đổi mới, cải tiến, thay thế máy móc, thiết bị, công nghệ; đầu tư nghiên cứu khoa học; bổ sung vốn lưu động; tham gia hợp tác kinh doanh…

Quỹ dự phòng tài chính: được dùng để bù đắp khoản chênh lệch từ những tổn

thất, thiệt hại về tài sản do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, những rủi ro trong kinh doanh không được tính trong giá thành và đền bù của công ty bảo hiểm; trích nộp quỹ dự phòng tài chính của tổng công ty

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: được sử dụng để trợ cấp cho người lao

động có thời gian lao động đủ một năm trở lên bị mất việc làm và chi cho việc đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang công việc mới; trợ cấp cho lao động bị mất việc làm do các nguyên nhân khách quan (do thay đổi công nghệ, liên doanh, tái cấu trúc…); trích nộp quỹ trợ cấp mất việc làm theo quy định của tổng công ty

Quỹ khen thƣởng: được dùng để thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho

cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp trên cơ sở năng suất lao động, thành tích làm việc và mức lương cơ bản của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp; thưởng đột xuất cho những các nhân, tập thể có sáng kiến cải tiến kỹ thuật giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc; thưởng cho cá nhân, tập thể ngoài doanh nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp; trích nộp quỹ khen thưởng của tổng công ty

Quỹ phúc lợi: được dùng để xây dựng, sửa chữa, tu bổ các công trình công cộng;

79

lợi xã hội; trợ cấp thường xuyên, đột xuất cho cán bộ công nhân viên; chi trợ cấp cho lao động đã nghỉ hưu; trích lập quỹ phúc lợi của tổng công ty

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)