Củng cố và kiện toàn tổ chức hệ thống cơ quan điều tra, VKSND, TAND đáp ứng yêu cầu với tình hình mớ

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu xét xử của tòa án tỉnh bình dương ) (Trang 100 - 105)

- Tồn tại: Tính trong 5 năm, toàn ngành TAND tỉnh Bình Dương đã xử

3.3.2. Củng cố và kiện toàn tổ chức hệ thống cơ quan điều tra, VKSND, TAND đáp ứng yêu cầu với tình hình mớ

VKSND, TAND đáp ứng yêu cầu với tình hình mới

+ Đổi mới tổ chức, hoạt động các cơ quan điều tra phải nhằm tạo lập cơ chế pháp lý hữu hiệu kiểm soát sự tuân thủ pháp luật và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo đảm an toàn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc nghiên cứu để đổi mới tổ chức và hoạt động của các Cơ quan điều tra cần phải đặt trong tổng thể nghiên cứu về cải cách tư pháp nói chung và cần xác định rõ tiến trình, lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, cần phải tính toán, cân nhắc nhiều mặt, phải căn cứ vào pháp luật, nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, kinh nghiệm hoạt động và tổ chức bộ máy của Bộ, ngành có liên quan để xác định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Cơ quan điều tra trong hệ thống các cơ quan tư pháp. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra phải nhằm mục tiêu xây dựng cơ quan điều tra trở thành một công cụ mạnh mẽ của Nhà nước, thực hiện chức năng tư pháp hình sự, có đủ quyền năng pháp lý, trực tiếp tiến hành các nhiệm vụ bảo đảm cho hoạt động điều tra, xử lý các vụ án hình sự được nghiêm minh, đúng người, đúng tội, nhanh chóng, kịp thời, góp phần bảo vệ Đảng, chế độ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân…Tiến tới hình thành một hệ thống các Cơ quan điều tra phù hợp dựa trên cơ sở xác định rõ mô hình tổ chức và rành

mạch về chức năng, nhiệm vụ, thích ứng với điều kiện thực tế của nước ta, tinh gọn, có hiệu lực; có cơ sở pháp lý chặt chẽ và xác lập mối quan hệ cụ thể trong phối hợp thực thi pháp luật.

Vấn đề xây dựng mô hình tổ chức của cơ quan điều tra, trại tạm giam, nhà tạm giữ để đảm bảo đồng bộ, phù hợp với mô hình Toà án nhân dân sơ thẩm khu vực và Viện kiểm sát nhân dân khu vực (không phụ thuộc vào đơn vị hành chính) bản thân nhận thấy cần phải được nghiên cứu thật kỹ; không thể tách Cơ quan điều tra ra độc lập lập với đơn vị hành chính trong Công an. Thực tiễn cho thấy công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo điều hành thống nhất của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Đối với ngành Công an để công tác này đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng, trong đó Cơ quan điều tra các cấp là lực lượng nòng cốt.

+ Tổ chức hệ thống TAND theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Tổ chức VKSND phù hợp với hệ thống tổ chức của tòa án. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm nâng cao chất lượng việc tranh tụng tại phiên tòa.

+ Đào tạo, phát triển đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư, cán bộ làm công tác bổ trợ tư pháp… đủ đức, đủ tài, đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán và Hội thẩm; tăng cường lực lượng hướng về địa bàn trọng điểm, lĩnh vực trong điểm như các địa phương Thuận An, Dĩ An, Thành phố Thủ Dầu Một – các địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, là địa bàn phức

tạp và Tòa hình sự Toàn án nhân dân tỉnh.

+ Hoàn thiện chế định giám định tư pháp: Các vụ xâm phạm tính mạng sức khỏe con người thường có tình tiết tiết phức tạp, từ đó đòi hỏi Nhà nước cần đầu tư cho một số lĩnh vực giám định để đáp ứng yêu cầu thường xuyên của hoạt động tố tụng. Quy định chặt chẽ, rõ ràng về trình tự, thủ tục, thời hạn trưng cầu và thực hiện giám định. Ban hành quy chuẩn giám định phù hợp với từng lĩnh vực. Xác định rõ cơ chế đánh giá kết luận giám định, bảo đảm đúng đắn, khách quan để làm căn cứ giải quyết vụ việc. Xây dựng và hoàn hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng về công tác điều tra hình sự, công tác bổ trợ tư pháp, kỹ thuật hình sự. Thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên sâu các chuyên đề về quy trình điều tra, thu thập chứng cứ, phương pháp đấu tranh đối với một số loại tội phạm xâm phạm tính mạnh con người và các loại tội phạm khác; nghiệp vụ quản lý giam, giữ... Bên cạnh đó cần tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức bổ trợ về các lĩnh vực trong đời sống xã hội khác cho đội ngũ điều tra viên, giám định viên nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp và các hoạt động tư pháp. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong việc phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động tư pháp, qua đó kiến nghị với các cơ quan tư pháp khắc phục, sửa chữa. Tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt động tư pháp.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm và các hoạt động tư pháp hình sự. Tạo điều kiện thuận lợi và động viên, khuyến khích cán bộ, công chức tự học tập nâng cao năng lực trình độ, mở rộng quan hệ quốc tế để nâng cao kiến thức nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế tình hình tội

phạm xuyên quốc gia hiện nay.

+ Bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp phù hợp; tăng cường

áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp.

+ Phát huy vai trò lão đạo của Đảng đối với công tác tư pháp, khắc phục tình trạng cấp ủy buông lỏng lãnh đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, giáo dục, quản lý, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên; chăm lo công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn, bố trí, sử dụng đúng cán bộ trong các cơ quan tư pháp. Phân công đồng chí cấp ủy viên có trình độ, năng lực, uy tín và bản lĩnh bổ nhiệm làm viện trưởng viện kiểm sát và chánh án tòa án các cấp.

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việc chỉ đạo giải quyết những vụ việc quan trọng, phức tạp; cơ chế phối hợp làm việc giữa các tổ chức đảng với các cơ quan tư pháp và các ban, ngành có liên quan theo hướng cấp ủy định kỳ nghe báo cáo và cho ý kiến định hướng về công tác tư pháp. Xác định rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân cấp ủy viên trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư pháp. Coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong các cơ quan tư pháp hình sự gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các ngành. Tăng cường kỷ luật công vụ, gắn trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị với việc để cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị mình có hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật.

+ Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công nhân viên, sỹ quan, chiến sỹ làm việc trong các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án các cơ quan hữu quan khác, tạo điều kiện để nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, giúp ngành tư pháp có cơ chế thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào công tác.

+ Thường xuyên đúc kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học từ đó đưa ra các kiến nghị đề xuất với Đảng, Nhà nước hoàn thiện chính sách pháp luật,

phục vụ thiết thực yêu cầu kiến thiết đất nước.

Kết luận chương 3

Những qui định về các tội xâm phạm tính mạng con người là nội dung quan trọng trong BLHS năm 1999 trên cơ sở kế thừa phát huy những ưu điểm của hệ thống các qui định của LHS trước đó và yêu cầu công cuộc phòng chống tội phạm trong tình mới.

Qua thực tiễn áp dụng, bên cạnh những kết quả đạt được, các qui định về các tội xâm phạm tính mạng con người cũng cần tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết đại hội XI của Đảng về cải cách tư pháp, hoàn thiện chính sách pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan và chức danh tư pháp.

Ngoài việc quan tâm hoàn thiện các qui định của PLHS bằng việc nâng cao chất lượng công tác lập pháp, Đảng, Nhà nước, Chính quyền, các cơ quan tư pháp các cấp cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, giáo dục, tạo sự đồng thuận, ý thức tự nguyện chấp hành pháp luật trong các tầng lớp nhân dân; cũng cố và kiện toàn tổ chức các cơ quan điều tra, viện kiểm, tòa án theo hướng tinh gọn, chính qui, trong sạch, phát huy dân chủ trong các hoạt động tố tụng, đảm bảo các nguyên tác cơ bản của LHS Việt Nam trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu xét xử của tòa án tỉnh bình dương ) (Trang 100 - 105)