Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người và nâng cao hiệu quả áp dụng

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu xét xử của tòa án tỉnh bình dương ) (Trang 91 - 93)

- Tồn tại: Tính trong 5 năm, toàn ngành TAND tỉnh Bình Dương đã xử

3.1.Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người và nâng cao hiệu quả áp dụng

xâm phạm tính mạng con người và nâng cao hiệu quả áp dụng

Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020 nhân định: Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, công cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp ủy, tổ chức Đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, đạt được nhiều kết quả. Nhận thức và sự quan tâm đối với công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu và mới tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu.

Cùng với những mặt hạn chế nêu trên, nhiệm vụ cải cách tư pháp đang đứng trước nhiều thách thức. Tình hình phạm tội diễn biến phức tạp, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Các khiếu kiện hành chính, các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, các loại khiếu kiện và tranh chấp có yếu tố nước ngoài có chiều hướng tăng về số lượng và phức tạp, đa dạng hơn. Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm.

Nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải ban hành và thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 phù hợp với quá trình đổi mới công tác lập pháp và chương trình cải cách hành chính.

Từ nhân định trên, Nghị quyết đề ra mục tiêu: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước 2011-2020 tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hoàn thiện chính sách pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan và chức danh tư pháp…”.

Thực tế thời gian qua, Nghị quyết 49-NQ/TW ra đời và đi vào thực tiễn đến nay đã được một nữa thời gian (2005 - 2012) nhưng so với mục tiêu,

nhiệm vụ và phương hướng đến năm 2020, mà trước mắt đến năm 2010 mà Nghị quyết đã đặt ra thì kết quả mang lại còn ở mức khiêm tốn, chưa mang tính chất nền tản, tạo đà cho thời gian còn lại.

Chính sách pháp luật pháp luật nói chúng và các qui định của LHS liên quan đến các tội xâm phạm tính mạng con người nói riêng chưa được điều chỉnh kịp thời với yêu cầu của tình hình mới nên dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa đúng từ đó không chỉ xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của con người, bỏ lọt tội phạm, ảnh hưởng xấu đến sự nghiêm minh của pháp luật mà còn tạo ra nhiều hệ lụy khác cho đời sống xã hội. Ví dụ như tình trạng tín dụng đen, vay vốn, chiếm dụng vốn lẫn nhau, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân diễn ra phức tạp trong khi qui định của PLHS hiện nay khó điều chỉnh được vì sợ rơi vào hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự; còn theo pháp luật dân sự thì chậm giải quyết, các bản án dân sự hiệu lực thi hành kém... đã làm cho niềm tin công lý của nhân dân giảm, nên họ tự giải quyết bằng con đường bạo lực, giết hại, gây tổn hại sức khỏe cho nhau, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.

Chưa có sự cải cách mạnh về thủ tục, trình tự tố tụng và mối quan hệ phối hợp giữa các ngành tư pháp trong phòng, chống tội phạm dẫn đến tiến độ điều tra, xử lý án kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Do qui định của luật nên nhiều tình tiết trong các vụ án quan điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng rất khác nhau trong khi qui định của pháp luật còn chưa rõ ràng từ đó dẫn đến những tồn tại yếu kém, thậm chí vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Thực tế trên đặt ra nhiệm vụ cho các nhà khoa học pháp lý, cơ quan lập pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người và nâng cao hiệu quả áp dụng.

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu xét xử của tòa án tỉnh bình dương ) (Trang 91 - 93)