nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Đ.99 BLHS): Thực chất là trường hợp đặc
biệt của tội vô ý làm chết người. Hành vi giết người do phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính nên làm chết người. Những quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính nêu trong điều luật là những quy tắc đảm bảo an toàn cho tính mạng, sức khỏe của con người ở trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Những quy tắc này có thể đã được quy định trong các văn bản pháp luật hoặc chỉ là quy tắc cuộc sống và bắt buộc mọi người phải tuân theo. Trường hợp phạm tội do vi phạm quy tắc nghề nghiệp là vô ý làm chết người do không thực hiện đúng những quy tắc an toàn nghề nghiệp mà người phạm tội có trách nhiệm hay nghĩa vụ phải thực hiện. Đây là những quy tắc thuộc phạm vi một ngành, một nghề nhất định do Nhà nước quy định có tính chất nghiệp vụ
toàn cho tính mạng của con người.
Trường hợp phạm tội do vi phạm quy tắc hành chính là trường hợp vô ý làm chết người do không thực hiện đúng các quy tắc an toàn do Luật hành chính quy định. Đây là những quy tắc có thể do các cơ quan hành chính trung ương như, Chính phủ, các bộ… quy định hoặc có thể do cơ quan hành chính địa phương quy định, hoặc do một đơn vị sản xuất quy định. Chết người là dấu hiệu bắt buộc để định tội.
- Mặt khách quan của tội bức tử (Đ.100 BLHS): Thể hiện ở các hành vi đối xử tàn ác đối với nạn nhân- là trường hợp người phạm tội dối xử một cách tàn nhẫn, có những hành động gây đau khổ cho người lệ thuộc mình về thể xác hoặc về tinh thần như đánh đập, bỏ đói, rét, bắt làm những việc nặng nhọc quá sức, ngăn cấm không cho học hành, vui chơi... Thường xuyên ức hiếp, ngược đãi đối với nạn nhân - là trường hợp người phạm tội đã dựa vào quyền hành, sức mạnh, tiền tài của mình để đè nén buộc người bị lệ thuộc phải chịu nhiều bất công phi lý như bị đánh mà không được kêu khóc, hai người có lỗi như nhau nhưng chỉ phạt một người hoặc có hành động đối xử trái với lẽ phải, đạo đức, luân lý của con người Việt Nam…ở dạng hành vi này phải xảy ra thường xuyên mang tính lặp đi, lặp lại nhiều lần mới cấu thành tội phạm. Làm nhục nạn nhân - là trường hợp người phạm tội đã có những hành động làm tổn hại đến nhân phẩm, danh dự của người lệ thuộc trước người khác như chửi bới, lăng mạ, xỉ nhục. Tuy nhiên, các hành vi nêu trên chưa đến mức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người lệ thuộc đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm quy định tại Điều 104 BLHS nhưng hậu quả của các hành vi là làm cho nạn nhân có hành động tự sát - tự tước đi sinh mạng của họ, không kể việc tự sát đó nạn nhân chết hoặc không chết. Nạn nhân tự sát là dấu hiệu bắt buộc để định tội, nếu không có dấu hiệu này thì không phạm tội này. Giữa các hành vi khách
quan nêu trên với hậu quả nạn nhận tự sát phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Nghĩa là, do các hành vi đó của người phạm tội đã làm cho nạn nhân có hành động tự sát.
- Mặt khách quan tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Đ.101
BLHS): Thể hiện bằng hai loại hành vi đó là xúi giục người khác tự sát- là
hành vi thúc đẩy, kích động, dụ dỗ … làm cho bị hại từ chưa có ý định tự sát hoặc đang chần chừ trong việc tự sát đi đến quyết định tự sát. Nghĩa là từ hành vi này dẫn đến việc hình thành ý thức tự sát hoặc quả quyết hơn trong việc tự sát của nạn nhân. Loại hành vi thứ hai là giúp người khác tự sát - là tạo nên các điều kiện về vật chất hoặc tinh thần để cho người đã có sẵn ý định tự sát thực hiện hành vi tự sát thuận lợi, dễ dàng hơn. Nạn nhân đã sử dụng sự giúp đỡ này để tước đoạt tính mạng của mình. Ví sự như mua hộ thuốc độc, chỉ dẫn phương pháp tự sát …Từ hai dạng hành vi nêu trên đã đưa đến việc tự sát của người bị xúi giục hoặc giúp sức, không kể việc tự sát đó nạn nhân có chết hay không. Phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả tự sát của người bị xúi giục hoặc giúp sức. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người bị xúi giục hoặc giúp sức có hành động tự sát. Trong trường hợp người phạm tội giúp người khác tự sát đã có những hành động có tính chất quyết định đến cái chết của người muốn tự sát thì phạm tội giết người theo Điều 93 BLHS. Ví dụ như trong trường hợp sau khi pha xong thuốc diệt chuột theo yêu cầu của nạn nhân, người xúi giục, giúp sức đã trực tiếp đưa đến và đổ vào miệng cho nạn nhân uống…
- Mặt khách quan tội không cứu giúp người khác đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng (Đ.102 BLHS): Thể hiện dưới hình thức không hành động phạm tội. Đó là hành vi của một người thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có đủ điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết. Hành vi phạm tội
này được thể hiện ở dấu hiệu: Người phạm tội thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, trong khi đó đủ điều kiện để cứu giúp nhưng đã không cứu giúp dẫn đến hậu quả nạn nhân chết. Cần phải hiểu, người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người đang gặp rủi ro, tai nạn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của họ, nếu không được cứu giúp kịp thời thì nạn nhân sẽ chết. Tình trạng này do nạn nhân gặp phải hay do người phạm tội vô ý gây ra. Hành vi “thấy” ở đây là thấy một cách rõ ràng, cụ thể và người phạm tội nhận thức được nếu không có hành động cứu giúp kịp thời thì nạn nhân sẽ chết vì tình trạng nguy hiểm đó. Sự nguy hiểm này có thể do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, người không biết bơi ngã ao hồ, sông, suối hoặc có thể do bị bệnh tật nhất định đòi hỏi phải cấp cứu....Sự nguy hiểm đến tính mạng có thể do bên ngoài đưa lại hoặc có thể do chính bản thân người bị hại tự đem đến cho mình. Người phạm tội không thực hiện bất cứ một hành động nào để cứu giúp người bị nạn mặc dù việc cứu giúp đó không gây ảnh hưởng gì cho bản thân và tính mạng của họ. Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc để định tội nếu không có hậu quả này thì không phạm tội. Hành vi không cứu giúp và hậu quả nạn nhân chết có mối quan hệ nhân quả với nhau (hậu quả chết người là do họ không được cứu giúp. Như vậy, một cách khái quát lại, để truy cứu trách nhiệm hình sự một hành vi về tội này cần có hai điều kiện đó là người có điều kiện, nghĩa vụ cứu giúp mà đã không cứu giúp và hậu quả chết người đã xảy ra, nạn nhân chết là do không được người phạm tội cứu giúp.
- Mặt khách quan tội đe dọa giết người (Đ.103 BLHS): Là hành vi có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng mình sẽ bị giết. Sự đe dọa trên có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như bằng lời nói trực tiếp, viết thư đe dọa, điện thoại hoặc phương tiện khác, hành động đe dọa này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và nhằm vào một người cụ thể. Hành vi đe dọa đó có căn
cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Một số căn cứ sau đây để xác định hành vi khách quan của tội này là nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra; sự tương quan về lực lượng vì rõ ràng số ít hoặc người yếu thế hơn thì không thể đe dọa số đông, người lợi thế hơn; căn cứ vào thái độ và xử sự của người bị đe dọa sau khi họ bị đe dọa. Lưu ý, trong trường hợp sau khi đã có hành vi đe dọa, người phạm tội lại có các hành động chuẩn bị công cụ, phương tiện và tạo nên các điều kiện cần thiết khác để nhằm thực hiện việc đe dọa, thì họ phạm tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
c) Chủ thể của tội phạm
Theo LHS Việt Nam hiện hành, chủ thể của tội phạm là con người cụ thể, có năng lực TNHS, đạt độ tuổi nhất định khi thực hiện hành vi phạm tội và phải có lỗi. Người có năng lực TNHS trước tiên là người khi thực hiện hành vi phạm tội phải có khả năng nhận thức được tính chất huy hiểm cho xã hội của hành vi và có khả năng điều khiển được hành vi này. Năng lực TNHS là điều kiện rất quan trọng để xác định một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có phải là tội phạm hay không. Chỉ những người có năng lực TNHS mới được coi là chủ thể của tội phạm. Và như vậy, theo Điều 13 của BLHS: Người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh nào khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình là người ở trong trạng thái không có năng lực TNHS nên không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thực tiễn xử lý tội phạm, một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức phải được Hội đồng giám định tâm thần xác định và kết luận. Tiêu chuẩn để xác minh một người không có năng lực TNHS căn cứ vào hai dấu hiệu là về y học và dấu hiệu về tâm lý. Dấu hiệu y học của người trong tình trạng không có năng lực TNHS là mắc bệnh tâm thần kinh niên hoặc rối loạn tâm thần tạm thời hoặc một bệnh khác làm rối
loạn hoạt động tâm thần. Dấu hiệu tâm lý của người trong tình trạng không có năng lực TNHS thể hiện về lý trí người đó không tự đánh giá được tính nguy hiểm, ý nghĩa xã hội của hành vi của mình, không nhận thức được các yêu cầu của xã hội liên quan đến hành vi đã thực hiện trong khoảng thời gian thực hiện hành vi; về ý chí người trong tình trạng không có năng lực TNHS không có khả năng điều khiển hành vi của mình.
Người có năng lực TNHS theo LHS Việt Nam là người đã đạt độ tuổi chịu TNHS theo Điều 12, BLHS và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực TNHS như Điều 13, BLHS. Theo Điều 12: Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm; Người từ đủ 14 đến 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng trở lên, do lỗi cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, ở những tội phạm nhất định, còn đòi hỏi chủ thể phải có các dấu hiệu khác (chủ thể đặc biệt) thể hiện những đặc điểm nhất định của chủ thể. Ví dụ tội làm chết người trong khi thi hành công vụ thì chủ thể thực hiện hành vi phải là người có chức vụ trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội đang thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải có chủ thể. Không có chủ thể của tội phạm thì không có tội phạm.
Chủ thể của tội phạm xâm phạm tính mạng của con người là những người có đủ điều kiện chung của chủ thể, trong đó có các tội đòi hỏi phải có thêm dấu hiệu chủ thể đặc biệt gồm:
- Tội giết con mới đẻ quy định tại Điều 94: Chủ thể thực hiện hành vi phải chính là người mẹ đã sinh ra đứa trẻ thực hiện hành vi giết con. Đồng thời người mẹ phải là trong tình trạng do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu nặng nề hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt không do mình gây ra. Nếu một ai khác kể cả cha đứa trẻ mà thực hiện hành vi này thì không phạm vào
tội này mà phạm tội giết người quy định tại Điều 93 BLHS.
- Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ - Điều 97: Chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ.