- So sánh tội bức tử với tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Đ.101 BLHS):
2.2.1. Khái quát chung về tình hình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng ở tỉnh Bình Dương giai đoạn
hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008- 2012
a) Về công tác điều tra
Theo báo cáo tổng hợp của Công an tỉnh giai đoạn 2005- 2012 về thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Cơ quan điều tra các cấp thuộc Công an tỉnh đã thụ lý điều tra 9.067 vụ - 16.905 bị can, trong đó Cơ quan An ninh điều tra thụ lý 73 vụ án - 215 bị can, Cơ quan Cảnh sát điều tra thụ lý 8.994 vụ án – 16.690 bị can. Số vụ án khởi tố mới là 8.855 vụ - 16.458 bị can. Đã xử lý 8.699 vụ án – 15.971 bị can, đạt tỷ lệ 95,9%, gồm: Chuyển Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) đề nghị truy tố 8.079 vụ án – 15.012 bị can (tỷ lệ 93%), đình chỉ điều tra 183 vụ - 320 bị can (tỷ lệ 2,1%), tạm đình chỉ điều tra 400 vụ - 544 bị can (tỷ lệ 4,6%), chuyển tỉnh khác 34 vụ - 86 bị can, VKSND không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can 03 vụ - 09 bị can. Số vụ án hiện còn tiếp tục thụ lý điều tra là 368 vụ - 934 bị can, riêng Cơ quan An ninh điều tra thụ lý 01 vụ - 01 bị can, cơ quan Cảnh sát điều tra thụ lý 367 vụ - 933 bị can.
Phần lớn các vụ án đình chỉ điều tra do bị hại rút yêu cầu khởi tố, bị can chết, đình chỉ điều tra do hành vi của bị can không còn nguy hiểm cho xã hội (theo Nghị quyết số 33/2009/QH12, ngày 19/6/2009 của Quốc hội về thi hành luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS). Các vụ án tạm đình chỉ điều tra đảm bảo có căn cứ, đúng quy định pháp luật và thuộc các trường hợp hết thời hạn điều tra nhưng chưa xác định được bị can hoặc chưa biết bị can hiện đang ở đâu.
Số vụ án do VKSND hai cấp trả hồ vụ án cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung là 822 vụ, chiếm tỷ lệ 10,2% trong tổng số vụ án đã chuyển VKSND đề nghị truy tố. Các trường hợp trả điều tra bổ sung chủ yếu bổ sung chứng cứ do lỗi chủ quan của điều tra viên trong quá trình thu thập chứng, đã thõa mãn với lời khai nhận tội của bị can, chưa chú trọng đến việc thu thập các chứng cứ bổ trợ khác. Số vụ án phải trả điều tra bổ sung qua các năm đều giảm so với cùng kỳ, đến nay tỷ lệ án trả điều trả bổ sung còn dưới 10%. Nhìn chung tỷ lệ án do VKSND trả điều tra bổ sung trong thời gian qua là không cao.
Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Bình Dương, từ năm 2008 đến năm 2012, Công an tỉnh đã thụ lý điều tra 4.685 vụ xâm phạm về trật tự xã hội, với 7.574 bị can, trong đó phổ biến ở các hành vi: Giết người, cướp tài sản; giết người; cố ý gây thương tích dẫn đến chết người; hiếp dâm-cướp tài sản; cướp tài sản; hiếp dâm trẻ em; vô ý làm chết người; hiếp dâm; giao cấu trẻ em; dâm ô trẻ em; cố ý gây thương tích; hành hạ người khác; cướp giật tài sản; gây rối trật tự công cộng; chống người thi hành công vụ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; hủy hoại tài sản; cố ý làm hư hỏng tài sản; gây tổn hại sức khỏe cho người khác trong khi thi hành công vụ; bắt người trái pháp luật; tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; trốn khỏi nơi giam giữ; sử dụng vũ khí quân dụng trái phép; trộm tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản,…
Nhìn chung, công tác bắt giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm của cơ quan Điều tra công an các cấp thuộc công an tỉnh luôn được củng cố và nâng cao về chất lượng. Kết quả xử lý các trường hợp tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự chuyển khởi tố điều tra chiếm tỷ lệ cao – 90%, các trường hợp chuyển xử lý hành chính có tỷ lệ thập. Việc khởi tố điều tra có sự cân nhắc, chặt chẽ về mặt chứng cứ nên kết quả xử lý chuyển VKSND đề nghị truy tố chiếm tỷ lệ
92 %. Trường hợp VKSND hủy quyết định khởi tố bị can chiếm tỷ lệ rất thấp trung bình hàng năm 0.04%. Việc xử lý đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra đảm bảo có căn cứ đúng qui định của pháp luật chiếm tỷ lệ 1,9% và 5,4 %. Tỷ lệ các vụ phải trả hồ sơ bổ sung tiếp tục được cải thiện và được kéo giảm từ 11% năm 2008 xuống còn 5,5 % năm 2012.
b) Về công tác truy tố, xét xử:
Giai đoạn 2008 - 2012, VKSND và Tòa án nhân dân (TAND) các cấp trong tỉnh Bình Dương đã truy tố, xét xử 9.628 vụ về hình sự với 16.587 bị cáo, trong đó cấp tỉnh xử lý 1.764 vụ với 2.722 bị cáo, cấp huyện giải quyết 7.864 vụ với 14.865 bị cáo (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Thống kê về án hình sự giải quyết của toàn ngành Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương từ 2008 – 2012. Năm Tổng số vụ xử lý/ bị cáo Cấp tỉnh giải quyết Cấp huyện Giải quyết 2008 1.786/1.868 307/324 1.479/1.544 2009 2.018/3.761 354/543 1.664/3.218 2010 1.696/3.087 334/544 1.362/3.543 2011 2.027/3.773 373/608 1.654/3.165 2012 2.101/4.098 396/703 1.705/3.395 Tổng cộng 9628/16587 1.764/2.722 7864/14.865
Qua số liệu thống kê cho thấy, tình hình phạm pháp hình sự, số vụ án và số bị cáo trên địa bàn tỉnh Bình Dương liên tục gia tăng. Năm 2012 tăng 20% số vụ, tăng 119 % số bị cáo so với năm 2008. Bình quân số bị cáo trong mỗi vụ án gia tăng, phản ánh tình hình hoạt động của tội phạm có chiều hướng hoạt động phức tạp, tăng dần tính chất băng nhóm - có nhiều đồng phạm.
Các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện cao gấp 5 lần so với án thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. Đây là con số không chỉ biểu thị tính chất
của tội phạm mà còn đặt ra vấn đề về xây dựng hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn hiện nay. Đó là hướng tăng cường lực lượng cho cơ sở.
Bảng 2.2: Thống kê, phân tích số vụ án hình sự sơ thẩm toàn ngành TAND tỉnh Bình Dương đã thụ lý giải quyết từ năm 2008-2012
Năm Tổng số vụ án hình sự sơ thẩm phải giải quyết Số vụ chuyển hồ sơ ~ tỷ lệ % Số vụ đình chỉ ~ tỷ lệ % Số vụ trả hồ sơ cho VKS ~ tỷ lệ % Số vụ đưa ra xét xử Số vụ tồn đọng 2008 1.668 0 6~0.35% 112~6.71% 1.447~86.7 % 103~6.17% 2009 1.811 0 26~1.43% 108~5.96% 1.605~88.6 % 72~3.97% 2010 1.448 0 8~0.55% 72~4.97% 1.302~89.9% 66~4.55% 2011 1.744 1~0.05% 33~1.89% 71~4.07% 1.302~74.6 % 337~19.32% 2012 2.091 0 7~0.33% 78~3.73% 1.826~87.3 % 180~ 8.6%
Qua thống kê, phân tích số liệu xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Bảng 2.2) cho thấy, công tác điều tra, truy tố, xét xử ngày càng chất lượng hơn. Tuy lượng án có chiều hướng tăng vọt trong năm 2012 so với năm 2008, song tỷ lệ vụ án bị đình chỉ, số vụ trả hồ sơ cho viện kiểm sát giảm đáng kể. Trong khi đó, số vụ hoàn tất hồ sơ đưa ra xét xử tăng về số lượng, kéo giảm số án tồn đọng hàng năm.
Những biểu hiện trên cho thấy hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng ở tỉnh Bình Dương cơ bản triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chủ trương cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.