Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP (Trang 96 - 99)

4. MỘT SỐ LOẠI THUẾ, PHÍ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

4.5.3. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm xã hội: bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự

nguyện Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với những doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên, hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên Để hình thành quỹ bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia Bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp, trong đó 3% để chi vào quỹ ốm đau, thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 11% vào quỹ hưu trí, tử tuất; người lao động đóng 5%; còn lại là từ các nguồn khác

Bảo hiểm y tế: Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định mức đóng bảo hiểm y tế hàng

tháng không quá 6% tiền công, tiền lương; trong đó, người lao động đóng 1/3, người sử dụng lao động đóng 2/3 Chính phủ ban hành Nghị định 62/2009/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 63 Từ 1/7/2009 đến 31/12/2009, phí bảo hiểm y tế đối với người lao

90

động vẫn giữ ở mức 3% Từ 1/1/2010, mức phí này tăng lên 4,5%; như vậy, người lao động sẽ phải đóng 1,5%, người sử dụng lao động sẽ phải đóng 3% mức tiền công, tiền lương trả cho người lao động.

Bảo hiểm thất nghiệp: Bảo hiểm thất nghiệp là hình thức bảo hiểm nhằm đưa ra

một khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc và đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật về bảo hiểm thất nghiệp Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp: quỹ Bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ 3% tiền lương, tiền công tháng của người lao động Trong đó, người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1% và Nhà nước lấy từ ngân sách hỗ trợ 1%

Ngoài ra, liên quan đến quyền lợi của người lao động ngoài các loại phí kể trên doanh nghiệp còn phải thu hộ và nộp hộ thuế thu nhập cá nhân Thực chất, việc kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân là của từng cá nhân Tuy nhiên, theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn thì doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể với tư cách là tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách Nhà nước và quyết toán đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế

91

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Chi phí sản xuất là gì? Những căn cứ nào được dùng để phân loại chi phí sản xuất? Nêu nội dung của từng cách phân loại đó

2. Chi phí tiêu thụ là gì? Chi phí tiêu thụ bao gồm những khoản mục nào?

3. Giá thành sản phẩm là gì? Những căn cứ nào được dùng để phân loại giá thành sản phẩm? Nêu nội dung của từng cách phân loại đó

4. Tiêu thụ sản phẩm là gì? Vai trò của hoạt động tiêu thụ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung?

5. Phân phối lợi nhuận là gì? Tại sao cần quan tâm đến việc phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp?

6. Nêu các loại quỹ, nội dung và vai trò của nó đối với doanh nghiệp?

7. Thuế giá trị gia tăng là gì? Ở Việt Nam hiện đang áp dụng mấy mức thuế giá trị gia tăng? Tại sao cần phải áp dụng nhiều mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như vậy?

8. Có mấy phương pháp tính thuế giá trị gia tăng? Nêu tóm tắt nội dung của từng phương pháp

9. Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Ý nghĩa và phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt? 10. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Những đối tượng nào thuộc diện phải nộp

thuế thu nhập doanh nghiệp?

11. Nêu những loại thu nhập chịu thuế và cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp? 12. Thuế xuất – nhập khẩu là gì? Nêu tóm tắt mục tiêu và phương pháp tính thuế xuất

– nhập khẩu

13. Thuế môn bài là gì? Những đối tượng nào phải nộp thuế môn bài và với mức thuế suất bao nhiêu?

14. Lệ phí trước bạ là gì? Phương pháp tính lệ phí trước bạ?

15. Bảo hiểm xã hội là gì? Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm xã hội đối với người lao động?

16. Bảo hiểm y tế là gì? Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm y tế đối với người lao động?

17. Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động?

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Làm việc theo nhóm đã chia Trên cơ sở của bản dự báo doanh thu và chi phí đã hoàn tất ở phần thực hành chương 2 và các nội dung được giới thiệu trong chương 4, hoàn thành các báo cáp tài chính dự toán của doanh nghiệp mới khởi nghiệp trong 3 năm tài chính.

92

Chƣơng 5: RA CÁC QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

Mục tiêu của chương:

Học xong chương này, học viên có thể:

Nắm được những nội dung cơ bản về các chỉ số tài chính trợ giúp cho việc ra

quyết định như: chỉ số đánh giá khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn và khả năng trả nợ, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời trên vốn đầu tư;

Nắm được những nội dung cơ bản về tài chính dự án đầu tư bao gồm các chỉ

tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư (như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn), xác định luồng tiền dự án đầu tư, phân tích và đánh giá dự án;

Nắm được những nội dung cơ bản về xác định giá trị doanh nghiệp nhằm hỗ

trợ cho các quyết định mua bán, sáp nhập khi doanh nghiệp mở rộng hoặc tái cấu trúc.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)