xâm phạm tính mạng con người được thể hiện ở hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tính mạng con người. Phần lớn hành vi phạm tội được thực hiện bằng phương pháp hành động hoặc không có sự hỗ trợ của các loại phương tiện, công cụ khác nhau tạo nên sự tác động vật chất vào thân thể của con người, gây ra những thiệt hại trong một chừng mực nhất định. Hành vi nguy hiểm của các tội xâm phạm tính mạng con người là hành vi tích cực của chủ thể phạm tội thông qua đối tượng tác động là con người cụ thể được biểu hiện ở những dạng khác nhau như đánh, đấm, bắn, chém…là những tác động của vật lý học, hóa học, sinh học, vi sinh học.
thể hiện dưới dạng không hành động. Hành vi không hành động của chủ thể phạm tội đã đi ngược hoặc không đáp ứng yêu cầu của phần quy định trong quy phạm pháp luật buộc mọi người phải thực hiện trong những điều kiện nhất định. Tính trái pháp luật được biểu hiện bằng việc không làm điều pháp luật bắt buộc phải làm, từ đó gây nên những thiệt hại nhất định cho những quan hệ xã hội và bị coi là tội phạm.
Đa số cấu thành tội phạm trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng con người là cấu thành vật chất tức là hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra, có mối quan hệ nhân quả với hành vi nguy hiểm thì tội phạm được coi là hoàn thành.
Như vậy, mặt khách quan của tội phạm xâm phạm tính mạng con người được thể hiện là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái PLHS, được biểu hiện ra ngoài dưới dạng hành động hoặc không hành động, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng con người. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là dấu hiệu bắt buộc.
Hình thức hành động và không hành động rơi vào các tội Điều 93 - Tội giết người: Người phạm tội dùng vũ lực, sức mạnh, thủ đoạn khác để tước đoạt người khác hoặc có thể không hành động nhằm tước đoạt sinh mạng của bị hại như bỏ đói, không cho uống thuốc điều trị bệnh…; Điều 98 - Tội vô ý làm chết người: Người phạm tội này vô ý thực hiện hành vi dẫn đến chết người hoặc vô ý không thực hiện hành vi nên gây ra cái chết của nạn nhân. Có những hành vi chỉ thực hiện bằng hình thức hành động, đó là tội qui định tại các điều 96, 97, 100, 101, 103 BLHS và có hành vi chỉ có thể được thực hiện bằng hình thức không hành động - Điều 102: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Phân tích mặt khách quan của một số tội phạm cụ thể thấy rằng có nhiều điểm cần lưu ý:
- Mặt khách quan của tội giết người (Đ. 93 BLHS): Hành vi thể hiện bằng hình thức hành động hoặc bằng hình thức không hành động với nhiều thủ đoạn khác nhau. Hành vi tước đoạt tính mạng nêu trên phải trái pháp luật hình sự, còn nếu việc tước đoạt tính mạng của người khác không trái pháp luật thì không phạm tội này. Đó là trường hợp thi hành án tử hình và trường hợp loại trừ tính chất tội phạm. Về hậu quả, có thể chết người hoặc không chết người: Nếu hậu quả chết người là dấu hiệu để xác định tội phạm đã hoàn thành. Còn nếu hậu quả chết người chưa xảy ra, thì tùy theo trường hợp có thể xử lý tội giết người ở các giai đoạn:
+ Chuẩn bị phạm tội: Đối tượng đã chuẩn bị công cụ, phương tiện để giết người nhưng không thực hiện được hành vi do yếu tố khách quan, ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội.
+ Phạm tội giết người chưa đạt hoàn thành: Người phạm tội đã thực hiện đầy đủ hành vi nhằm mục đích tước đoạt sinh mạng của người khác nhưng bị hại không chết vì một nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Ví dụ như sau khi đâm nạn nhân nhiều nhát nghĩ là nạn nhân chết, đối tượng bỏ đi nhưng sau đó nạn nhân được người khác phát hiện đưa đi cấp cứu nên giữ được tính mạng.
+ Phạm tội giết người chưa đạt chưa hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội đang thực hiện hành vi giết người thì nạn nhân được giải cứu nên hậu quả chết người chưa xảy ra. Lưu ý trong ba trường hợp trên đều phải rơi vào trường hợp lỗi cố ý trực tiếp.
- Mặt khách quan tội giết con mới đẻ (Đ.94 BLHS): Đứa trẻ chết là dấu hiệu bắt buộc và đứa trẻ phải dưới 7 ngày tuổi. Người thực hiện hành vi là người mẹ, bị ảnh hưởng nặng nề tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh đặc biệt. Nếu không đảm bảo các điều kiện này người thực hiện hành vi có thể bị xử lý về tội giết người theo Điều 93 BLHS. Hành vi thể hiện dưới dạng hành động
- Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
(Đ.95 BLHS): Về khách quan, chủ thể phải ở trong tình trạng tinh thần bị
kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của nạn nhân. Hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải có mối quan hệ nhân quả với trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ở người phạm tội. Nhưng nếu nạn nhân là người tâm thần, trẻ em dưới 14 tuổi có hành vi làm cho người phạm tội rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà thực hiện hành vi giết người thì người phạm tội bị xử lý về tội giết người.
- Mặt khách quan của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng (Đ.96 BLHS): Là hành vi tước đoạt tính mạng của người đang có
hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc của công dân khác rõ ràng là quá mức cần thiết. Thực chất đây là trường hợp giết người có nhiều tình tiết giảm nhẹ đặc biệt do phòng vệ chính đáng. Do vậy, ngoài những dấu hiệu giống tội giết người thì phải dựa trên cơ sở chế định phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng để xác định. Tội phạm này đòi hỏi phải hội tụ đủ các điều kiện: Người bị tước đoạt tính mạng phải là người đang có hành vi xâm hại đến các lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân có tính chất mức độ nguy hiểm đáng kể. Hành vi xâm hại đến các lợi ích hợp pháp nói trên của người bị tước đoạt tính mạng phải đang xảy ra, tức đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc; thiệt hại do hành vi phòng vệ vượt quá gây ra là gây nên hậu quả chết người cho người có hành vi xâm hại gây ra. Hành vi tước bỏ tính mạng của người đang có hành vi xâm hại rõ ràng là vượt quá mức cần thiết; phải xem xét đến các tình tiết để đánh giá như: Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, tính chất nguy hiểm của hành vi tấn công, cường độ của sự tấn công và các điều kiện khác… Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc để định tội, không có hậu quả chết người thì không phạm tội
này. Nếu hậu quả gây thương tích từ 31% trở lên thì phạm tội quy định tại Điều 106 BLHS là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ. Giữa hành vi tước đoạt tính mạng của người đang có hành vi xâm phạm đến lợi ích hợp pháp với hậu quả chết người xảy ra có mối quan hệ nhân quả với nhau.
- Mặt khách quan tội phạm giết người trong khi thi hành công vụ
(Đ. 97 BLHS): Là hành vi dùng vũ lực để thực hiện công vụ nhưng vượt
ngoài khuôn khổ pháp luật cho phép dẫn đến làm chết người. Người thi hành công vụ đang thực thi nhiệm vụ công đã dùng vũ lực ngoài trường hợp pháp luật cho phép, tức là dùng vũ lực trái với các quy định của pháp luật, như: Trái với Nghị định 94/HĐBT ngày 2/7/1984, với quy định của Điều 20 Pháp lệnh Cảnh sát nhân dân ngày 21/1/1989; quy định về dùng vũ khí khác như: Quy định của Pháp lệnh An ninh nhân dân, Chỉ thị số 07 ngày 22/12/1983 của Tòa án nhân dân tối cao, Nghị quyết số 02 ngày 5/1/1986 và Nghị quyết số 04 ngày 29/11/ 1986 của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao…Dùng vũ lực nói trong điều luật được hiểu là dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể nạn nhân, gây nên cái chết cho họ. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này vì nếu chỉ gây thương tích từ 31% trở lên thì xử lý theo Điều 107 BLHS – tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ. Hậu quả chết người ở đây có thể là cái chết của người có hành vi trái pháp luật hoặc là những người khác.
Phải xác định về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi dùng vũ lực ngoài trường hợp cho phép của người đang thi hành công vụ và hậu quả chết người đã xảy ra. Khi phân tích mặt khách quan tội phạm này, có mấy điểm cần lưu ý: Trường hợp sử dụng vũ khí nhưng không trái pháp luật thì không phạm tội. Không phải mọi trường hợp có chức vụ, quyền hạn thì vào thời
gian nào cũng coi là thi hành công vụ mà trường hợp một người đang thi hành công vụ, cậy mình có vũ khí, hống hách coi thường tính mạng của người khác, coi thường pháp luật dùng súng bắn chết người thì phạm vào tội giết người – Điều 93 Bộ luật hình sự.