Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các giống lúa nhưđộ thuần đồng ruộng, sức sống của mạ, độ thoát cổ bông, độ dài giai đoạn trỗ, độ tàn lá, độ cứng cây có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các biện pháp kĩ thuật canh tác, đồng thời còn là căn cứđểđánh giá giống.
Bảng 3.3. Đặc điểm sinh trưởng các giống khảo nghiệm ở 2 mùa vụ khảo nghiệm
Tên giống Độ thuần đồng ruộng (điểm) Sức sống của mạ (điểm) Độ dài giai đoạn trỗ (điểm) Độ thoát cổ bông (điểm) M2014 ĐX2015 M2014 ĐX 2015 M2014 ĐX 2015 M2014 ĐX 2015 PC6 1-3 1 1 1 5 5 1 1 Thơm RVT 1 1 1 5 5 5 1 1 Hoa khôi 4 1 1-3 1 1 5 5 1 1 HT6 1-3 1 1 1 5 5 1 1 GL105 1 1 1 1 5 5 1 1 HT9 1 1 1 1 5 5 1 1 HT 1 (Đ/C) 1-3 3-5 1 1 5 5 1 1
- Độ thuần đồng ruộng: Đây là chỉ tiêu đểđánh giá mức độ thuần chủng của mỗi giống lúa. Mỗi cấp giống có yêu cầu độ thuần đồng ruộng khác nhaumột giống lúa đều yêu cầu nghiêm ngặt về độ thuần đồng ruộng để đảm bảo đúng giống, không bị lẫn. Nhìn vào bảng 3.3 trên ta thấy, cùng một mật độ cấy và chếđộ chăm sóc trên cùng một diện tích, các giống khác nhau có độ đồng đều (độ thuần đồng ruộng) là khác nhau. VTại vụ Mmùa 2014, các giống thơm RVT, Hoa Khôi 4, GL105, HT9 đều cao hơn so với đối chứng HT1 (điểm 1); các giống PC6, HT6 có
độ thuần tương tự nhưđối chứng HT1 (điểm từ 1 - 3). VụĐông xuân 2015, tất cả
các giống tham gia khảo nghiệm đều có độ thuần cao hơn so với đối chứng HT1 (hầu hết điểm 1, riêng Hoa Khôi 4 điểm từ 1 -3) trong khi giống đối chứng điểm từ
3 -5. Điều này chứng tỏ các giống lúa mới tham gia khảo nghiệm nhìn chung đều có
độ thuần cao hơn so với đối chứng. Các giống PC6, Hoa khôi 4 và HT6 có độ thuần khác nhau ở hai mùa vụ khảo nghiệm có thể là do quá trình khử tạp trong các khâu sản xuất và đóng gói sản phẩm hạt giống. Do độ thuần một số giống thí nghiệm chưa cao nên trong quá trình theo dõi và đánh giá phải tiến hành trên các cá thể đúng giống.
Formatted: Indent: First line: 1.27 cm, Space Before: 12 pt, No widow/orphan control
- Sức sống của mạ: Sức sống của mạ có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, nó quyết định đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất sau này của mỗi giống lúa. Mạ của giống nào khỏe, sinh trưởng tốt,
đanh dảnh sẽ nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh tập trung, sinh trưởng phát triển tốt và sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Mạ khỏe cũng là một trong các yếu tố quan trọng trong quy trình thâm canh lúa tổng hợp SRI. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các giống tham gia khảo nghiệm (trừ thơm RVT) ở cả 02 vụ là vụ Mùa 2014 và vụ Đông xuân 2015 đều có sức sống tương đương với đối chứng. Cây mạ sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn 1 dảnh. Riêng giống thơm RVT, vụ Mùa mạ sinh trưởng tốt, tương đương đối chứng nhưng ở vụĐông xuân 2015 khi thời tiết rét (trong khoảng từ ngày mùng 09 đến 16/01 nhiệt độ <khí không vượt quá 11,50C) cây mạ sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 dảnh, lá màu xanh nhạt.
- Độ dài giai đoạn trỗ: Đòng lúa sau khi phân hóa hình thành xong thì trỗ ra ngoài do sự phát triển nhanh của lóng trên cùng. Khi toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi lá đòng là quá trình trỗ xong. GCác giống lúa có thời gian trỗ càng ngắn, càng tập trung càng có khả năng tránh được các điều kiện bất thuận, là tiền đề cho năng suất cao. Điều đó có nghĩa là, độ dài giai đoạn trỗ của giống càng ngắn thì giống đó càng tốt. Kết quả khảo nghiệm các giống lúa ở 02 thời vụ cho thấy: Các giống tham gia khảo nghiệm đều có thời gian trỗ từ 4-7 ngày (điểm 5) tương đương với giống đối chứng ở cả 02 vụ Mùa 2014 và Đông xuân 2015.
- Độ thoát cổ bông: Độ thoát cổ bông cũng có ảnh hưởng đến năng suất lúa. Nếu bông lúa bị nghẹn, không trỗ thoát sẽ làm tăng tỷ lệ hạt lép trên bông và dễ bị
nấm bệnh tấn công, còn nếu trỗ thoát quá dài sẽ dễ bị gãy bông do tác động cơ học.
Độ thoát cổ bông phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh. Nếu điều kiện ngoại cảnh thích hợp thì bông lúa thoát khỏi lá đòng, ngược lại nếu bị khô hạn hay bị sâu bệnh hại tấn công vào giai đoạn trỗ thì bông lúa sẽ bị
nghẹn ở cổ bông. Kết quả khảo nghiệm các giống ở cả hai vụ Mùa 2014 và Đông xuân 2015 cho thấy, các giống lúa tham gia khảo nghiệm đều trỗ thoát hoàn toàn ở
Nhìn chung, độ thuần đồng ruộng của các giống tham gia khảo nghiệm đều cao hơn so với đối chứng. Về sức sống của mạ trong vụĐông xuân, giống thơm RVT có sức sống kém hơn đối chứng, các giống còn lại tương đương với đối chứng. Tất cả các giống tham gia khảo nghiệm đều có độ dài giai đoạn trỗở mức trung bình và tương đương với đối chứng (từ 4 đến 7 ngày). Các giống khảo nghiệm và
đối chứng đều trỗ thoát hoàn toàn ở cả 2 thời vụ (tương ứng điểm 1).
Bảng 3.4. Đặc điểm nông học các giống lúa khảo nghiệm ở 2 mùa vụ khảo nghiệm
ĐVT: điểm
Tên giống Độ cứng cây Độ tàn lá Độ rụng hạt
M2014 ĐX2015 M2014 ĐX2015 M2014 ĐX2015 PC6 1 1 9 9 5 5 Thơm RVT 1 1 9 9 5 5 Hoa khôi 4 1 1 9 9 5 5 HT6 1 1 5 5 5 5 GL105 1 1 5 9 5 5 HT9 1 1 5 5 5 5 HT 1 (đối chứng) 1 1 5 5 5 5
Ghi chú: Độ cứng cây: Điểm 1: Cây không bịđổ. Độ tàn lá: Điểm 5: Các lá trên biến vàng; Điểm 9: Tất cả lá biến vàng hoặc chết. Độ rụng hạt: Điểm 5: 10- 50% số hạt rụng.
Độ cứng cây: Từ giai đoạn chín sáp đến chín hoàn toàn, nếu cây lúa bị đổ
ngã sẽảnh hưởng rất lớn đến năng suất vì làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất khô vào hạt, làm tăng tỷ lệ lép, lửng. Lúa đổ ngã dẫn đến bông lúa ngập trong nước làm cho hạt lúa bị nảy mầm hoặc thối, gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt gạo. Vì vậy, một giống lúa tốt phải là giống cứng cây, có khả năng chống
đổ tốt. Do vị trí địa lý nằm ở phía tây dãy núi Hoàng Liên Sơn nên tỉnh Lai Châu không bịảnh hưởng của các đợt bão trong năm, song tại địa bàn tỉnh vẫn xảy ra các
đợt tố lốc, gió giật mạnh và hay xuất hiện mưa lũ. Tuy nhiên các giống tham gia khảo nghiệm đều có khả năng chống đổ tốt (độ cứng cây đều đạt điểm 1) cây lúa không bịđổ ngã khi gặp mưa gió, tố lốc.
Độ tàn lá: Các giống có độ tàn lá muộn bao giờ cũng có khả năng tăng năng suất vì bộ lá còn xanh, khả năng vận chuyển chất khô vào hạt sẽ tốt hơn các giống có độ tàn lá sớm. Trong cùng điều kiện thí nghiệm với cùng biện pháp kỹ thuật canh tác như nhau, các giống khác nhau có độ tàn lá khác nhau. Trong khi các giống HT6, HT9 và giống đối chứng có độ tàn lá trung bình (điểm 5) ở cả 02 vụ Mùa và
Đông xuân thì các giống PC6, thơm RVT và Hoa Khôi 4 lại có độ tàn lá sớm hơn
đối chứng (điểm 9), 03 lá đòng biến vàng, các lá còn lại đều chết. Riêng giống GL105 vụ Mùa có độ tàn lá trung bình, song vụĐông xuân với nền nhiệt độ trên 200C vào thời điểm chín, GL105 chín rất nhanh và độ tàn lá sớm (điểm 9).
Độ rụng hạt: Kết quả khảo nghiệm của các giống tại hai vụ Mùa 2014 và
Đông xuân 2015 cho thấy, tất cả các giống tham gia khảo nghiệm đều có độ rụng hạt ở mức trung bình (điểm 5). Khi giữ chặt cổ bông và vuốt dọc bông, tỷ lệ số hạt rụng của các giống đều trên 10% đến dưới 50% tổng số hạt trên bông.
Nhận xét: các giống lúa tham gia khảo nghiệm đều có độ cứng tương đương với đối chứng. Độ tàn lá các giống PC6, thơm RVT và Hoa khôi 4 tàn sớm hơn còn giống HT6 và HT9 tàn lá trung bình tương đương đối chứng. Giống GL105 vụ Mùa tàn lá trung bình tương đương đối chứng, nhưng vụĐông xuân lại tàn sớm hơn. Tất cả các giống tham gia khảo nghiệm đều có độ rụng hạt ở mức trung bình (điểm 5) tương đương với đối chứng.
Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng tới năng suất. Những giống có chiều cao cây thấp, thân rạ cứng, góc lá đứng thường là những giống chịu thâm canh cao, khả năng tích luỹ vật chất khô lớn, có tiềm năng cho năng suất cao. Chiều cao cây là đặc trưng của từng giống. Chiều cao cây phụ thuộc vào điều kiện canh tác, chăm sóc, thời vụ gieo trồng... ngoài ra chiều cao cây còn phụ thuộc vào chiều dài lóng và số lóng trên thân. Thông thường, các giống có chiều cao cây cao thường có phẩm chất gạo tốt hơn so với những giống có chiều cao thây thấp, xong năng suất lại thấp hơn so với giống có chiều cao cây thấp. Chính vì vậy, xu thế chọn tạo giống hiện nay là tạo ra những giống vừa có chiều cao cây thấp, chịu thâm canh
chịu sâu bệnh hại. Nhìn vào kết quả bảng 3.5 cho thấy: Chiều cao cây các giống khảo nghiệm ở cả 2 mùa vụđều khác nhau ở mức độ tin cậy trên 99% (do p <0,01).
Bảng 3.5. Đặc điểm nông học các giống lúa khảo nghiệm ở 2 mùa vụ khảo nghiệm
Tên giống Cao cây (cm)
Số lá/thân chính (lá) Thời gian sinh trưởng (ngày) Nhóm giống M2014 ĐX2015 M2014 ĐX2015 M2014 ĐX2015 PC6 94,7d 89,3c 13,9 14,8 107 155 Ngắn ngày Thơm RVT 96,0cd 94,9b 13,8 14,7 112 157 Ngắn ngày Hoa khôi 4 103,4ab 100,8a 14,9 15,6 113 158 Ngắn ngày HT6 105,7a 101,7a 14,7 16,8 116 170 Trung ngày GL105 99,2bc 89,8c 14,9 15,5 118 155 Trung ngày HT9 106,5a 102,9a 15,8 16,8 123 171 Trung ngày HT1(Đ/c) 103,9a 94,7b 16,7 17,2 137 175 Dài ngày CV (%) 2,4 1,8 p <0,01 <0,01 LSD(0,05) 4,26 3,13
Ghi chú: a, b, c, d là chữ cái phân hạng giá trị trung bình theo phương pháp Duncan
Ở vụ Mùa 2014: Chiều cao cây của các giống biến động từ 94,7 cm đến 106,5 cm. Trong đó các giống HT6 và HT9 có chiều cao tương đương giống đối chứng HT1 (cùng hạng a) với độ tin cậy 95%, tiếp theo là giống Hoa Khôi 4 (tương
đương giống đối chứng), giống PC6, thơm RVT, và GL105 thấp hơn so với giống
đối chứng từ 4,7 đến 9,2 cm, trong đó giống PC6 có chiều cao thấp nhất, trung bình 94,7cm.
Tại vụĐông xuân 2015, chiều cao cây của các giống biến động từ 89,3cm
đến 102,9 cm. Các giống Hoa Khôi 4, HT6 và HT9 có chiều cao cây cao nhất, cao hơn giống đối chứng từ 6,1 đến 8,2cm. Các giống PC6 và GL105 có chiều cao cây thấp hơn đối giống chứng từ 4,9 - 5,4cm. Giống thơm RVT có chiều cao cây tương
- Số lá trên thân chính: Đây là chỉ tiêu quan trọng phân biệt giữa các giống lúa. Tổng số lá trên cây nhiều hay ít phụ thuộc vào giống và do đặc tính di truyền của giống quyết định. Ngoài ra, số lá trên cây còn phụ thuộc vào thời vụ cấy, biện pháp bón phân và quá trình chăm sóc. Tổng số lá trên cây nhiều hay ít liên quan chặt chẽđến thời gian sinh trưởng và diện tích lá của quần thể ruộng lúa. Phạm vi biến động số lá trên cây của một giống từ 1 đến 4 lá và khi số lá trên cây thay đổi, thời gian sinh trưởng của giống cũng thay đổi theo.
Theo kết quảở bảng 3.5 cho thấy, cùng điều kiện thí nghiệm, với cùng biện pháp chăm sóc, bón phân như nhau, các giống khác nhau thì có tổng số lá trên cây cũng khác nhau, và trong cùng một giống, nếu gieo cấy ở thời vụ khác nhau cũng cho tổng số lá trên cây khác nhau.
Tại vụ Mùa 2014, số lá trên cây của các giống khảo nghiệm biến động từ
13,8 lá đến 15,8 lá, và tất cả các giống khảo nghiệm đều có tổng số lá trên cây thấp hơn giống đối chứng Hương thơm số 1, với 16,7 lá. Giống PC6 có tổng số lá trên cây thấp nhất, đạt 13,8 lá, thấp hơn giống đối chứng 2,9 lá, giống HT9 có tổng số lá trên cây cao nhất, 15,8 lá, thấp hơn giống đối chứng 0,9 lá.
Tương tự, tại vụĐông xuân 2015, tổng số lá trên cây của các giống biến
động từ 14,7 lá đến 16,8 lá, và tất cả các giống khảo nghiệm đều có số lá thấp hơn so với giống đối chứng, giống đối chứng có số lá là 17,2 lá. Giống có tổng số lá trên cây thấp nhất là giống PC6, với 14,7 lá, thấp hơn giống đối chứng 2,5 lá, giống HT6 và HT9 có tổng số lá trên cây cao nhất, đạt 16,8 lá, thấp hơn giống đối chứng 0,4 lá.
- Thời gian sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng cũng là yếu tố rất quan trọng
để giúp chúng ta bố trí thời vụ gieo cấy lúa hợp lý: Cụ thể các giống dài ngày phải bố trí cấy ở vụ Mùa sớm và Đông xuân sớm, các giống ngắn ngày nên bố trí cấy ở
trà Đông xuân chính vụ và Đông xuân muộn hoặc Mùa trung và Mùa muộn. Thời gian sinh trưởng của mỗi giống do chính đặc tính di truyền của mỗi giống quyết
định. Ngoài ra, thời gian sinh trưởng của mỗi giống còn phụ thuộc vào thời vụ, biện pháp bón phân chăm sóc và khí hậu thời tiết. Thông thường, các giống lúa có chất lượng gạo tốt thường có thời gian sinh trưởng dài và ngược lại. VụĐông xuân có thời gian sinh trưởng dài hơn vụ Mùa trong cùng một giống.
Kết quả theo dõi cho thấy: Trong cùng điều kiện thí nghiệm và cùng biện pháp bón phân chăm sóc, các giống khác nhau có thời gian sinh trưởng hoàn toàn khác nhau, và trong cùng một giống thì thời gian sinh trưởng của vụ Mùa luôn ngắn hơn thời gian sinh trưởng ở vụĐông xuân, cụ thể:
Tại vụ Mùa 2014, thời gian sinh trưởng của các giống biến động từ 107 đến 137 ngày, trong đó, các giống tham gia khảo nghiệm đều có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng từ 14 đến 30 ngày. Thời gian sinh trưởng của giống đối chứng Hương thơm số 1 là 137 ngày, giống PC6 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 107 ngày.
Tại vụĐông xuân 2015, thời gian sinh trưởng của các giống biến động từ
155 đến 175 ngày và các giống khảo nghiệm đều có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với giống đối chứng Hương thơm số 1 từ 4 - 20 ngày. Giống Hương thơm số 1 có thời gian sinh trưởng 175 ngày, giống PC6 và GL 105 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 155 ngày.
So sánh kết quả trên với lý lịch của mỗi giống cho thấy, các giống tham gia khảo nghiệm đều bị kéo dài thời gian sinh trưởng khi gieo cấy trên địa bàn vùng cao xã Khun Há, đặc biệt là trong vụĐông xuân 2015. Cụ thể giống Hương thơm số 1 theo lý lịch giống, vụĐông xuân thời gian sinh trưởng là 130 - 132 ngày, thực tế là 175 ngày, tức là kéo dài 43 - 45 ngày. Hoặc giống HT9, theo lý lịch của giống, vụ Đông xuân thời gian sinh trưởng từ 130 -135 ngày, thực tế là 171 ngày, tức là thời gian sinh trưởng bị kéo dài 36 - 41 ngày. Các giống HT6, HT9 có thời gian sinh trưởng trên 170 ngày trong vụ Đông xuân sẽ rất khó khăn cho người dân địa phương bố trí thời vụ cho vụ Mùa.
Nhận xét: Về chiều cao cây, vụ Mùa giống HT6 và HT9 có chiều cao cây tương đương với giống đối chứng, các giống còn lại có chiều cao cây thấp hơn giống đối chứng; vụĐông xuân các giống Hoa khôi 4, HT6, HT9 có chiều cao cây cao hơn giống đối chứng, giống thơm RVT có chiều cao cây tương đương giống đối