Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm tính mạng của con ngườ

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu xét xử của tòa án tỉnh bình dương ) (Trang 87 - 91)

- Tồn tại: Tính trong 5 năm, toàn ngành TAND tỉnh Bình Dương đã xử

2.3.3Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm tính mạng của con ngườ

xét xử các tội xâm phạm tính mạng của con người

a) Về nguyên nhân khách quan:

Việc tồn tại những vướng mắc, hạn chế trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các loại án nói chung và án xâm phạm tính mạng con người trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng là do:

+ Hệ thống pháp luật nước ta chưa thật sự đồng bộ, chưa hoàn thiện và thiếu thống nhất nên dẫn tới việc có nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh một vấn đề, đó cũng là nguyên nhân của việc xung đột quan điểm trong định tội danh. Nhiều qui định, một số tội có một số đặc điểm giống nhau hoặc tương tự nhau dễ gây nhằm lẫn dẫn đến cách hiểu khách nhau khi áp dụng pháp luật như qui định về tội giết người và cố ý gây thương tích dẫn đến chết người; tội vô ý làm chết người và vi phạm điều khiển phương tiện giao thông đường bộ…

+ Nhiều qui định như: “hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “thấy”, “có điều kiện” (Điều 102), “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”, “thành khẩn khai báo”, “ăn năn hối cải”… sự giải thích của văn bản dưới luật không phải lúc nào cũng rõ ràng, chính xác, trong khi hành vi của bị can, bị cáo không thể hiện yếu tố cấu thành tội phạm một cách đặc trưng, rõ ràng; có khá nhiều trường hợp khi tập hợp các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm có những dấu hiệu giống nhau nên thường dễ bị lúng túng gây nhiều tranh cãi trong quá trình định tội danh.

+ Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, đối tượng phạm tội là người ngoài tỉnh chiếm tỷ lệ cao (trên 60%) nên công tác điều tra, khám phá, xử lý tội phạm gặp nhiều khó khăn. Việc thực hiện mô hình tổ chức của Cơ quan điều tra theo Pháp lệnh tổ chức điều hình sự năm 2004 lực lượng điều tra viên có sự biến động lớn, phân tán ở nhiều lực lượng khác nhau, trong đó có một bộ phận điều tra viên được bố trí ở hệ Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra và hệ Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ nhưng thụ lý án rất ít, dẫn đến thiếu hụt lực lượng điều tra viên, nhất là ở hệ lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, chưa được xử lý hợp lý.

+ Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được lãnh đạo tỉnh và

Trung ương quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Điều kiện phương tiện, kinh phí phục vụ công tác điều tra còn hạn chế, quy mô giam giữ tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam chậm được đầu tư xây dựng và mở rộng nên tình trạng giam giữ quá tải thường xuyên xảy ra.

+ Đối với ngành Tòa án tỉnh, theo báo cáo của Tòa hình sự, TAND Bình Dương, thẩm phán toàn ngành phải giải quyết bình quân 13 vụ /tháng, cao gấp 2 đến 3 lần chỉ tiêu của ngành. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong xét xử - án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan…

b) Về nguyên nhân chủ quan:

+ Do năng lực chuyên môn của người tiến hành tố tụng còn hạn chế, đánh giá thiếu chính xác các tình tiết của vụ án như nguyên nhân xảy ra tội phạm; động cơ mục đích, trạng thái tâm lý của bị can, bị cáo khi thực hiện tội phạm; lỗi của người bị hại… từ đó dẫn đến những yếu kém trong quá trình tố tụng nhất là định tội danh và quyết định hình phạt

+ Còn có điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán chưa vững vàng về bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp, thiếu kiên quyết trong công việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, chưa thực hiện nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử nên dẫn đến việc giải quyết vụ án không đúng pháp luật.

+ Thành phần hội thẩm nhân dân tuy đã có nhiều cố gắng trong việc chủ động cùng với thẩm phán chủ tọa phiên tòa đề ra các biện pháp nghiên cứu, thẩm vấn tại phiên tòa cho phù hợp với từng vụ án cụ thể, tham gia tập huấn nghiệp vụ những văn bản pháp luật mới liên quan đến nhiệm vụ xét xử, những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND, luôn đảm bảo nguyên tắc dân chủ, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, trình độ năng lực của một bộ phận Hội thẩm Tòa án chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao của công tác xét

xử trong tình hình hiện nay, bản án xét xử bị hủy do lỗi chủ quan của Hội đồng xét xử vẫn còn, một số ít Hội thẩm đánh giá chứng cứ chưa toàn diện. TAND các cấp chưa chú trọng đầy đủ đến việc tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác xét xử.

Kết luận chương 2

Cùng với tiến trình đổi mới và phát triển đi lên, tình hình phạm pháp hình sự nói chung và tội xâm phạm tính mạng con người trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng diễn ra phức tạp.

Các tội xâm phạm tính mạng con người chủ yếu ở các hành vi giết người cướp tài sản, giết người hiếp dâm, giết người do mâu thuẫn. Các tội như giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vô ý làm chết người, giết người trong thi hành công vụ… không xảy ra.

Trên tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm, đảm bảo tình hình an ninh trật tự để phát triển bền vững, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp thuộc tỉnh Bình Dương đã cơ bản thực hiện tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử, chưa để xảy ra các trường hợp oan sai nghiêm trọng, đáp ứng yêu cầu chính trị đặt ra.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng còn những tồn tại yếu kém do qui định của pháp luật nhưng chủ yếu vẫn là do yếu tố chủ quan thuộc về những người làm công tác tố tụng, người tham gia tố tụng. Đó là những vấn đề cần tiếp tục chấn chỉnh, khắc phục trong thời gian tới nhằm bảo vệ con người, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Chương 3

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu xét xử của tòa án tỉnh bình dương ) (Trang 87 - 91)