Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong BLHS năm

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu xét xử của tòa án tỉnh bình dương ) (Trang 93 - 98)

- Tồn tại: Tính trong 5 năm, toàn ngành TAND tỉnh Bình Dương đã xử

3.2.Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong BLHS năm

tính mạng con người trong BLHS năm 1999

ra từ nay đến năm 2020 là Hoàn thiện chính sách, PLHS phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

Về việc hoàn thiện chính sách, PLHS và thủ tục tố tụng tư pháp, Nghị quyết nêu: Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hương chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm. Quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế.

Quy định TNHS nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Người có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho người khác.

Xây dựng cơ chế phát huy sức mạnh của nhân dân, cơ quan, các tổ chức quần chúng trong phát hiện, phòng ngừa tham nhũng; bảo vệ người trung thực phát hiện, tố cáo, người điều tra truy tố, xét xử hành vi tham nhũng; khen thưởng người có công trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc ngăn

ngừa, kiểm soát các hành vi tham nhũng.

Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình. Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam.

Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ. Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định.

+ Một thực tế thường gặp hiện nay trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm tính mạng con người trên địa bàn tỉnh Bình Dương đồng thời nghiên cứu từng tội danh cụ thể cho thấy về cơ bản các qui định của PLHS liên quan đến các tội danh này là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện hiện nay. Ở một số điều luật cũng còn phát sinh nhiều vấn đề vướng mắc cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, góp phần hoàn thiện chính sách hình sự của quốc gia trong thời gian tới. Cụ thể là:

+ Đối với hành vi giết người theo Điều 93 và hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo Khoản 3, Điều 104 vẫn còn nhiều điểm cần qui định cụ thể, rõ ràng hơn. Theo sách Bình luận khoa học BLHS năm 1999- Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2002, để phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người cần căn cứ vào hành vi phạm tội,

công cụ thực hiện hành vi phạm tội; phải xem xét tính nguy hiểm của công cụ, phương tiện được sử dụng; vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân, cường độ tấn công, thời gian, không gian thực hiện tội phạm…Đây là những dấu hiệu thực tế việc xem xét đánh giá dễ rơi vào phiến diện, chủ quan của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, từ đó dẫn đến các sai sót trong điều tra, truy tố, xét xử nhất là định tội danh và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Theo đây, cần tiếp tục hoàn thiện BLHS hiện hành để pháp điển hóa các tội xâm phạm tính mạng con người từ thực tiễn xét xử.

Về hình phạt, các trường hợp giết người theo Khoản 1, Điều 93 đều có tính chất đặc biệt nguy hiểm, thực hiện tội phạm do lỗi cố trực tiếp nên cần nâng hình phạt tối thiểu là 15 năm thay vì 12 năm như hiện nay.

+ Qua thực tiễn về tình hình án xâm phạm tính mạng con người trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy phần lớn án giết người hiện nay trên địa bàn tỉnh có nguyên nhân là do mâu thuẫn. Về nguyên nhân dẫn đến án mạng, bên cạnh một số ít do tính côn đồ càn quấy thì hầu hết đều có phần do lỗi của bị hại. Tuy nhiên trong giai đoạn từ 2008 đến 2012, trên địa bàn tỉnh Bình Dương hầu như chưa có vụ án nào khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 95, BLHS. Qua nghiên cứu về mặt khách quan của tội này xét thấy cần phải sửa đổi cho cụ thể hơn tránh sự áp đặt chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng. Vì thực tế để xác định khi nào thì trạng thái tinh thần của người thực hiện hành vi phạm tội được coi là kích động mạnh là vấn đề phức tạp và hiện chưa có qui định, hướng dẫn nào cụ thể mà việc đánh giá phải dựa vào từng vụ việc hoàn cảnh cụ thể.

Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh về mặt tâm lý là dễ thông cảm cần áp dụng hình phạt nhẹ để tạo cơ hội cho người phạm tội chuộc lại lỗi lầm. Tuy nhiên trước tình tội phạm hiện nay đồng thời không để

bị lạm dụng tội này để giết người thì cần qui định hình phạt nghiêm khắc hơn. + Đối với tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 102: Khoản 1 Điều này cần phải qui định lại. Nếu qui định như hiện nay thì khó áp dụng vào thực tiễn được triệt để. Vì thực tế, trong xã hội hiện nay người quan tâm đến cộng đồng là không ít nhưng người sợ phiền lụy, thờ ơ với hoạn nạn của người khác cũng không phải ít. Chúng ta thấy rõ điều này qua các vụ tai nạn giao thông - những sự kiện phổ biến hiện nay. Khi một người bị tai nạn giao thông, nhiều người chứng kiến và biết rõ người bị tai nạn đang nguy kịch đến tính mạng nhưng sẽ có mấy người cứu giúp trong khi rất nhiều người có điều kiện cứu giúp.

Theo Bình luận khoa học BLHS năm 2012 của Phó giáo sư Trần Minh Hưởng – Học viện cảnh sát nhân dân làm chủ biên, để truy cứu TNHS một người từ phạm tội này thì người đó phải có nghĩa vụ và điều kiện cứu giúp nhưng đã không cứu giúp. Như vậy đối với trường hợp nhiều người chứng kiến vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng như đề cập ở trên có phạm tội này hay không? và nếu có thì truy cứu thế nào?

+ Kiến nghị hoàn thiện PLHS cần bổ sung vào chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người các tội về an toàn vệ sinh thực phẩm vì thực tế đây là vấn đề bức xúc hiện nay và cả thời gian tới.

+ Cần hoàn thiện các quy định của các bộ luật nhất là BLHS, Bộ luật dân sự và ban hành kịp thời các văn bản hướng thi hành để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan tư pháp.

+ Hiện nay, còn nhiều điều luật trong BLHS có quy định tình tiết định khung như: “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn” hoặc “đặc biệt lớn” và tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”… nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành hoặc việc hướng dẫn còn chung chung nên gây khó khăn cho việc áp dụng xử lý, trong khi thực tiễn một số hành vi vi phạm xảy ra khá phổ biến vì

vậy cần có qui định cụ thể hơn

+ Cần quan tâm, tổ chức tốt việc giải quyết tranh chấp dân sự trong nội bộ nhân dân, tránh hiện tượng đùn đẩy giữa dân sự và hình sự dẫn đến người dân thiếu tin tưởng vào pháp luật, từ đó xảy ra tình trạng đòi nợ thuê, băng nhóm bảo kê, hoạt động phạm tội xâm phạm tính mạng con người, làm mất an ninh trật tự...

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu xét xử của tòa án tỉnh bình dương ) (Trang 93 - 98)